Pháp Luật Doanh Nghiệp

Giải đáp: Top 5 câu hỏi thường gặp về công ty hợp danh tại Việt Nam

Công ty hợp danh luôn là chủ đề được bàn tán nhiều nhất tại các diễn đàn thành lập doanh nghiệp. Luật An Khang cũng gặp được không ít các câu hỏi về công ty hợp danh từ các khách hàng đang băn khoăn có nên thành lập công ty hợp danh hay không.

Bài viết dưới đây, Luật An Khang xin chia sẻ với quý doanh nghiệp các thông tin giải đáp câu hỏi thường gặp về công ty hợp danh. Hãy cùng chúng tôi theo dõi để biết thêm chi tiết nhé!

Câu hỏi 1: Câu hỏi về công ty hợp danh là công ty đối nhân hay đối vốn?

Trả lời: Công ty hợp danh là công ty đối nhân.

Công ty đối nhân là từ dùng để chỉ loại hình doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên mối quan hệ và sự tin tưởng giữa các thành viên trong công ty. Đối với mô hình công ty này thì việc góp vốn chỉ là thứ yếu.

Công ty hợp danh có một đặc điểm quan trọng: không có sự tách biệt giữa tài sản của từng thành viên và tài sản của công ty có từ 2 thành viên đồng sở hữu. Vậy nên khi thành lập công ty hợp danh, các thành viên hợp danh cũng thường lựa chọn những người thân quen, tin cậy với mình. Chủ yếu các thành viên tham gia thành lập công ty hợp danh đều là những người có mối liên hệ gắn kết với nhau trong cuộc sống.

Xem thêm: Thành Viên Công Ty Hợp Danh – 5 Quy Định Pháp Luật Cần Biết

Câu hỏi 2: Công ty hợp danh có được phát hành chứng khoán không?

Trả lời: Công ty hợp danh không thể phát hành chứng khoán

Quy định về khả năng phát hành chứng khoán của công ty hợp danh được thể hiện rõ ràng trong Điều 177 Luật Doanh Nghiệp 2020. Cụ thể: “Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.”

Để đảm bảo minh bạch hoạt động của công ty hợp danh, Pháp luật Việt Nam đã hạn chế việc huy động vốn thông qua chứng khoán của loại hình công ty này. Dù là loại chứng khoán hay trái phiếu nào thì công ty hợp danh cũng không được phép phát hành ra thị trường và coi đó như một hình thức huy động vốn công ty.

Xem thêm: Trách nhiệm tài sản của công ty hợp danh: hữu hạn hay vô hạn?

Câu hỏi 3: Câu hỏi về công ty hợp danh khi thành lập cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Trả lời: Bộ hồ sơ chi tiết để thành lập công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp hợp danh theo mẫu quy định
  • Điều lệ công ty do các thành viên công ty thống nhất và soạn thảo.
  • Danh sách thành viên hợp danh, thành viên góp vốn trong doanh nghiệp
  • Bản sao các giấy tờ tùy thân như căn cước công dân (CCCD), chứng minh nhân dân (CMND), hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên để thực hiện thủ tục thành lập công ty hợp danh.
  • Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp muốn thành lập doanh nghiệp FDI

Xem thêm: Chi tiết quy trình thành lập công ty hợp danh 2024

Câu hỏi 4: Nguồn vốn của công ty hợp danh đến từ đâu?

Trả lời: Nguồn vốn của công ty hợp danh sẽ đến chủ yếu từ tài sản mà các thành viên hợp danh đã góp lúc thành lập công ty và tổng tài sản mà các thành viên góp vốn góp thêm vào.

Cùng với đó, công ty hợp danh còn thể huy động vốn từ một số nguồn sau:

  • Tăng vốn điều lệ bằng cách yêu cầu các thành viên góp thêm vốn hoặc cho phép người ngoài góp thêm vốn vào công ty với vai trò thành viên góp vốn
  • Vay các khoản hỗ trợ doanh nghiệp từ ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các tổ chức, cá nhân khác trong phạm vi nội địa và quốc tế

Xem thêm: Lợi nhuận công ty hợp danh chia thế nào?

Nguồn vốn của công ty hợp danh lấy từ đâu?

>> Xem thêm: Thành Viên Góp Vốn Của Công Ty Hợp Danh Là Gì- Luật Mới 2024

Câu hỏi 5: Câu hỏi về công ty hợp danh có tư cách pháp nhân không?

Trả lời: Công ty hợp danh vẫn có đầy đủ tư cách pháp nhân như các loại hình doanh nghiệp khác. Mọi hoạt động của công ty hợp danh vẫn được pháp luật bảo hộ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của mình.

Khoản 2 thuộc Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Xem thêm: Phân Tích Chi Tiết Về Tính Pháp Nhân Của Công Ty Hợp Danh

Kết luận

Trên đây là giải đáp của Luật An Khang về 5 câu hỏi về công ty hợp danh được nhiều quý doanh nghiệp thắc mắc nhất. Luật An Khang hiểu rằng việc thành lập doanh nghiệp không phải việc đơn giản và các doanh nghiệp cũng cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ qua Website để được chúng tôi tư vấn hỗ trợ!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *