Pháp Luật Kế Toán

Thuế môn bài là gì? Lệ phí và hạn nộp cho năm 2024

Thuế môn bài là gì? Đây chắc chắn là câu hỏi mà nhiều doanh nghiệp đang tìm hiểu trong quá trình thành lập công ty. Vậy thì bài viết dưới đây Luật An Khang sẽ cung cấp kiến thức về khái niệm thuế môn bài là gì, lệ phí và hạn nộp 2024, qua đó quý doanh nghiệp cũng biết được điều kiện miễn nộp phí và quy định xử phạt nếu như nộp chậm. Nào! Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Thuế môn bài là gì?

“Thuế môn bài gì (lệ phí môn bài)? Là một loại thuế trực thu do cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thực hiện nghĩa vụ nộp hàng năm dựa trên cơ sở là vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ, doanh thu cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp
Hiểu một cách đơn giản thuế môn bài là mức thuế hàng năm mà doanh nghiệp phải đóng trực tiếp cho cơ quan quản lý thuế tại khu vực mà doanh nghiệp đăng ký địa điểm kinh doanh.
Mức thuế môn bài được tính theo từng bậc dựa trên số vốn điều lệ đã đăng ký, doanh thu của năm kinh doanh trước đó hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh trước đó tuỳ theo từng địa phương. Ngoại trừ một số trường hợp được miễn thuế môn bài thì tất cả các cá nhân, hộ kinh doanh, tổ chức kinh doanh phải nộp lệ phí môn bài như một loại lệ phí để tiếp tục hoạt động kinh doanh và sản xuất.
Tuy nhiên từ ngày 1/1/2017, trong văn bản Pháp luật Nhà nước, thuật ngữ này không còn được sử dụng và được thay thế bằng “lệ phí môn bài”.

Lệ phí và hạn nộp thuế môn bài cho năm 2024

Lệ phí nộp thuế môn bài

Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP) quy định về mức thu lệ phí môn bài 2024 như sau:

Đối với tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

STT
TỔ CHỨC KINH DOANH
MỨC NỘP
1
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng
3.000.000vnđ/năm
2
Tổ chức có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng
2.000.000vnđ/năm
3
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác
1.000.000vnđ/năm
Ghi chú:
  • Mức thu lệ phí môn bài dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc ghi trong điều lệ hợp tác xã. Trường hợp không có vốn điều lệ thì căn cứ được xác định từ vốn đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc văn bản quyết định chủ trương đầu tư
  • Trong trường hợp tổ chức có thay đổi vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư, mức thu lệ phí môn bài được xác định dựa trên vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của năm trước liền kề năm tính lệ phí môn bài
Nếu vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư được ghi bằng ngoại tệ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì sẽ được quy đổi sang tiền tệ Việt Nam để xác định mức lệ phí môn bài theo tỷ giá mua vào của ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng tại thời điểm người nộp lệ phí môn bài mở tài khoản công ty và nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

Đối với cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

STT
Cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
Mức nộp
1
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu trên 500 triệu/năm
1.000.000vnđ/năm
2
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 300 – 500 triệu/năm
500.000vnđ/năm
3
Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có doanh thu từ 100 – 300 triệu/năm
300.000vnđ/năm
Ghi chú:
  • Doanh thu sẽ được sử dụng để xác định mức thu lệ phí môn bài cho cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
  • Các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) sau khi kết thúc thời gian miễn lệ phí môn bài (sau 4 năm kể từ năm thành lập doanh nghiệp):
+ Nếu kết thúc trong 6 tháng đầu năm phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm; nếu kết thúc trong 6 tháng cuối năm chỉ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân sản xuất, kinh doanh đã giải thể nhưng lại tái hoạt động sản xuất, kinh doanh trong 6 tháng đầu năm phải nộp mức lệ phí môn bài cả năm; trong 6 tháng cuối năm chỉ phải nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm

Hạn nộp thuế môn bài

Căn cứ vào quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP, người nộp lệ phí môn bài (trừ hộ kinh doanh) khi mới thành lập (bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ chuyển từ hộ kinh doanh) hoặc có việc thành lập đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh mới hoặc bắt đầu hoạt động kinh doanh, sản xuất, phải nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài không muộn hơn ngày 30 tháng 01 của năm sau năm thành lập hoặc bắt đầu hoạt động.
Theo quy định trên, các doanh nghiệp đã thành lập trước năm 2022 không cần phải nộp tờ khai lệ phí cho năm 2023. Tuy nhiên, các doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mới thành lập trong năm 2022 sẽ phải nộp tờ khai trước ngày 30/01/2023.
Tương tự, các đơn vị mới thành lập trong năm 2023 sẽ phải nộp tờ khai lệ phí trước ngày 30/01/2024. Các cá nhân, hộ kinh doanh không cần nộp tờ khai lệ phí môn bài.
Tiếp tục sang đến năm 2024, thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất vào ngày 30/01/2024

Điều kiện miễn nộp lệ phí môn bài 2024

Căn cứ vào quy định tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP), dưới đây là các trường hợp được miễn lệ phí môn bài năm 2024:
  • (1) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh và doanh thu hàng năm dưới 100 triệu đồng
  • (2) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính
  • (3) Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất muối
  • (4) Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và cung cấp dịch vụ hậu cần cho ngành nghề cá
  • (5) Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (bao gồm báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử)
  • (6) Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp
  • (7) Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại các khu vực miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc
  • (8) Miễn lệ phí môn bài trong năm thành lập hoặc ra hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với:
+ Tổ chức mới thành lập (được cấp mã số thuế mới, mã số doanh nghiệp mới)
+ Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh
+ Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng được miễn lệ phí môn bài
  • (9) Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh (theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) được miễn lệ phí môn bài trong thời hạn 03 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.
+ Trong thời gian miễn lệ phí môn bài, khi doanh nghiệp nhỏ và vừa quyết định thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc địa điểm kinh doanh thì các chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh này cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong thời gian tương ứng với việc doanh nghiệp nhỏ và vừa được miễn lệ phí môn bài
+ Trong trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa (thuộc diện được miễn lệ phí môn bài theo quy định tại Điều 16 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa) đã được thành lập trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành, thì thời gian miễn lệ phí môn bài cho chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh sẽ được tính từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành cho đến khi doanh nghiệp nhỏ và vừa không còn được miễn lệ phí môn bài
+ Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển từ hộ kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, việc miễn lệ phí môn bài sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 16 và Điều 35 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • (10) Các cơ sở giáo dục công lập cấp phổ thông và các cơ sở giáo dục mầm non công lập

Quy định xử phạt nộp chậm thuế môn bài

Theo quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định, mức phạt nộp chậm tờ khai lệ phí môn bài sẽ được áp dụng như sau:
  • Phạt cảnh cáo: Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ
  • Phạt tiền 700.000 đồng: Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 đến 10 ngày (trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này). Trong trường hợp này, mức tiền phạt tối thiểu không dưới 400.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ và mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng
  • Phạt tiền 1.400.000 đồng: Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 10 đến 20 ngày. Trong trường hợp này, mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ và mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng
Mức phạt nộp chậm tờ khai lệ phí môn bài sẽ áp dụng theo quy định tại Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC về xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế so với thời hạn quy định như sau:
  • Phạt tiền 2.100.000 đồng: Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 20 đến 30 ngày. Trong trường hợp này, mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ và mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng
  • Phạt tiền 2.800.000 đồng: Áp dụng với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 đến 40 ngày. Trong trường hợp này, mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ và mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng
  • Phạt tiền 3.500.000 đồng:
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 đến 90 ngày
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không có số thuế phải nộp phát sinh
+ Hành vi nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày tính từ ngày hết thời hạn quy định nếu có số thuế phải nộp phát sinh. Trong trường hợp này, mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng nếu có tình tiết giảm nhẹ và mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng nếu có tình tiết tăng nặng
5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *