Pháp Luật Kế Toán

Thuế TNCN là gì? Hướng Dẫn Cách tính thuế TNCN Chi Tiết Nhất

Thuế TNCN là gì? Luật thuế TNCN hiện hành được quy định như thế nào? Cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết hơn về thuế TNCN năm 2024 cùng các vấn đề quan trọng về thuế thu nhập cá nhân Việt Nam trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về Thuế Thu nhập Cá nhân (TNCN)

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một loại thuế trực thu. Nói cách khác thì đây là khoản tiền mà người thu nhập phải trích nộp trong một phần tiền lương hay nguồn thu nhập khác vào trong ngân sách Nhà Nước sau khi đã được giảm trừ gia cảnh.

Theo Luật Thuế TNCN hiện tại, loại thuế này không đánh vào những cá nhân có mức thu nhập thấp. Vì thế, khoản thu này công bằng với mọi đối tượng. Đồng thời, góp phần rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp trong xã hội.

Xem thêm: Hướng dẫn hoàn thuế TNCN năm 2024: Thủ tục đơn giản, lấy lại tiền thuế nhanh chóng

Các loại thu nhập chịu thuế TNCN

Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2003 (sửa đổi bổ sung năm 2022), các loại thu nhập chịu thuế TNCN bao gồm:

Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Bao gồm: Tiền lương, tiền công, phụ cấp, trợ cấp, thưởng, hoa hồng, thu nhập khác có tính chất như tiền lương, tiền công. Trừ đi: các khoản được miễn thuế theo quy định (như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ nhà ở…).

Thu nhập từ kinh doanh

Với những khoản thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; thu nhập từ cho thuê tài sản; thu nhập từ hoạt động khác có thu nhập.

Thu nhập từ đầu tư vốn

Thu nhập từ đầu tư vốn bao gồm các khoản chi phí sau:

Lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi vay ngân hàng, lãi trái phiếu Chính phủ, lãi cho vay cá nhân, từ cổ tức, lợi tức. Thu nhập từ quyền sử dụng đất được cấp, giao, chuyển nhượng.Bên cạnh đó, các khoản thu từ bản quyền tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học hoặc nhượng quyền thương mại.

Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

Thu nhập từ chuyển nhượng nhà, đất, tài sản gắn liền với đất và các khoản thu nhập  từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được cấp, giao, chuyển nhượng.

Thu nhập từ các nguồn khác

  • Thu nhập từ trúng thưởng.
  • Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng.
  • Thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi chính thống.
  • Thu nhập từ các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Lưu ý

Mức thuế TNCN áp dụng cho từng loại thu nhập khác nhau. Do đó, Doanh nghiệp, tổ chức cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN cho người lao động, người nhận thu nhập. Bên cạnh đó, các cá nhân có trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định của pháp luật.

Cách tính thuế TNCN mới nhất 2024

Tính đến thời điểm hiện tại, có ba cách tính thuế TNCN từ tiền lương, tiền công lần lượt dành cho các đối tượng khác nhau. Cụ thể:

  • Tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần: Áp dụng với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 3 tháng trở lên.
  • Khấu trừ 10% dành cho đối tượng ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 3 tháng hay không ký hợp đồng lao động.
  • Khấu trừ 20% áp dụng với cá nhân không cư trú ( người nước ngoài).
Cách tính thuế TNCN mới nhất 2024
Cách tính thuế TNCN mới nhất 2024

Công thức tính thuế TNCN chung

(1) Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Trong đó:

(2) Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

(3) Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản miễn thuế, không chịu thuế

Thông thường, thuế TNCN được tính theo tháng, kê khai có thể theo tháng hoặc quý nhưng khi quyết toán thì theo năm. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) được tính ở thời điểm trả thu nhập.

Ví dụ:

  • Tiền lương tháng 12/2023 trả và tháng 01/2024 thì tính vào thu nhập chịu thuế của tháng 1/2024.
  • Tiền thưởng tết âm lịch 2024 trả vào tháng 2/2024 thì cộng vào thu nhập tính thuế TNCN của tháng 2/2024.

Hướng dẫn cách tính thuế TNCN năm 2024 với 6 bước cơ bản

Căn cứ vào công thức tính thuế được Luật An Khang chia sẻ trên, để tính được số thuế phải nộp. Bạn cần thực hiện theo 6 bước cơ bản dưới đây.

  • Bước 1. Bạn cần tính được tổng thu nhập
  • Bước 2. Sau đó, Tính các khoản được miễn giảm gia cảnh theo đúng quy định của pháp Luật.
  • Bước 3. Ở bước này, kế toán cần tính thu nhập chịu thuế theo công thức được chia sẻ ở trên (3)
  • Bước 4. Tính các khoản được giảm trừ gia cảnh.
  • Bước 5. Áp dụng công thức 2, tính thu nhập tính thuế theo công thứ.
  • Bước 6. Sau cùng, kế toán áp dụng theo công thức 1 và tính số thuế phải nộp.

Đối với những cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động có thời gian từ 3 tháng trở lên. Sau khi tính thuế thu nhập tính thuế chỉ cần lấy thu nhâp tính thuế x thuế suất. Để giúp bạn dễ hiểu hơn cùng theo dõi bảng phân tích dưới đây.

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

Hướng dẫn cách tính thuế rút gọn chi tiết

Để việc tính thuế TNCN trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể áp dụng phương pháp tính rút gọn theo phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành, kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, cụ thể:

Bậc Thu nhập tính thuế/ tháng (triệu đồng) Thuế suất (%) Tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 5 0 trđ + 5% TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 đến 10 10 0.25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ 10% TNTT – 0.25 trđ
3 Trên 10 đến 18 15 0.75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ 15% TNTT – 0.75 trđ
4 Trên 18 đến 32 20 1.95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ 20% TNTT – 1.65 trđ
5 Trên 32 đến 52 25 4.75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ 25% TNTT – 3.25 trđ
6 Trên 52 đến 80 30 9.75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ 30 % TNTT – 5.85 trđ
7 Trên 80 35 18.15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ 35% TNTT – 9.85 tr

Xem thêm: Cách tính thuế TNCN 2024: Hướng dẫn chi tiết, đơn giản, dễ hiểu nhất

Các trường hợp được miễn, giảm thuế TNCN

Tại Điều 4, Luật thuế thu nhập cá nhân có quy định chi tiết về các khoản thu nhập được miễn thuế TNCN như sau:

Các trường hợp được miễn, giảm thuế TNCN
Các trường hợp được miễn, giảm thuế TNCN
  • Các khoản thu nhập từ chuyển nhượng BĐS giữa vợ với chống, cha mẹ đẻ với con đẻ…
  • Thu nhập từ những khoản chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở. Hay các tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong các trường hợp cá nhân chỉ có ở một nhà ở, đất ở duy nhất.
  • Các khoản thu nhập từ thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ chống, cha mẹ đẻ với con đẻ…
  • Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với lương làm việc ban ngày. Làm trong giờ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Những khoản thu nhập từ tiền lãi gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Các trường hợp được giảm thuế TNCN

Cũng căn cứ theo Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, những trường hợp được giảm thuế TNCN được nhắc đến như sau:

“Đối tượng nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp.”

Theo đó, người gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, bệnh hiểm nghèo, tai nạn… làm ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế. Sẽ được xem xét giảm số tiền nộp thuế tương ứng với mức độ thiệt hại. Tuy nhiên, không được vượt quá số tiền thuế phải nộp.

Xem thêm: Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN: Hướng dẫn đầy đủ và cập nhật nhất 2024

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế TNCN là gì? Cùng một số vấn đề quan trọng xoay quanh cách tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) mới nhất. Hy vọng đã mang lại cho bạn những thông tin hữu ích.

Nếu bạn còn bất cứ băn khoăn nào về thuế TNCN hay đơn giản là những lời tham vấn chân thực về  các giải pháp kế toán thuế. Đừng ngần ngại liên hệ đến hotline của Luật An Khang để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết. Trân trọng!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *