Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp 2024: Hướng Dẫn Chi Tiết
Quy trình thành lập doanh nghiệp là vấn đề được rất nhiều nhà khởi nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, Luật An Khang sẽ gửi tới các bạn thông tin tư vấn thủ tục thành lập công ty mới và các bước thành lập 1 công ty đầy đủ và chi tiết nhất!
Quy trình các bước thành lập doanh nghiệp mới gồm những gì?
Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo các quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Quy trình thành lập doanh nghiệp mới 2024 hiện nay gồm 4 bước chính là:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cơ bản của doanh nghiệp: Bao gồm tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ
Bước 2: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: Bao gồm điều lệ công ty, danh sách các thành viên công ty, tài liệu kinh doanh…
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính.
Bước 4: Thực hiện khắc dấu công ty và bắt đầu hoạt động như một doanh nghiệp hợp pháp.
Xem thêm: Cách Hạch Toán Chi Phí Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp 2024
Chi tiết quy trình thành lập doanh nghiệp năm 2024
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cơ bản của doanh nghiệp
Để thành lập doanh nghiệp, bạn cần chuẩn bị các thông tin sau:
- Có người đại diện pháp luật và chủ sở hữu hợp pháp phải đủ 18 tuổi trở lên, đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù hoặc bị quản chế của nhà nước.
- Có địa chỉ trụ sở chính xác định, không thuộc phạm vi nhà chung cư hoặc nhà tập thể để ở.
- Tên công ty phải đảm bảo không trùng lặp với tên các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Công ty không được phép đặt tên trái với thuần phong mỹ tục hoặc trùng với tên các cơ quan, tổ chức chính phủ trừ trường hợp được phép
- Vốn điều lệ: Khi thực hiện các bước thành lập doanh nghiệp thì bạn cần xác định một số vốn nhất định làm vốn điều lệ.
- Lựa chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp với mục tiêu phát triển và hoạt động lâu dài của doanh nghiệp
- Lựa chọn loại hình công ty phù hợp trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay
Xem thêm: Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp 2024 – Giải đáp thắc mắc
Bước 2: Soạn thảo và chuẩn bị hồ sơ – các bước thành lập doanh nghiệp
Một bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp mới bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp, thành viên công ty…
- Điều lệ công ty chính thức
- Danh sách thành viên (Tùy theo loại hình công ty)
- Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật. Văn bản này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực
Bước 3: Nộp hồ sơ
Bạn có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc nộp trực tuyến trên Cổng đăng ký thông tin doanh nghiệp.
Thời hạn giải quyết đăng ký thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận 03 (ba) ngày làm việc. Thời gian được tính kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Đến đây là bạn đã gần như hoàn thiện các bước triển khai việc thành lập doanh nghiệp.
Bước 4: Chuẩn bị con dấu pháp nhân
Khi đã hoàn thiện việc nộp hồ sơ xin đăng ký và được nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn cần thực hiện khắc con dấu. Con dấu là yếu tố pháp lý quan trọng liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp cần thực hiện khắc bộ dấu công ty và khai báo mẫu con dấu trên cổng thông tin quốc gia.
Những việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Nhiều người vẫn nghĩ rằng các bước thành lập doanh nghiệp sẽ kết thúc khi nhận được giấy chứng nhận. Tuy nhiên đây là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm! Bởi vì sau khi đã có giấy chứng nhận, bạn vẫn cần phải thực hiện một số các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp khác.
Cụ thể:
- Làm bảng hiệu công ty và treo ở trụ sở chính
- Đăng ký chữ ký số – thủ tục thành lập doanh nghiệp không thể bỏ qua
- Đăng ký tài khoản ngân hàng – Bước quan trọng trong các bước thành lập doanh nghiệp
- Đăng ký khai thuế qua cổng thông tin trực tuyến của cơ quan chức năng – Một yếu tố cần thiết trong bộ hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
- Nộp tờ khai và thuế môn bài cho công ty đã thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty thành công
- Đăng ký phương pháp tính thuế GTGT – Trong quy trình thành lập công ty cần lựa chọn phương pháp tính thuế hợp lý
- Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
- Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
>> Xem thêm: Chia Sẻ Mẫu Quyết Định Thành Lập Công Ty 2024 Đầy Đủ Nhất
Kết luận
Toàn bộ thông tin trên đây là các kiến thức mà Luật An Khang muốn chia sẻ với bạn về các bước thành lập doanh nghiệp chi tiết, đầy đủ nhất năm 2024.Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói hoặc liên hệ Luật An Khang để được tư vấn miễn phí.