Pháp Luật Doanh Nghiệp

Thành Viên Góp Vốn Của Công Ty Hợp Danh Là Gì- Luật Mới 2024

Thành viên góp vốn của công ty hợp danh và thành viên hợp danh là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau mà các chủ doanh nghiệp cần chú ý. Thành viên hợp danh có thể hiểu là chủ đồng sở hữu công ty hợp danh. Còn thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm tới các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn mà họ đã góp. 

Bài viết dưới đây, Luật  và Kế Toán An Khang sẽ gửi tới các bạn thông tin chi tiết về thành viên góp vốn và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Cùng chúng tôi theo dõi để nắm được cách phân biệt hai loại thành viên này ngay nào!

Thành viên góp vốn của công ty hợp danh là gì?

Định nghĩa về thành viên góp vốn của công ty hợp danh được quy định rõ ràng trong Luật Doanh nghiệp 2020, Điểm c, khoản 1 Điều 177. Đây là điều luật liên quan tới khái niệm của công ty hợp danh là gì nhưng trong đó cũng có nêu rõ về định nghĩa thành viên góp vốn trong công ty hợp danh. Cụ thể:

“ Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.”

Từ định nghĩa trên trong quy định pháp luật, ta có thể rút ra được đặc điểm của thành viên góp vốn của công ty hợp danh là:

  • Có thể là tổ chức hoặc cá nhân đáp ứng các yêu cầu về điều kiện thành lập doanh nghiệp trong quy định pháp luật
  • Có thực hiện hành động góp vốn vào công ty hợp danh bằng tài sản của mình
  • Phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty hợp danh bằng đúng phạm vi số vốn đã góp

Để hiểu rõ hơn về khái niệm thành viên góp vốn và thành viên hợp danh của công ty hợp danh, mời các bạn đọc cùng Luật An Khang theo dõi chi tiết nội dung sau của bài viết này.

>> Xem thêm: Tư Vấn Thành Lập Công Ty Mới 2024 – Tất Cả Thông Tin Cần Biết

So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty hợp danh

Công ty hợp danh vốn là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam. Trong hình thức tổ chức kinh doanh này, sẽ có ít nhất hai thành viên cùng góp vốn để thành lập công ty. Hai thành viên đó sẽ cùng đóng góp tài sản, cùng đứng tên trong công ty và cùng thực hiện hoạt động kinh doanh. Đặc biệt, các thành viên đó sẽ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh của công ty. 

Trong mô hình thành lập công ty hợp danh hiện nay ta có thể thấy rằng, công ty hợp danh bao gồm 2 nhóm thành viên. Đó là các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn, mỗi thành viên có đặc điểm, tài sản, quyền và nghĩa vụ khác nhau. 

>> Xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024

Sau đây, Luật An Khang đã tiến hành so sánh thành viên góp vốn của công ty hợp danh và thành viên hợp danh của công ty hợp danh. Chi tiết như sau:

Đặc điểm so sánh Thành viên góp vốn của công ty hợp danh Thành viên hợp danh của công ty hợp danh
Số lượng Không quy định cụ thể về số lượng, được tạo nên tùy theo nhu cầu và tình hình cụ thể của doanh nghiệp Cần có ít nhất 2 thành viên hợp danh trong công ty hợp danh để cùng sở hữu và điều khiển các hoạt động công ty.
Chủ thể Có thể là cá nhân hoặc tổ chức nhưng phải đáp ứng điều kiện cụ thể của pháp luật.

Cá nhân là thành viên góp vốn của công ty hợp danh thì phải có năng lực hành vi dân sự và pháp nhân thì yêu cầu có tư cách pháp nhân.

Chỉ có cá nhân mới có thể đứng ra làm thành viên hợp danh trong công ty hợp danh
Trách nhiệm Có trách nhiệm hữu hạn: không phải chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của công ty mà chỉ phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty  Chịu toàn bộ trách nhiệm về hoạt động của công ty
Kết nạp và chấm dứt tư cách thành viên Trở thành thành viên góp vốn yêu cầu có được sự chấp thuận của ⅔ thành viên Yêu cầu cần phải có sự dồng thuận của ít nhất 3/4 thành viên hợp danh trong buổi biểu quyết.
Hạn chế quyền Các quyền của thành viên góp vốn công ty hợp danh vẫn được bảo đảm và không bị hạn chế bất cứ quyền gì – Hạn chế quyền thành lập doanh nghiệp và chỉ có thể là thành viên hợp danh của 1 doanh nghiệp duy nhất

– Không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác mở công ty hoặc thực hiện việc kinh doanh cùng ngành, nghề với công ty hợp danh mình sở hữu để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác

– Không được sử dụng tài sản công ty để phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác hoặc tư lợi cho lợi ích của chính mình

Quyền lợi:

 

Chia lợi nhuận thành viên góp vốn của công ty hợp danh được chia lợi nhuận hàng năm tương ứng tỷ lệ phần vốn đã góp trong vốn điều lệ công ty – được chia lợi nhuận tương ứng phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận giữa các thành viên hợp danh tại điều lệ công ty 
Quản lý, điều hành  công ty Không có quyền điều hành công ty hay tham gia vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có toàn quyền đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp, có thể nhân danh công ty để thực hiện các việc làm như ký kết, đàm phán, đầu tư…
Chuyển nhượng cổ phần được toàn quyền chuyển nhượng phần góp vốn cho người khác để lấy lại tài sản Cần phải có sự đồng ý của các thành viên khác mới có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác
Nghĩa vụ

 

Không góp đủ số vốn cam kết số vốn chưa góp đủ sẽ trở thành khoản nợ của thành viên đó đối với công ty.

Có thể bị khai trừ khỏi công ty

Thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty nếu việc góp vốn chậm trễ gây ảnh hưởng cho hoạt động
Về khoản nợ của công ty  

Chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp

Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu tài sản còn lại của công ty không đủ để trang trải số nợ hiện có của công ty;
Trường hợp công ty kinh doanh lỗ Chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;

>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A – Z chỉ 690k

Với bài viết trên đây, Luật An Khang đã chia sẻ với các bạn thông tin cần thiết về thành viên góp vốn của công ty hợp danh. Hy vọng rằng qua đây bạn đã có cái nhìn tổng quan và hiểu hơn về việc thành lập công ty hợp danh tại Việt Nam.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *