Tranh chấp về thuế: Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế hiện nay
Tranh chấp thuế và các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế là vấn đề được nhiều doanh nghiệp, cá nhân quan tâm vì nó ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh doanh. Vậy thực trạng tranh chấp về thuế hiện nay như thế nào, các biện pháp phòng tránh tranh chấp ra sao? Cùng Luật và Kế Toán An Khang tìm hiểu trong nội dung bài viết dưới đây.
Thực trạng về tranh chấp thuế, các loại tranh chấp thuế phổ biến
Thực trạng tranh chấp thuế tại Việt Nam
Hiện nay, trong bối cảnh kinh tế hội nhập cùng với nhiều chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì số lượng doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để phù hợp với với sự phát triển của thị trường, pháp luật về thuế cũng có những thay đổi để phù hợp hơn với tình hình thực tế.
Tuy nhiên, với sự thay đổi chóng mặt của kinh tế, xã hội và công nghệ thì việc tranh chấp về thuế cũng ngày càng phổ biến với nhiều hình thức khác nhau.
Cơ quan thuế đang nỗ lực thực thi pháp luật và đặt trong tâm vào hoạt động tuân thủ thuế của doanh nghiệp và các vấn đề về thuế quốc tế như chuyển giá và thuế GTGT đối với hàng hóa/dịch vụ xuất khẩu cũng như trong nhiều lĩnh vực truyền thống như ưu đãi thuế và thiếu hồ sơ, chứng từ phù hợp.
Hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đang ngày càng gây tranh cãi và dường như càng khó giải quyết hơn. Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tổng Cục thuế đang đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn đối với người nộp thuế nhằm đáp ứng nhu cầu thu ngân sách nhà nước.
Các loại tranh chấp thuế phổ biến
Tranh chấp về thuế là sự mâu thuẫn, xung đột về lợi ích giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật thuế với đối tượng là những lợi ích liên quan đến số tiền thuế hoặc tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế, được thể hiện dưới tình trạng pháp lý đặc biệt của quan hệ pháp luật giữa người nộp thuế với cơ quan thuế, trong đó các bên bày tỏ ra bên ngoài thế giới khách quan những bất đồng, xung đột, mâu thuẫn về ý chí, quyền và lợi ích hợp pháp của mình bằng hành vi pháp lý là khởi kiện và khiếu nại.
Hiện nay, tranh chấp về thuế được chia thành hai loại chính là tranh chấp về thủ tục và tranh chấp về số thu.
Tranh chấp về thủ tục:
Thủ tục về thuế theo quy định bao gồm: thủ tục đăng ký thuế, cấp mã số thuế, thủ tục mua, in hoá đơn chứng từ, kê khai, quyết toán thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt, kiểm tra, thanh tra thuế, cưỡng chế quyết định hành chính về thuế, thủ tục xử lý vi phạm về thuế, thủ tục giải quyết khiếu nại về thuế…
Quá trình thực hiện các thủ tục này không tránh khỏi những sai sót, dẫn đến xảy ra tranh chấp đặc biệt là khi các cán bộ, công chức ngành thuế không tạo điều kiện, gây khó khăn cho người nộp thuế làm cho việc thực hiện các thủ tục kéo dài, mất thời gian.
Phổ biến trong các loại tranh chấp này là tranh chấp xảy ra khi người nộp thuế kê khai thuế lần đầu, làm hồ sơ xin miễn giảm thuế hay hồ sơ để hoàn thuế.
Xem thêm: Thủ tục làm hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới
Tranh chấp về số thu:
Tranh chấp về số thu có thể hiểu là sự mâu thuẫn, bất đồng xảy ra giữa người nộp thuế và cơ quan thuế, cán bộ thuế có thẩm quyền về số tiền thuế phải nộp. Tranh chấp này có thể là tranh chấp về ấn định thuế hay tranh chấp về xác định số thuế.
– Tranh chấp về ấn định thuế: thể hiện ở vấn đề người nộp thuế cho rằng cơ quan có thẩm quyền ấn định thuế đã ấn định số thuế (đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu) mà họ phải nộp không đúng so với thực tế.
– Tranh chấp về xác định số thuế: phát sinh khi người nộp thuế cho rằng cơ quan thuế, cán bộ thuế xác định sai số thuế mà họ phải nộp trên cơ sở hoá đơn chứng từ, sổ sách kế toán.
Ngoài ra, căn cứ vào chủ thể có thể phân loại tranh chấp thuế thành tranh chấp giữa cá nhân với cơ quan quản lý thuế và tranh chấp giữa tổ chức với cơ quan quản lý thuế. Các tổ chức này thường là các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh.
Xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024

Tầm quan trọng của việc phòng tránh tranh chấp thuế
Khi áp dụng các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế các doanh nghiệp, cá nhân sẽ nhận được các lợi ích như sau:
Thứ nhất, hoạt động kinh doanh 1 cách liên tục không bị ngắt quãng do sự kiện tranh chấp thuế, tránh làm mất các cơ hội kinh doanh hay những lợi thế kinh doanh trên thị trường;
Thứ hai, việc tranh chấp về thuế có thể dẫn đến nhiều hậu quả pháp lý bất lợi, vì vậy, doanh nghiệp, cá nhân có thể bị áp dụng nhiều chế tài khác nhau vừa mất thời gian, tiền bạc thậm chí phải chịu trách nhiệm về hình sự;
Thứ ba, việc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân luôn có điểm sáng, tạo được điểm nhấn trong quan hệ kinh doanh với các khách hàng, đối tác;
Thứ tư, góp phần giúp các cơ quan nhà nước, cơ quan thuế quản lý nhà nước một cách hiệu quả hơn và đưa đất nước ngày càng trở nên phát triển.
Nguyên nhân và hậu quả của tranh chấp thuế
Nguyên nhân chủ quan và khách quan
Việc xảy ra các tranh chấp về thuế thường bắt nguồn từ các nguyên nhân sau:
Thứ nhất, các doanh nghiệp còn hạn chế nhận thức về quy định pháp luật dẫn đến các vấn đề liên quan đến thuế mà không có bộ phận phụ trách riêng về thuế dẫn đến việc xảy ra các vấn đề tranh chấp về thuế. Hoặc có nhiều doanh nghiệp biết rõ các quy định của pháp luật về thuế nhưng vẫn cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các vấn đề, thủ tục liên quan đến thuế.
Thứ hai, quy định pháp luật về thuế được quy định dàn trải qua nhiều văn bản, sửa đổi nhiều lần, chính sách thuế chưa có sự thống nhất, nhiều quy định không có hướng dẫn cụ thể dẫn đến việc áp dụng pháp luật không thống nhất hoặc hiểu sai, áp dụng sai trong quá trình thực hiện.
Thứ ba, các cơ quan thuế tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn cùng những điều chỉnh lớn dẫn đến số tiền phạt và lãi chậm nộp cao hơn khiến doanh nghiệp có những bất bình và xảy ra tranh chấp.
Thứ tư, các doanh nghiệp cá nhân không lưu hệ thống các chứng từ, hồ sơ liên quan đến thuế nên khi có thanh tra, kiểm tra về thuế thì không có hồ sơ hoặc hồ sơ không đầy đủ dẫn đến việc bị xử phạt vi phạm hành chính.
Hậu quả đối với doanh nghiệp và cá nhân
Khi không áp dụng các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế và để xảy ra các tranh chấp về thuế, doanh nghiệp, cá nhân có thể phải chịu các hậu quả như sau:
– Bị xử phạt hành chính và áp dụng số tiền chậm nộp theo quy định của pháp luật;
– Tốn nhiều thời gian, nhân lực vào việc xử lý tranh chấp về thuế;
– Bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tiềm năng với khách hàng và đối tác;
– Không được áp dụng các chính sách ưu đãi về thuế trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân;
– Nhiều trường hợp nghiêm trọng có thể bị khóa mã số thuế dẫn đến hoạt động kinh doanh bị đình trệ;
– Một số trường hợp đặc biệt nghiêm trọng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế:
Các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế áp dụng chung:
Để phòng tránh các tranh chấp về thuế, doanh nghiệp và cá nhân có thể áp dụng các biện pháp như sau:
– Tuân thủ đúng quy định pháp luật về thuế: Đây là biện pháp đầu tiên và hữu hiệu nhất cho các doanh nghiệp, cá nhân phòng tránh các tranh chấp về thuế, tránh những rủi ro không đáng có khi hoạt động kinh doanh.
– Lập hồ sơ, sổ sách kế toán đầy đủ, chính xác: Quá trình thanh tra, kiểm tra thuế được thực hiện dựa trên việc kiểm tra toàn bộ hồ sơ, sổ sách và chứng từ kế toán. Việc lập hồ sơ sổ sách kế toán đầy đủ và chính xác giúp cho người nộp thuế không mất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị khi có thanh tra hoặc giải trình các vấn đề liên quan.
– Thực hiện kê khai thuế trung thực, đúng hạn: Trong quá trình hoạt động, tùy từng loại thuế, sắc thuế khác nhau thì sẽ có những yêu cầu và thời hạn khác nhau. Việc tuân thủ kê khai trung thực, đúng hạn sẽ giúp người nộp thuế tránh được việc thanh tra, kiểm tra và không bị áp dụng các chế tài về thuế.
– Tham gia các khóa đào tạo về thuế: Chính sách về thuế được cập nhật liên tục đặc biệt là về thuế điện tử, do đó người nộp thuế cần tham gia các khóa đào tạo về nghiệp vụ thuế để nắm được các quy định cần thiết và các cách thức thực hiện đảm bảo được lợi ích cho chính mình.
– Sử dụng dịch vụ tư vấn thuế chuyên nghiệp: Ngoài việc trang bị kiến thức và thực hiện các biện pháp về phòng tránh tranh chấp về thuế thì người nộp thuế có thể sử dụng các dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ kế toán thuế của các đơn vị chuyên nghiệp nghi Luật An Khang để đảm bảo luôn thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Biện pháp cụ thể theo từng sắc thuế:
Với mỗi loại thuế khác nhau sẽ có các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế khác nhau, cụ thể:
Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT)
Các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế theo quy định của Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 như sau:
– Không truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
– Không sử dụng các hóa đơn không hợp pháp;
– Không sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
– Không đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế TNDN theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 như sau:
– Không khai khống về doanh thu, chi phí đầu ra, đầu vào của doanh nghiệp;
– Không thực hiện hành vi chuyển giá trong doanh nghiệp;
– Hạch toán đúng, đủ các loại tài khoản thuế của doanh nghiệp;
– Xác định đúng thời điểm chuyển lỗ, số lỗ kết chuyển từ các năm trước theo đúng quy định.
Xem thêm: Thủ tục làm hồ sơ khai thuế ban đầu cho doanh nghiệp mới
Đối với thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007 quy định các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế như sau:
– Kê khai đúng và đủ các loại thuế TNCN phát sinh đối với cá nhân chịu thuế;
– Không sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hoặc không hợp lệ;
– Khi phát sinh hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lập hóa đơn.
Đối với thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2008 và được sửa đổi qua các năm quy định về các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế cụ thể như sau:
– Xác định đúng các đối tượng phải nộp thuế, đối tượng không phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật;
– Kê khai số thuế phải nộp đúng với thực tế, không khai man số thuế phải nộp.
Kết luận
Tranh chấp về thuế mang đến cho doanh nghiệp, cá nhân nhiều bất lợi kinh doanh và hoạt động thường ngày. Chính vì vậy áp dụng các biện pháp phòng tránh tranh chấp về thuế là điều cần thiết để để đảm bảo các hoạt động được diễn ra bình thường, không có bất lợi và bất kỳ gián đoạn nào.Nếu Quý khách hàng cần tham vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063 686 đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao của Luật An Khang luôn sẵn sàng, trợ giúp mọi lúc, mọi nơi.