Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN: Hướng dẫn đầy đủ và cập nhật nhất 2024
Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là gì? Ai là đối tượng được giảm trừ gia cảnh? Những đối tượng nào không được giảm trừ gia cảnh? Đăng ký giảm trừ gia cảnh thực hiện như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Luật An Khang để có được đáp án bạn nhé.
- Giảm trừ gia cảnh là gì?
- Ai được giảm trừ gia cảnh?
- Mức giảm trừ gia cảnh hiện hành (2024)
- Lịch sử thay đổi mức giảm trừ gia cảnh
- Cách tính thuế TNCN sau khi giảm trừ gia cảnh
- Hướng dẫn kê khai giảm trừ gia cảnh trên tờ khai thuế
- Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN cho người nước ngoài
- Giảm trừ gia cảnh cho người khuyết tật, người cao tuổi
- Những lưu ý quan trọng khi kê khai giảm trừ gia cảnh thuế TNCN
- Kết luận
Giảm trừ gia cảnh là gì?
Theo Luật thuế TNCN năm 2007, giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế. Được áp dụng với các khoản thu nhập từ kinh doanh, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân.
Mục đích của việc giảm trừ này là để hỗ trợ người nộp thuế chi trả các khoản chi phí cho gia đình. Góp phần đảm bảo mức sống tối thiểu cho các thành viên trong gia đình.
Việc xác định mức giảm trừ gia cảnh với người phụ thuộc được thực hiện theo nguyên tắc. Mỗi một người phụ thuộc được tính giảm trừ một lần vào một đối tượng nộp thuế.
Ai được giảm trừ gia cảnh?
Đối tượng được giảm trừ gia cảnh bao gồm người nộp thuế và người phụ thuộc. Dưới đây là cách xác định đối tượng giảm trừ gia cảnh là người phụ thuộc.
Người phụ thuộc là con của người nộp thuế
Tại Điểm d.1, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC, người phụ thuộc là con của người nộp thuế là những người: Con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú. Con riêng của vợ, con riêng của chồng.
Người phụ thuộc khác của người nộp thuế
Tại điểm đ, Khoản 1, Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC cũng quy định cụ thể về người phụ thuộc khác của người nộp thuế như sau:
- Vợ / chồng của người nộp thuế,
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ / cha mẹ chống, cha dượng, mẹ kế, cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế.
- Hay những cá nhân khác không nơi nương tựa mà bản thân người nộp thuế đang trực tiếp nuôi dưỡng. Như:
- Anh chị em ruột của người nộp thuế.
- Ông, bà nội, ông bà ngoại, cô, dì, cậu, chú, bác ruột của người nộp thuế.
- Cháu ruột của người nộp thuế, cụ thể: Con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
- Những người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo đúng quy định của pháp luật.
Lưu ý
Tất cả các đối tượng trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Con dưới 18 tuổi ( tính đủ theo tháng).
- Con từ 18 tuổi trở lên nhưng bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
- Con đang theo học bậc Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trương nghề trong nước hoặc nước ngoài. Nhưng không có thu nhập hoặc có thu nhập nhưng bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu không vượt quá 1 triệu đồng.
Mức giảm trừ gia cảnh hiện hành (2024)
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2024 đã và đang tuân thủ theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 như sau
- Mức giảm trừ gia cảnh áp dụng cho bản thân là 11.000.000đ/ tháng tương ứng với 132.000.000đ/ năm.
- Đối với người phụ thuộc được giảm trừ gia cảnh 4 triệu 4 trăm nghìn đồng/ tháng.
Bảng tóm tắt mức giảm trừ thuế TNCN theo số lượng người phụ thuộc (cập nhật 2024)
Số lượng người phụ thuộc | Mức giảm trừ/tháng (triệu đồng) | Mức giảm trừ/năm (triệu đồng) |
0 | 11 | 132 |
1 | 15,4 | 184,8 |
2 | 19,8 | 237,6 |
3 | 24,2 | 290,4 |
4 | 28,6 | 343,2 |
≥ 5 | 33 | 396 |
Lịch sử thay đổi mức giảm trừ gia cảnh
Để giúp bạn hiểu hơn về mức giảm trừ gia cảnh, dưới đây là bảng so sánh mức giảm gia trừ theo từng giai đoạn.
Giai đoạn | Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế | Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc |
Trước 01/07/2020 | 9 triệu đồng/tháng | 3,6 triệu đồng/tháng |
Từ 01/07/2020 đến 31/12/2022 | 11 triệu đồng/tháng | 4,4 triệu đồng/tháng |
Từ 01/01/2023 | 132 triệu đồng/năm | 52,8 triệu đồng/năm (4,4 triệu đồng/tháng) |
Cách tính thuế TNCN sau khi giảm trừ gia cảnh
Hiện tại, cách tính thuế TNCN sau khi giảm trừ gia cảnh được tính dựa theo công thức sau:
Thuế TNCN phải nộp = (Thu nhập chịu thuế x Thuế suất) – Khoản miễn thuế
Trong đó:
- Thu nhập chịu thuế: Là tổng thu nhập sau khi trừ đi các khoản thu nhập được miễn thuế theo quy định.
- Thuế suất: Là mức thuế áp dụng cho từng phần thu nhập chịu thuế, được quy định theo bảng thuế suất thuế thu nhập cá nhân.
- Khoản miễn thuế: Là khoản tiền được trừ trực tiếp vào thu nhập chịu thuế, bao gồm:
- Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế.
- Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
- Các khoản miễn thuế khác theo quy định.
Ví dụ thực tế:
- Thu nhập chịu thuế: 20.000.000 VNĐ/tháng.
- Giảm trừ bản thân: 11.000.000 VNĐ/tháng.
- Giảm trừ 2 người phụ thuộc: 2 x 4.400.000 VNĐ/tháng = 8.800.000 VNĐ/tháng.
- Thu nhập tính thuế: 20.000.000 VNĐ/tháng – 11.000.000 VNĐ/tháng – 8.800.000 VNĐ/tháng = 400.000 VNĐ/tháng.
- Thuế TNCN phải nộp: 400.000 VNĐ/tháng x 5% = 20.000 VNĐ/tháng.
Xem thêm: So sánh mức giảm trừ gia cảnh trước và sau: Những thay đổi quan trọng bạn cần biết
Hướng dẫn kê khai giảm trừ gia cảnh trên tờ khai thuế
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách kê khải giảm trừ gia cảnh trên tờ khai thuế. Cùng đọc và tham khảo để áp dụng cho trường hợp của mình.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Bản đăng ký người phụ thuộc.
- Mẫu bản đăng ký người phụ thuộc theo quy định tại Thông tư 111/2013/TT-BTC.
- Chứng từ chứng minh mối quan hệ với người phụ thuộc (bản sao giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, quyết định giám hộ,…).
- Hợp đồng lao động, quyết định hưởng lương,…
- Giấy tờ chứng minh đã đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế (nếu có).
- Giấy tờ chứng minh các khoản thu nhập khác (nếu có).
Bước 2: Điền thông tin vào tờ khai thuế
Mục II: Thông tin về người nộp thuế
- Họ và tên: Điền đầy đủ họ và tên của người nộp thuế.
- Mã số thuế: Điền mã số thuế cá nhân của người nộp thuế.
- Địa chỉ thường trú: Điền địa chỉ thường trú của người nộp thuế.
Mục IV: Thu nhập chịu thuế
- Kê khai đầy đủ các khoản thu nhập trong năm tính thuế theo quy định.
- Điền các khoản giảm trừ theo quy định, bao gồm:
- Giảm trừ bản thân: 11.000.000 VNĐ/tháng.
- Giảm trừ người phụ thuộc: 4.400.000 VNĐ/tháng/người phụ thuộc.
- Các khoản giảm trừ khác (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đóng góp khuyến học, nhân đạo, làm từ thiện…).
Mục V: Thuế TNCN phải nộp
- Tính toán thuế TNCN phải nộp theo công thức: Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
- Nộp thuế TNCN theo thời hạn quy định.
Bước 3: Nộp hồ sơ kê khai thuế
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan thuế địa phương nơi người nộp thuế cư trú.
- Nộp hồ sơ qua bưu điện.
- Nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống khai thuế điện tử của Tổng cục Thuế.
Lưu ý bạn cần biết khi thực hiện kê khai giảm trừ gia cảnh trên tờ khai thuế
Thời hạn kê khai thuế
- Theo quý: Nộp trong vòng 20 ngày sau khi hết quý.
- Theo năm: Nộp trong vòng 3 tháng sau khi hết năm thuế.
Phạt nộp thuế TNCN quá hạn
- Phạt cảnh cáo: Nộp thuế quá hạn từ 01 đến 05 ngày.
- Phạt từ 2 đến 5 triệu đồng: Nộp thuế quá hạn từ 06 đến 30 ngày.
- Phạt từ 5 đến 10 triệu đồng: Nộp thuế quá hạn từ 31 đến 90 ngày.
- Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng: Nộp thuế quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.
- Phạt từ 20 đến 50 triệu đồng: Nộp thuế quá hạn trên 180 ngày
Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN cho người nước ngoài
Người nước ngoài được hưởng giảm trừ gia cảnh khi tính thuế TNCN nếu đáp ứng các điều kiện sau:
- Người nước ngoài là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được hưởng thu nhập từ tiền lương, tiền công.
- Người nước ngoài là chuyên gia, cán bộ khoa học, kỹ thuật được mời đến Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng hợp tác lao động.
- Người nước ngoài là lao động có trình độ cao, lao động có tay nghề cao được tuyển dụng vào các lĩnh vực ưu tiên đầu tư, các lĩnh vực công nghệ cao.
Xem thêm: Kiểm kê hóa đơn: Hướng dẫn đầy đủ về quy định pháp luật mới nhất 2024
Giảm trừ gia cảnh cho người khuyết tật, người cao tuổi
Giảm trừ gia cảnh cho người khuyết tật, người cao tuổi được quy định cụ thể và chứng từ cần thiết. Như:
- Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan y tế cấp.
- Mức độ khuyết tật từ 60% trở lên.
- Nam: 60 tuổi.
- Nữ: 55 tuổi.
- Không có khả năng lao động hoặc có khả năng lao động nhưng thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1.000.000 VNĐ.
Mức giảm trừ
- Mức độ khuyết tật từ 60% đến dưới 80%: 4.400.000 VNĐ/tháng/người.
- Mức độ khuyết tật từ 80% trở lên: 6.600.000 VNĐ/tháng/người.
- Người cao tuổi: 4.400.000 VNĐ/tháng/người.
Những lưu ý quan trọng khi kê khai giảm trừ gia cảnh thuế TNCN
Kê khai giảm trừ gia cảnh là quyền lợi của người nộp thuế nhằm giảm bớt gánh nặng thuế TNCN cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chính xác và hợp pháp, người nộp thuế cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:
Đối tượng được hưởng giảm trừ gia cảnh
- Là cá nhân có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú tại Việt Nam và có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Có người phụ thuộc hợp pháp: Người phụ thuộc bao gồm:
- Vợ/chồng hợp pháp;
- Con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ/chồng;
- Cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của người nộp thuế và vợ/chồng;
- Anh/chị em ruột chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất sức lao động do ốm đau, tai nạn và được người nộp thuế nuôi dưỡng;
- Cha mẹ vợ/chồng của người nộp thuế đã đến tuổi nghỉ hưu hoặc mất sức lao động do ốm đau, tai nạn.
Mức giảm trừ gia cảnh
- Giảm trừ cho bản thân người nộp thuế: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm).
- Giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc: 4,4 triệu đồng/tháng (52,8 triệu đồng/năm).
Thủ tục kê khai giảm trừ gia cảnh
- Nộp hồ sơ đăng ký giảm trừ gia cảnh theo mẫu 20-ĐK-TCT tại cơ quan thuế nơi cư trú.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký giảm trừ gia cảnh;
- Giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người phụ thuộc (bản sao có công chứng hoặc xác nhận);
- Giấy tờ chứng minh người phụ thuộc mất sức lao động (nếu có).
- Người nộp thuế đã kê khai giảm trừ gia cảnh:
- Cập nhật thông tin người phụ thuộc khi có thay đổi (kết hôn, ly hôn, sinh con,…)
- Báo cáo cơ quan thuế khi người phụ thuộc không còn đủ điều kiện được hưởng giảm trừ.
Kết luận
Với những chia sẻ trên, bạn đã biết được giảm trừ gia cảnh thuế TNCN là gì? Cùng những hướng dẫn chi tiết đầy đủ được Luật An Khang cập nhật mới nhất hiện nay.
Nếu bạn cần tư vấn chi tiết hơn, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063686 để nhận tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng nhất.