Thành Lập Doanh Nghiệp

Cách Hạch Toán Chi Phí Trước Khi Thành Lập Doanh Nghiệp 2024

Hạch toán chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp như thế nào? Trong thời gian trước khi doanh nghiệp được thành lập, công ty vẫn sẽ phát sinh các loại chi phí để duy trì hoạt động, hỗ trợ việc thành lập… Đây đều là những khoản phí cần thiết và bắt buộc phải đóng theo quy định pháp luật. Tuy nhiên việc xử lý các khoản chi phí phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp như thế nào lại là bài toán khó giải.

Nếu bạn đang quan tâm tới cách hạch toán các chi phí trước thành lập doanh nghiệp thì hãy cùng Luật An Khang theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhé!

Các loại chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020 hay các quy định nhà nước khác chỉ chấp nhận hạch toán cho một số chi phí cố định, nhóm chi phí trước khi thành lập công ty được chia làm 2 loại:

  • Chi phí thực tế phục vụ việc thành lập công ty
  • Chi phí phải bỏ ra khi thực hiện trên chứng từ doanh nghiệp
chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp
Lương nhân viên là chi phí hợp lý

Chi phí thực tế phục vụ việc thành lập công ty

Các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp hợp lý bao gồm:

  • Lệ phí nộp hồ sơ tại sở kế hoạch đầu tư
  • Phí mua chữ ký số cho doanh nghiệp
  • Chi phí mở thẻ và ký quỹ tại ngân hàng
  • Lệ phí thuế môn bài
  • Chi phí dành cho việc mua và in hóa đơn bán hàng
  • Các chi phí cho dịch vụ tư vấn luật, hỗ trợ đăng ký thành lập công ty

Xem thêm: Chi phí thành lập công ty 100 vốn nước ngoài bao nhiêu tiền?

Các chi phí khi thực hiện trên chứng từ doanh nghiệp

chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp
Hóa đơn giá trị gia tăng

Căn cứ theo việc hướng dẫn quản lý chi phí thành lập doanh nghiệp, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định của Bộ Tài Chính được quy định tại Khoản 3 – Điều 3 – Thông Tư số 45/20113/TT-BTC thì chi phí được tính bắt đầu một doanh nghiệp gồm có 6 loại chính. Đó là:

  • Chi phí đào tạo nhân viên, chi phí lương trước khi thành lập doanh nghiệp
  • Chi phí quảng cáo, quảng bá sản phẩm, dịch vụ.
  • Các loại chi phí cho học phí, lệ phí thi, chi phí di chuyển, vận chuyển
  • Các chi phí mua và sử dụng các tài liệu như tài liệu kỹ thuật, các loại chứng chỉ, cấp giấy phép, chuyển giao công nghệ, thương hiệu… Các chi phí này chỉ được tính không quá 3 năm theo quy định của thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Chi phí kinh doanh phát sinh thực tế của hoạt động sản xuất mà các doanh nghiệp bắt buộc phải chịu.
  • Chi phí có hóa đơn hoặc chứng từ hợp pháp được khấu trừ thuế.

Điều kiện để chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp được khấu trừ thuế

Theo quy định tại Điều 4 – Thông Tư số 96/2015/TT-BTC, chỉ cần các khoản chi phí trước thành lập doanh nghiệp đó đáp ứng một số điều kiện nhất định thì đều được khấu trừ thuế, bao gồm:

  • Phát sinh thực tế, liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
  • Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp.
  • Chi phí từ 20 triệu đồng trở lên phải thanh toán qua ngân hàng (không dùng tiền mặt).

Trong trường hợp chi phí được chi hộ thì:

  • Cần có văn bản ủy quyền rõ ràng.
  • Hóa đơn phải đứng tên tổ chức/cá nhân được ủy quyền.
chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp
Chi cho cơ sở vật chất là 1 trong các chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp hợp pháp

Hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành lập vào đâu

  • Nợ TK 242, 142 / Có TK 111, 112, 133: Ghi nhận chi phí trả trước và thuế GTGT được khấu trừ.
  • Nợ TK 642 / Có TK 242, 142: Phân bổ chi phí định kỳ vào chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lưu ý: Nếu không có giấy tờ hợp pháp, doanh nghiệp không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí trừ thuế TNDN.

chi phí trước khi thành lập doanh nghiệp
Kiểm tra kỹ các hóa đơn trước khi hạch toán để tránh sai xót

Kết luận

Qua bài viết trên, Luật An Khang đã gửi tới bạn thông tin về cách hạch toán chi phí cho doanh nghiệp mới thành lập như thế nào. Hy vọng bạn đã có thể kiến thức cho mình để thực hiện quản lý doanh nghiệp nhanh chóng hơn. Để được tư vấn chi tiết và hỗ trợ hạch toán chi phí thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng vui lòng liên hệ qua hotline!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *