Chia lợi nhuận công ty hợp danh theo luật mới 2024
Cơ chế chia lợi nhuận công ty hợp danh tương đối linh hoạt và thuận lợi nên công ty hợp danh rất được các nhà khởi nghiệp ưa chuộng. Vậy, lợi nhuận của công ty hợp danh được chia như thế nào, bài viết này Luật An Khang sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cơ chế chia lợi nhuận của mô hình này!
Đối tượng được chia lợi nhuận công ty hợp danh
Khi công ty hợp danh kinh doanh có lãi, thì các thành viên công ty hợp danh sẽ là đối tượng được chia lợi nhuận. Khoản 1 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thành viên công ty hợp danh bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn:
- Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
- Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.
Xem thêm: Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh gồm những ai – Luật mới 2024
Cách chia lợi nhuận công ty hợp doanh
Luật doanh nghiệp 2020 quy định cách chia lợi nhuận công ty hợp danh như sau:
- Thành viên hợp danh: Chia theo tỷ lệ vốn góp hoặc thỏa thuận trong Điều lệ công ty.
- Thành viên góp vốn: Chia theo tỷ lệ vốn góp.
Như vậy, cách tính lợi nhuận cho các thành viên công ty hợp danh là khác nhau. Thành viên góp vốn được xác định tương ứng với tỷ lệ vốn góp trong vốn điều lệ công ty trong khi các thành viên hợp danh ưu tiên chia theo thỏa thuận tại Điều lệ công ty (nếu có).
Điều này có thể gây nên nhiều bất lợi đối với các thành viên góp vốn trong trường hợp Điều lệ công ty quy định cách chia lợi nhuận khác cho thành viên hợp danh và số tiền được chia cho mỗi thành viên hợp danh có thể nhiều hơn số tiền được xác định theo tỷ lệ vốn góp, dẫn tới việc lợi nhuận được chia cho các thành viên góp vốn ít hơn số tiền đáng lẽ họ được hưởng nếu tính theo quy định.
Thẩm quyền tổng hợp và phân chia lợi nhuận trong công ty hợp danh
Căn cứ theo quy định tại Điều 182 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng thành viên sẽ có quyền quyết định tất cả các công việc sản xuất kinh doanh của công ty hợp danh. Cụ thể:
- Hội đồng thành viên (HĐTV): Quyết định việc phân chia lợi nhuận.
- Điều lệ công ty: Nếu không có quy định cụ thể, HĐTV quyết định theo tỷ lệ vốn góp hoặc thỏa thuận khác (cần ít nhất ¾ thành viên hợp danh đồng ý).
Các câu hỏi thường gặp về chia lợi nhuận của mô hình công ty hợp danh
Nếu thành viên hợp danh chết, người được hưởng di sản thừa kế có được nhận lợi nhuận hay không?
Điểm h khoản 1 Điều 181 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định Người thừa kế của thành viên hợp danh không được hưởng lợi nhuận, trừ khi được HĐTV chấp thuận trở thành thành viên hợp danh mới.
Đồng thời, sau khi chấm dứt tư cách thành viên hợp danh, nếu tên của thành viên đó đã được sử dụng thành một phần hoặc toàn bộ tên công ty thì người thừa kế của người đó có quyền yêu cầu công ty chấm dứt việc sử dụng tên đó.
Ưu tiên áp dụng Điều lệ công ty hay Luật Doanh nghiệp để chia lợi nhuận?
Thứ tự áp dụng để chia lợi nhuận công ty hợp danh là:
- Điều lệ công ty (nếu có quy định rõ ràng).
- Luật Doanh nghiệp 2020 (nếu điều lệ không rõ ràng).
Ví dụ: A (vốn góp chiếm 30%) và B (vốn góp chiếm 35%) là thành viên hợp danh; C (vốn góp chiếm 35%) là thành viên góp vốn. Trong điều lệ công ty có quy định: A được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỷ lệ vốn góp của A trong công ty. Ngoài ra không có ghi gì về hai thành viên còn lại. Lợi nhuận năm nay là 500 triệu. Như vậy, chia lợi nhuận cho A,B,C như thế nào?
→ Ở tình huống này, trong Điều lệ công ty quy định A được chia lợi nhuận gấp 1,5 lần tỷ lệ góp vốn của A. Mà tỉ lệ góp vốn của A là 30% thì tỉ lệ lợi nhuận được chia là 45% của tổng lợi nhuận phân phối 500 triệu tức 225 triệu.
Điều lệ công ty không quy định về việc chia lợi nhuận cho các thành viên còn lại là B và C thì quyền lợi của B và C sẽ được hưởng theo nguyên tắc chung là quyền lợi tương xứng với số vốn đã góp vào công ty. Do đó, sau khi chia lợi nhuận cho A 45% lợi nhuận, còn 55% tổng lợi nhuận còn lại (275 triệu) sẽ dành cho B và C theo tỷ lệ góp vốn của họ.
Tức là B : C = 35% : 35% = 1:1(tổng 55%). Hay nói cách khác, 55% tổng lợi nhuận còn lại là 275 triệu sẽ thuộc về B và C và phân chia theo tỉ lệ 50%:50% (275 triệu được chia thành 10 phần, trong đó B hưởng 5 phần và C hưởng 5 phần tương đương 137,5 triệu đồng ). Như vậy, tỷ lệ chia lợi nhuận hàng năm của các thành viên là: A = 45%, B = 27,5% và C=27,5%.
Kết luận
Trên đây là nội dung là công ty Luật An Khang muốn gửi tới quý khách hàng. Nếu quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc hay có câu hỏi pháp lý khác thì vui lòng liên hệ qua Hotline để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc kịp thời. Xin trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý khách hàng!