Kê khai và nộp thuế GTGT: Hướng dẫn A-Z từ chuyên gia, đảm bảo tuân thủ và tối ưu hiệu quả
Kê khai và nộp thuế GTGT tháng, quý, năm là công việc bắt buộc của một kế toán doanh nghiệp. Nếu bạn vẫn còn nhiều thắc mắc cần tháo gỡ về kê khai thuế GTGT, lập tờ khai thuế GTGT thì hãy đọc và tham khảo nội dung bài viết ngắn dưới đây của Luật An Khang để có thêm thông tin hữu ích nhé.
- Thuế GTGT là gì?
- Các phương pháp kê khai thuế GTGT
- Kỳ kê khai thuế GTGT
- Chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế GTGT
- Kê khai thuế GTGT bằng phần mềm HTKK
- Kê khai thuế GTGT qua mạng (eTax)
- Nộp thuế GTGT
- Lưu ý quan trọng khi kê khai và nộp thuế GTGT
- Các trường hợp đặc biệt khi kê khai thuế GTGT
- Tối ưu hóa thuế GTGT cho doanh nghiệp
- Dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT chuyên nghiệp
- Kết luận
Thuế GTGT là gì?
Theo Điều 2, Luật Thuế GTGT năm 2008 có định nghĩa cụ thể thuế giá trị gia tặng là gì? như sau:
“Thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.”
Theo đó, thuế giá trị gia tăng là thuế chỉ áp dụng dựa trên phần giá trị tăng thêm mà không phải dựa trên toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp.
Các phương pháp kê khai thuế GTGT
Theo quy định hiện hành, hiện tại có hai phương pháp kê khai thuế GTGT bao gồm: Phương pháp trực tiếp và phương pháp khấu trừ. Tại sao lại có sự phân loại như thế này? Cần phải căn cứ vào đâu để phân loại? Doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp nào?…
Sở dĩ có sự phân loại này là do xuất phát từ đặc thù ngành nghề, kinh doanh. Cũng như cách thức tổ chức công tác kế toán tại chính doanh nghiệp.
Phương pháp trực tiếp
Đúng như tên gọi của nó, phương pháp này được tính trực tiếp trên giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ. Đây là phương pháp tính thuế để nộp dựa trên tỷ lệ doanh thu của từng ngành nghề kinh doanh.
Có nghĩa là:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên GTGT bằng giá trị tăng x thuế suất thuế GTT 10%. Phương pháp này được áp dụng với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý.
Công thức tính
Căn cứ vào Điều 13, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về phương pháp tính thuế GTGT Trực tiếp như sau:
Thuế phải nộp = GTGT thực tế x thuế suất thuế GTGT
Công thức này áp dụng cho vàng, bạc, đá quý. Trong đó:
- GTGT của vàng, bạc, đá quý = Đầu ra – Đầu Vào.
- Giá thanh toán bán ra là giá ghi trên hóa đơn, bao gồm: Tiền công chế tác, thuế GTGT, các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.
Công thức tính thuế GTGT cho các đối tượng khác
Thuế GTGT = Tỷ lệ % x Doanh thu
Trong đó, tỷ lệ % tính thuế GTGT trên doanh thủ được quy định cụ thể theo từng hoạt động. Cụ thể:
- Phân phối và cung cấp hàng hóa được tính là 1%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu là 5%. Tỷ lệ % áp dụng cho hoạt động sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng bao thầu nguyên vật liệu là 3%.
- Áp dụng cho hoạt động kinh doanh khác là 2%
Doanh thu được sử dụng để tính thuế GTGT là tổng số tiền hàng hóa, dịch vụ thực tế ghi trên hóa đơn bán hàng với những loại hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Bao gồm: Các khoản phụ thu, phí thu thêm mà cơ sở kinh doanh được hưởng.
Phương pháp khấu trừ
Căn cứ vào Khoản 1, Điều 10 Luật GTGT năm 2008, sửa đổi năm 2013. Phương pháp tính thuế GTGT khẩu trừ quy định cụ thể như sau
- Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ = số thuế GTT đầu ra trừ số thuế GTGT đầu vào được khẩu trừ.
- Số thuế GTGT đầu ra = Tổng số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ bán ra được ghi trên hóa đơn GTGT.
- Thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn GTGT = giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra x thuế suất thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ đó.
- Trong trường hợp doanh nghiệp sử dụng chứng từ ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT. Thì thuế GTGT đầu ra = Giá thanh toán – giá tính thuế GTGT xác định.
Bên cạnh đó, phương pháp khấu trừ thuế còn được áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán. Hóa đơn, chứng từ theo đúng quy dịnh của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ, cụ thể:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thủ năm từ hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Từ 1 tỷ đồng trở lên trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
So sánh hai phương pháp
Để giúp bạn dễ dàng hình dung và hiểu về hai phương pháp tính thuế GTGT trên. Dưới đây là bảng so sánh ưu và nhược điểm của hai phương pháp tính thuế.
Phương pháp | Ưu điểm | Nhược điểm |
Trực tiếp | Đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện. Ít thủ tục hành chính. Không phải tạm ứng thuế GTGT đầu vào. | Doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Doanh nghiệp có thể phải nộp thuế GTGT cao hơn so với phương pháp khấu trừ. |
Khấu trừ | Doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Doanh nghiệp có thể phải nộp thuế GTGT thấp hơn so với phương pháp trực tiếp. | Phức tạp, khó hiểu, khó thực hiện. Nhiều thủ tục hành chính. Doanh nghiệp phải tạm ứng thuế GTGT đầu vào. |
Kỳ kê khai thuế GTGT
Doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp tờ khai thuế GTGT hàng kỳ. Để báo cáo với cơ quan quản lý về nghĩa vụ thuế GTGT. Thông thường, sẽ có hai kỳ kê khai thuế GTGT là kỳ kê khai thuế theo tháng và theo quý. Vậy đối tượng nào được áp dụng theo kỳ tháng, đối tương nào được kê khai và nộp thuế GTGT theo quý?
Xem thêm: Hoàn thuế: Hướng dẫn A-Z giúp bạn lấy lại tiền thuế một cách nhanh chóng và chính xác
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo quý
Tại Điều 9, Thông tư 126/2020/NĐ-CP người nộp thuế kê khai thuế GTGT theo quý. Nếu tổng doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên các tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề từ 50 tỷ đồng trở xuống.
Trong trường hợp, đơn vị đủ điều kiện kê khai thuế theo quý thì đơn vị có thể được lựa chọn kê khai thuế theo tháng hoặc quý từ năm kế tiếp. Nếu doanh nghiệp muốn đổi kỳ kê khai từ tháng sang quý thì cần phải gửi Phụ lục I theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP đến cơ quan quản lý trực tiếp chậm nhất là ngày 31 tháng 1 của năm kế tiếp.
Đối tượng kê khai thuế GTGT theo tháng
Tại Điều 8, Thông tư trên. Việc kê khai thuế GTGT theo tháng áp dụng với đơn vị có tổng doanh thu trên các tờ khai thuế VAT của năm trước liền kề từ việc bán hàng hóa, dịch vụ trên 50 tỷ đồng.
Chuẩn bị hồ sơ kê khai thuế GTGT
Chứng từ, hóa đơn cần phải thực hiện trong việc kê khai và nộp thuế GTGT như sau:
Hóa đơn mua vào
- Hóa đơn do người bán hàng hóa, dịch vụ xuất cho người mua.
- Hóa đơn phải có đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý thuế giá trị gia tăng 2019.
- Hóa đơn phải được ký xác nhận của người bán và người mua.
- Hóa đơn phải được lưu giữ đúng theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Hóa đơn bán ra
- Hóa đơn do người mua hàng hóa, dịch vụ xuất cho người bán.
- Hóa đơn phải có đầy đủ các thông tin theo quy định tại Điều 20 Luật Quản lý thuế giá trị gia tăng 2019.
- Hóa đơn phải được ký xác nhận của người bán và người mua.
- Hóa đơn phải được lưu giữ đúng theo quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC.
Hợp đồng
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Hợp đồng phải có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật.
- Hợp đồng phải được ký xác nhận của hai bên.
Bảng lương
- Bảng lương của người lao động trong doanh nghiệp.
- Bảng lương phải có đầy đủ các thông tin theo quy định của pháp luật.
- Bảng lương phải được ký xác nhận của người lập và người phụ trách.
Sắp xếp và kiểm tra tính hợp lệ của chứng từ
- Sắp xếp các chứng từ theo từng loại (hóa đơn mua vào, hóa đơn bán ra, hợp đồng, bảng lương,…).
- Sắp xếp các chứng từ theo thứ tự thời gian phát sinh.
- Sắp xếp các chứng từ theo từng đối tác giao dịch.
Kiểm tra tính hợp lệ
- Kiểm tra xem các chứng từ có đầy đủ các thông tin theo quy định hay không.
- Kiểm tra xem các chứng từ có được ký xác nhận của các bên liên quan hay không.
- Kiểm tra xem các chứng từ có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
- Kiểm tra xem các chứng từ có bị rách nát, hư hỏng hay không.
Xem thêm: Dịch vụ kê khai thuế, nộp thuế chuyên nghiệp, an tâm tuyệt đối
Kê khai thuế GTGT bằng phần mềm HTKK
Để thực hiện việc kê khai và nộp thuế GTGT trên phần mềm HTKK, bạn cần thực hiện theo các bước hướng dẫn sau:
Bước 1: Truy cập vào phần mềm HTKK => Đăng nhập vào mã số thuế.
Bước 2: Tại giao diện chính của màn hình, Chọn Kê khai => Thuế GTGT => Chọn tờ khai thích hợp. Ở bước này có hai loại tờ khai bạn cần biết là:
- Tờ khai thuế GTGT khấu trừ theo mẫu 01/GTGT – Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
- Tờ khai GTGT trên doanh thu theo mẫu 04/GTGT – Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Bước 3: Sau khi chọn đúng tờ kê khai => Chọn kỳ tính thuế. Ở bước này bạn chọn tờ khai tháng hoặc tờ khai thuế GTGT theo quý đúng với công việc cần làm.
Bước 4: Sau khi hoàn thiện các bước trên => Chọn tiếp Đồng ý. Lúc này, trên màn hình sẽ hiển thị tờ khai thuế GTGT (mẫu tờ khai 01/GTGT) => Sau đó, điền đầy đủ thông tin vào mẫu tờ khai này.
Bước 5: Sau cùng, bạn chỉ cần kết xuất tờ khai ở dạng XML và nộp tờ khai. Bạn cần lưu ý là thời gian nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng sau. Theo quý là của ngày thứ 30 của quý tiếp theo.
Kê khai thuế GTGT qua mạng (eTax)
Để thực hiện việc kê khai thuế GTGT qua mạng eTax, bạn cần làm theo các bước sau:
Bước 1: Tại thanh Menu chọn Khai Thuế => Chọn kê khai trực tuyến.
Bước 2: Tiếp đó, chọn tờ khai thuế trực tuyến cụ thể:
- Tờ khai: Là danh sách các tờ khai đã đăng ký nộp qua mạng.
- Cơ quan thuế: Hiển thị mặc định cơ quan thuế quản lý, không cho phép sửa.
- Loại tờ khai: Tờ khai chính thức, tờ khai bổ sung.
- Kỳ kê khai: Nhập kỳ kê khai thuế cần thực hiện.
Bước 3: Chọn Tiếp tục. Lúc này trên màn hình hiển thị chi tiết tờ khai, bạn chỉ cần điền và làm theo hướng dẫn.
Bước 4: Chọn Hoàn thành kê khai.
Bước 5: Sau khi kiểm tra các thông tin đã kê khai => Ký và nộp tờ khai. Bước này, bạn cần nhập mã PIN => Chấp Nhận. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hệ thống báo ký điện tử thành công và gửi tờ khai tới Cơ quan thuế.
Nộp thuế GTGT
Hiện tại, có ba hình thức nộp thuế GTGT phổ biến là:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế: Có nghĩa là doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có thể tiến hành nộp thuế GTGT trực tiếp tại quầy thuế của cơ quan thuế có thẩm quyền.
- Nộp qua thuế GTGT qua ngân hàng: Doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh có thể nộp qua tài khoản ngân hàng của cơ quan thuế.
- Nộp thuế GTGT qua chuyển khoản điện tử.
Lưu ý quan trọng khi kê khai và nộp thuế GTGT
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT bạn cần biết.
- Hạn chế các lỗi thường gặp như: Nhập sai mã số thuế, tên doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh. Nhập sai địa chỉ, số điện thoại, email, sai kỳ thuế, sai số liệu thuế GTGT mua vào, bán ra. Thậm chí là sai số tiền thuế GTGT phải nộp.
- Tính toán sai số liệu, sai số tiền phải nộp.
- Chậm nộp thuế
Để tranh phải những sai phạm trên, bạn cần chuẩn bị đầy đủ và chính xác các chứng từ, hóa đơn liên quan đến hoạt động kinh doanh. Đồng thời, tham khảo kỹ các quy định của pháp luật về thuế GTGT. Hoặc sử dụng phần mềm kê khai và nộp thuế GTGT uy tín, đảm bảo tính chính xác.
Trong suốt quá trình thực hiện kê khai thuế GTGT bạn cần phải cẩn thận, tỉ mỉ, khi nhập thống tin vào tờ khai thuế GTGT. Đồng thời, kiểm tra kỹ các thông tin trước khi nộp tờ khai.
Các trường hợp đặc biệt khi kê khai thuế GTGT
Dưới đây là một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện kê khai và nộp thuế GTGT.
- Doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh thương mại điện tử có trụ sở tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử không có trụ sở tại Việt Nam nhưng có phát sinh doanh thu từ hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp, tổ chức nhập khẩu hàng hóa.
- Doanh nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ cho tổ chức quốc tế.
Tối ưu hóa thuế GTGT cho doanh nghiệp
Tối ưu hóa thuế GTGT là việc doanh nghiệp áp dụng các biện pháp hợp pháp nhằm giảm thiểu số thuế GTGT phải nộp trong khuôn khổ pháp luật hiện hành. Việc tối ưu hóa thuế GTGT giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và lợi nhuận.
Dưới đây là một số giải pháp giúp doanh nghiệp tối ưu hóa thuế GTGT:
- Tận dụng các ưu đãi giảm thuế.
- Áp dụng các biện pháp khấu trừ thuế tối đa
- Lập kế hoạch thuế GTGT.
- Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế.
- Cập nhật thường xuyên các quy định về thuế GTGT.
Dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT chuyên nghiệp
Dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT chuyên nghiệp của Luật An Khang
công ty cung cấp dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm và am hiểu sâu sắc về luật thuế GTGT, chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo.
- Tiết kiệm thời gian và công sức
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật
- Giảm thiểu rủi ro
- Lập hồ sơ hoàn thuế GTGT.
- Giải trình thuế GTGT.
Kết luận
Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn miễn phí và sử dụng dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT chuyên nghiệp của Luật An Khang theo hotline 0936 149 833. Chúng tôi cam kết mang đến cho quý khách hàng dịch vụ hỗ trợ kê khai và nộp thuế GTGT chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng nhất!