Kinh Nghiệm Thành Lập Công Ty Về Giáo Dục Theo Luật Mới 2024
Ngành giáo dục đang được đánh giá là một ngành nghề kinh doanh khá HOT và có nhu cầu cao trên thị trường nên nhu cầu thành lập công ty về giáo dục đang ngày càng nhiều. Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng về việc thành lập doanh nghiệp giáo dục tại Việt Nam, Luật An Khang xin gửi tới các bạn thông tin chi tiết về các quy định pháp luật liên quan tới thành lập doanh nghiệp.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết thêm thông tin chi tiết và nắm vững các quy định pháp luật khi mở công ty mới nhé!
Cơ sở pháp lý về thành lập công ty tổ chức sự kiện
Cơ sở pháp lý là các văn bản pháp luật bao gồm luật, nghị định… bao gồm các quy định pháp luật về một lĩnh vực, hoạt động nào đó. Đối với việc thành lập công ty về giáo dục thì chủ doanh nghiệp cần chú ý tuân thủ theo các cơ sở pháp lý sau:
- Luật doanh nghiệp 2020
- Luật Giáo dục 2019;
- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
- Luật Giáo dục 2005 sửa đổi năm 2009;
- Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT;
- Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT;
- Quyết định số 1221/QĐ-BYT.
Việc tuân thủ theo các quy định pháp luật là bắt buộc và cần thiết nếu doanh nghiệp muốn thành lập công ty tại Việt Nam. Bởi vì chỉ có các doanh nghiệp thành lập đúng pháp luật mới được Nhà nước bảo hộ trong các hoạt động kinh tế, xã hội.
Xem thêm: Chi Phí Thành Lập Công Ty – Tổng 7 Loại Chi Phí Phải Đóng
Điều kiện thành lập công ty tổ chức sự kiện tại Việt Nam
Mỗi doanh nghiệp muốn thành lập tại Việt Nam đều cần tuân theo các quy định pháp luật về điều kiện thành lập. Điều kiện thành lập công ty là bộ quy định về các yếu tố cơ bản một doanh nghiệp cần phải có để có thể được cấp phép thành lập. Đối với việc thành lập công ty về giáo dục tại Việt Nam thì doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Điều kiện về chủ thể
Đối với các chủ thể muốn đứng ra thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục thì cần chú ý không thuộc trường hợp được nêu rõ trong Khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp. Trong đó đã nêu rõ những cá nhân là đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, trong đó có thành lập công ty về giáo dục.
Điều kiện về cơ sở vật chất
Ngành giáo dục là một ngành đặc thù có rất nhiều phạm vi hoạt động khác nhau. Bởi vậy khi đánh giá điều kiện thành lập công ty trong lĩnh vực giáo dục thì doanh nghiệp cần chú ý xem xét các điều kiện về cơ sở vật chất trong hoạt động của doanh nghiệp. Cụ thể:
Đối với giáo dục dạy nghề thì cần có cơ sở vật chất đáp ứng điều kiện sau:
- 20.000 m2 cho các khu đô thị và
- 40.000 m2 đối với khu vực ngoài đô thị
Còn đối với các cơ sở kinh doanh giáo dục khác sẽ cần chuẩn bị đầy đủ các yếu tố liên quan tới cơ sở vật chất như: Diện tích tối thiểu của cơ sở đào tạo, vị trí các cơ sở đào tạo, hệ thống trang thiết bị vật chất, thiết bị đào tạo phục vụ việc giảng dạy, dạy học; Có chương trình đào tạo chuẩn, giáo trình đào tạo phù hợp…
Điều kiện về chứng chỉ
Do ngành giáo dục và đào tạo là một ngành nghề có điều kiện riêng về chứng chỉ vậy nên các doanh nghiệp trước khi thành lập công ty về giáo dục cần chú ý chuẩn bị các chứng chỉ và bằng cấp chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động.
Điều kiện về nhân sự
Đội ngũ nhân sự trong công ty hoạt động giáo dục cần có bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn phù hợp. Quy định pháp luật có quy định rõ về vấn đề trên trong Điều 8 Yêu cầu đối với người dạy thêm và Điều 9 yêu cầu đối với người tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm.
Cụ thể một số quy định về nhân sự như sau:
- Giám đốc trung tâm có 3 năm trở lên kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục
- Giáo viên phụ trách hoạt động đào tạo cần có bằng cấp chuyên môn chứng minh khả năng và năng lực
Điều kiện về vốn
Tùy theo từng lĩnh vực hoạt động trong ngành giáo dục mà quy định pháp luật sẽ có quy định cụ thể về mức vốn pháp định. Đối với các ngành nghề kinh doanh giáo dục không có quy định về mức vốn tối thiểu, doanh nghiệp có thể tự lựa chọn mức vốn theo điều kiện tài chính và quy mô hoạt động cũng như năng lực của mình.
Khi thành lập công ty về giáo dục thì chủ doanh nghiệp cần chú ý lựa chọn mức vốn điều lệ phù hợp.
>> Xem thêm tại: Tư Vấn Thành Lập Công Ty Mới 2024 – Tất Cả Thông Tin Cần Biết
Mã ngành nghề đăng ký công ty về giáo dục năm 2024
Khi thành lập công ty về giáo dục, chủ doanh nghiệp có thể lựa chọn các mã ngành nghề sau:
- Mã ngành 8511: giáo dục nhà trẻ, cơ sở trông trẻ
- Mã ngành 8512: giáo dục mẫu giáo cho trẻ em từ 3 – 6 tuổi
- Mã ngành 8521: giáo dục tiểu học cho trẻ em từ 6 – 11 tuổi
- Mã ngành 8522: giáo dục trung học cơ sở cho trẻ em cấp 2
- Mã ngành 8523: giáo dục trung học phổ thông cho trẻ em cấp 3
- Mã ngành 8551: giáo dục thể thao và giải trí, đào tạo các hoạt động thể thao
- Mã ngành 8552: giáo dục văn hóa nghệ thuật, đào tạo các hoạt động văn hóa, nghệ thuật
- Mã ngành 8559: các hoạt động giáo dục khác chưa được phân vào đâu
- Mã ngành 8560: Dịch vụ hỗ trợ giáo dục, đào tạo chung
- Mã ngành 8531: đào tạo giáo dục sơ cấp
- Mã ngành 8532: đào tạo giáo dục trung cấp
- Mã ngành 8533: đào tạo giáo dục cao đẳng
- Mã ngành 8541: đào tạo giáo dục đại học
- Mã ngành 8542: đào tạo giáo dục thạc sĩ
- Mã ngành 8543: đào tạo giáo dục tiến sĩ
Bộ hồ sơ thành lập công ty về giáo dục theo quy định
Trong quá trình thành lập công ty về hoạt động giáo dục thì chủ doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cần thiết. Đối với việc thành lập công ty về giáo dục thì không chỉ yêu cầu về hồ sơ xin đăng ký cấp giấy phép thành lập mà còn cần làm hồ sơ xin cấp giấy phép con đối với một số ngành nghề riêng biệt.
Chúng ta hãy đi sâu vào tìm hiểu từng bộ hồ sơ riêng biệt nhé:
Hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty về giáo dục
Bộ hồ sơ này các doanh nghiệp cần chuẩn bị trước khi xin cấp giấy phép thành lập:
- Giấy đề nghị xin đăng ký doanh nghiệp theo mẫu (Căn cứ dựa trên loại hình doanh nghiệp mà bạn lựa chọn);
- Bộ văn bản điều lệ công ty được soạn thảo và có chữ ký của chủ doanh nghiệp (áp dụng đối với loại hình công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn từ 1 – 2 thành viên trở lên, Công ty cổ phần thương mại)
- Danh sách các thành viên góp vốn hoặc Danh sách hội đồng cổ đông công ty (nếu doanh nghiệp thành lập công ty về giáo dục là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần hoặc công ty hợp danh);
- Bản sao các giấy tờ tùy thân của thành viên công ty
- Giấy ủy quyền nộp đơn đăng ký thành lập công ty trong trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh
Xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024
Hồ sơ xin cấp giấy phép mở công ty về giáo dục đối với hoạt động đặc thù
Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập công ty về giáo dục chuyên môn bao gồm:
- Tờ trình xin thành lập trung tâm theo mẫu với chữ ký của chủ doanh nghiệp;
- Đề án thành lập trung tâm đào tạo bao gồm các nội dung chính sau: Tên, loại hình, địa điểm trung tâm đặt tại, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của trung tâm;
- Văn bản thể hiện sự cần thiết và các cơ sở pháp lý của việc thành lập trung tâm;
- Chương trình giáo dục và quy mô đào tạo của trung tâm thực hiện khi được thành lập;
- Điều kiện cơ sở vật chất của trung tâm đang hiện có đáp ứng nhu cầu đào tạo;
- Cơ cấu tổ chức của trung tâm, thông tin cá nhân về các thành viên giữ vai trò giám đốc và các phó giám đốc, thông tin các tổ (hoặc phòng chuyên môn);
- Sơ yếu lý lịch và điều kiện của thành viên được bổ nhiệm làm giám đốc trung tâm;
- Dự thảo nội quy tổ chức hoạt động của trung tâm do doanh nghiệp tự xác định và biên soạn.
Bạn có thể xem thêm: Tư Vấn Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp Chi Tiết Nhất 2024
Kết luận
Hy vọng với các thông tin trên đây, các bạn đã hiểu thêm về quy trình thành lập công ty về giáo dục tại Việt Nam. Các thông tin trên đây là các nội dung quan trọng mà bạn cần chú ý trước khi mở công ty về giáo dục. Hãy lưu ý để thực hiện nhé!