Loại hình dịch vụ, kinh doanh có điều kiện? 3 điều kiện của ngành này?
Các loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện như quán bar, vũ trường, karaoke, và massage đang ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, để hoạt động hiệu quả và hợp pháp, doanh nghiệp cần nắm vững các quy định về thuế. Bài viết này, Luật An Khang sẽ giới thiệu các loại thuế áp dụng và các quy định liên quan nhằm giúp doanh nghiệp hoạt động bền vững.
Các loại hình dịch vụ kinh doanh có điều kiện (quán bar, vũ trường, karaoke, massage…)

Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện là ngành, nghề mà việc thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong ngành, nghề đó phải đáp ứng điều kiện cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. (Điều 7 Luật Đầu tư 2020)
Tại mục 195 Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020
=> Kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường là danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện nên việc hoạt động cần đáp ứng các điều kiện cần thiết.
Đặc điểm của ngành kinh doanh dịch vụ có điều kiện
Ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần bao gồm các đặc điểm chủ yếu như sau:
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện được quy định trong Luật chuyên ngành và các văn bản dưới luật khác do cơ quan có thẩm quyền, hoạt động trong từng lĩnh vực nhất định ban hành. Tùy từng lĩnh vực kinh doanh, tùy vào chủ thể kinh doanh, hình thức kinh doanh khác nhau mà tương ứng với đó sẽ có các văn bản chuyên ngành riêng quy định, hướng dẫn các điều kiện cần và đủ cho một ngành nghề kinh doanh.
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện chỉ áp dụng đối với một số lĩnh vực nhất định. Hiện nay, theo quy định của pháp luật có 15 lĩnh vực bao gồm danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Điều kiện đầu tư kinh doanh phải được quy định phù hợp với mục tiêu quy định. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện đầu tư kinh doanh đối với ngành nghề đó phải được đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Các loại thuế áp dụng cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có điều kiện:
Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý.
Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế – Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
– Tính thu nhập tính thuế:
Thuế thu nhập | = | Thu nhập chịu thuế | – | Thu nhập được miễn thuế | + | Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định |
– Tính thu nhập chịu thuế:
Thu nhập chịu thuế | = | Doanh thu | – | Chi phí được trừ | + | Các khoản thu nhập khác |
>> Xem thêm: Trường hợp miễn TNDN
Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Theo quy định tại Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008, thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của các hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa, dịch vụ, lưu thông, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp. Đối doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt động sẽ nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
Công thức tính thuế bằng phương pháp khấu trừ:
Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp:
Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa
Trong đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa sẽ có các mức tương ứng là 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ.
Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008, các dịch vụ như kinh doanh vũ trường, massage, karaoke,… đều là các đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Người nộp thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ là tổ chức cá nhân kinh doanh dịch vụ và phải tuân thủ các quy định về việc nộp thuế tiêu thụ đặc biệt.
Áp dụng theo công thức quy định tại Điều 4 của Nghị định 108/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt, đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 100/2016/NĐ-CP, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt được tính theo công thức sau:
Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt | = | (Giá bán chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng – Thuế bảo vệ môi trường nếu có) | / | (1 + Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt) |
Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định trong biểu thuế suất tại Điều 8 của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12, đã được sửa đổi và bổ sung theo luật số 70/2014/QH13, luật số 71/2014/QH13 và luật số 106/2016/QH13, cụ thể như sau:
STT | Hàng hoá, dịch vụ | Thuế suất (%) |
II | Dịch vụ | |
1 | Kinh doanh vũ trường | 40 |
2 | Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê | 30 |
Cách tính thuế TTĐB với dịch vụ được xác định theo công thức sau:
Thuế TTĐB phải nộp | = | Giá tính thuế TTĐB | x | Thuế suất thuế TTĐB |
Lưu ý: Đối với các dịch vụ được sử dụng để trao đổi hoặc tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng cho, giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của dịch vụ tương đương hoặc cùng loại sẽ được áp dụng theo giá tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Lệ phí môn bài
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP) và hướng dẫn tại Thông tư 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài áp dụng đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:
Bậc thuế | Đối tượng thu | Mức thu
(đồng/năm) |
1 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng | 03 triệu |
2 | Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống | 02 triệu |
Đồng thời, theo quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ 2017, doanh nghiệp vừa và nhỏ được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sẽ được miễn thuế môn bài trong 03 năm đầu.
Theo đó, tại khoản 9 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP thì thời hạn nộp thuế môn bài trễ nhất là ngày 30/01 hàng năm.
Nếu doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa được chuyển đổi từ hộ kinh doanh sang sau khi hết thời gian được miễn thuế môn bài thì nộp thuế môn bài như sau:
– Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng đầu năm thì thời hạn là ngày 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn.
– Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng cuối năm thì thời hạn là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn
Lưu ý::
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với kinh doanh vũ trường, massage và karaoke là doanh thu của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở massage và karaoke bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm.
- Xét về thuế suất:
- Kinh doanh vũ trường (chịu thuế suất 40%)
- Kinh doanh Massage, karaoke (chịu thuế suất 30%)
Các trường hợp vi phạm và hình thức xử phạt:
Mức phạt của các hành vi vi phạm thường gặp (kinh doanh không phép, vi phạm về an ninh trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm,…)
Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội;… thì mức xử phạt vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự như sau:
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Quá 05 ngày kể từ ngày hoạt động kinh doanh mà không có văn bản thông báo kèm theo bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự gửi Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động kinh doanh;
- Quá 10 ngày kể từ ngày tạm ngừng hoạt động mà không có văn bản thông báo với cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở hoạt động;
- Quá 03 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự nhưng không có văn bản thông báo cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Không xuất trình được bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không báo cáo định kỳ hàng quý về tình hình, kết quả thực hiện các quy định về an ninh, trật tự cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Không báo cáo đột xuất về các vụ việc liên quan đến an ninh, trật tự xảy ra tại cơ sở kinh doanh cho cơ quan Công an đã cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Công an xã, phường, thị trấn nơi cơ sở kinh doanh hoạt động;
- Không lập sổ quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với loại ngành, nghề đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Không xây dựng Phương án bảo đảm an ninh, trật tự đối với các ngành, nghề theo quy định của pháp luật phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự;
- Không bố trí kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, sản phẩm kinh doanh hoặc có bố trí kho nhưng không đảm bảo yêu cầu theo quy định của pháp luật.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không duy trì đúng và đầy đủ các điều kiện về an ninh, trật tự trong quá trình hoạt động kinh doanh;
- Cung cấp thông tin trong tài liệu không đúng thực tế để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Làm giả hồ sơ, tài liệu để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi vi phạm pháp luật, hành vi trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc tại cơ sở kinh doanh trực tiếp quản lý;
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Lợi dụng hoạt động ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự để thực hiện hành vi xâm hại đến an ninh, trật tự, hành vi trái với đạo đức, thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
Hình phạt bổ sung
- Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm: Kinh doanh không đúng địa điểm ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự
- Đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 09 tháng đối với cơ sở có hành vi: Hoạt động kinh doanh ngành, nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự khi chưa được cấp hoặc bị thu hồi hoặc đang bị tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự;
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 12 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP .
Kết luận
Kinh doanh dịch vụ có điều kiện yêu cầu hiểu biết rõ về các quy định pháp luật và thuế. Tuân thủ đúng các quy định sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Để nắm thêm thông tin chi tiết về các loại thuế cũng như doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline!