Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024
Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp luôn là vấn đề nhiều chủ doanh nghiệp quan tâm. Cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết các loại thuế và mức phí phải nộp của từng loại thuế trong bài viết này!
Top 4 các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp năm 2024
Thuế là nghĩa vụ bắt buộc của tất cả các tổ chức. Theo đó, doanh nghiệp phải nộp 04 loại thuế sau:
- Thuế môn bài
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế thu nhập cá nhân
Thuế môn bài (Lệ phí môn bài) – Top 1 các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
Thuế môn bài hay lệ phí môn bài là thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng.
Mức thu thuế môn bài đối với doanh nghiệp hiện nay được xác định dựa trên Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.
Thời hạn nộp thuế được quy định cụ thể trong khoản 9 Điều 18 Luật Doanh Nghiệp 2020. Thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm.
Mức nộp lệ phí môn bài như sau:
Bậc lệ phí môn bài | Vốn đăng ký | Mức lệ phí môn bài cả năm |
Bậc 1 | Trên 10 tỷ | 3 triệu đồng |
Bậc 2 | Từ 5 đến 10 tỷ | 2 triệu đồng |
Bậc 3 | Từ 2 đến 5 tỷ | 1 triệu 5 trăm ngàn đồng |
Bậc 4 | Dưới 2 tỷ | 1 triệu đồng |
Xem thêm: Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn lệ phí môn bài không?
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế TNDN là loại thuế tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm, cụ thể như sau:
- Quý: Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN hàng quý, thời hạn nộp thuế thường là trước ngày 30 của tháng sau quý kết thúc. Ví dụ, nếu quý kết thúc vào ngày 31/3, thời hạn nộp thuế là trước ngày 30/4.
- Năm tài chính: Một số doanh nghiệp lựa chọn kỳ kế toán từ tháng 4 năm ngoái đến tháng 3 năm hiện tại. Trong trường hợp này, thời hạn nộp thuế TNDN cho cả năm tài chính là trước ngày 31/3 của năm sau.
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong suốt các giai đoạn từ sản xuất, kinh doanh đến khi hàng hóa, dịch vụ đó được tiêu thụ.
Thuế giá trị gia tăng thuộc các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp được khai theo tháng. Việc khai và nộp thuế giá trị gia tăng như thế nào sẽ được xác định dựa trên vào phương pháp tính thuế của mỗi doanh nghiệp riêng.
Thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng sẽ được phân chia thành 2 loại:
- Đối với công ty kê khai theo tháng: Hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Đối với công ty kê khai theo khai theo quý: Hạn nộp hồ sơ kê khai thuế GTGT là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Xem thêm: Cơ chế thuế GTGT
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế đánh vào thu nhập của cá nhân nhưng tổ chức trả thu nhập phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Mức thuế Thu nhập cá nhân được tính như sau:
Các cá nhân có thu nhập từ 11.000.000đ/tháng trở lên có thể phải đóng thuế thu nhập cá nhân cho Nhà nước. Và khi này, doanh nghiệp có trách nhiệm thực hiện khấu trừ thuế TNCN của người lao động trước khi trả thu nhập và có trách nhiệm khai, nộp số tiền thuế vào ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Hướng dẫn hoàn thuế TNCN
Các loại thuế khác phải nộp khi thành lập doanh nghiệp
Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp khác là các chi phí mà doanh nghiệp phải chi trả khi đã có hoạt động sản xuất, kinh doanh, trao đổi hàng hóa… Ví dụ như:
- Thuế tài nguyên
- Thuế xuất khẩu và nhập khẩu
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế bảo vệ môi trường
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp
Doanh nghiệp mới thành lập có thể nộp thuế ở đâu?
Công ty có thể lựa chọn 4 địa điểm có thẩm quyền thu thuế doanh nghiệp sau:
- Nộp thuế trực tiếp tại kho bạc của nhà nước.
- Nộp thuế trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế.
- Nộp trực tiếp tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng.
- Nộp gián tiếp thông qua việc thực hiện giao dịch điện tử thông qua chữ ký số.
Xem thêm:Thủ tục làm hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới
Kết luận
Đó là những thông tin chi tiết về mức thuế và cách tính thuế mà Luật An Khang có thể giải đáp cho bạn. Để được tư vấn cụ thể, liên hệ Luật An Khang qua Hotline: 0936.149.833