Hướng dẫn chi tiết tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập nhanh và chính xác nhất 2024
Việc tra cứu thông tin doanh nghiệp mới thành lập là cần thiết cho nhiều đối tượng như người thành lập công ty, khách hàng, đối tác, nhà đầu tư, ứng viên tìm việc và đối thủ cạnh tranh. Vì vậy, bài viết này Luật An Khang sẽ cung cấp cho bạn đọc cách để có được những thông tin doanh nghiệp một cách nhanh, đơn giản lại xác thực nhất.
Thông tin tra cứu doanh nghiệp bao gồm những gì?
Theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020, thông tin tra cứu doanh nghiệp sẽ bao gồm đầy đủ những nội dung được thể hiện trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đó là:
- Tên doanh nghiệp (tên tiếng nước ngoài, tên viết tắt);
- Mã số doanh nghiệp (mã số thuế công ty);
- Địa chỉ doanh nghiệp;
- Thông tin (họ, tên, địa chỉ liên hệ, quốc tịch, CMND/CCCD/hộ chiếu) người đại diện pháp luật, thành viên hợp danh, chủ doanh nghiệp;
- Vốn điều lệ, vốn đầu tư;
- Ngành nghề kinh doanh…
Xem thêm: 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!
Ai có quyền tra cứu thông tin doanh nghiệp?
Bất kỳ cá nhân/tổ chức nào cũng có quyền tra cứu thông tin doanh nghiệp nếu có nhu cầu. Tuy nhiên, cá nhân/tổ chức có thể tra cứu thông tin trong những giới hạn nhất đinh. Cụ thể:
- Với những thông tin được cung cấp công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp chẳng hạn như: tên, mã số, địa chỉ, ngành nghề kinh doanh; thông tin người đại diện theo pháp luật hoặc tình trạng pháp lý… thì cá nhân/tổ chức được tra cứu miễn phí;
- Với những thông tin không được doanh nghiệp công khai nhưng cá nhân/tổ chức có nhu cầu cần biết thì phải gửi đề nghị đến cơ quan liên quan về đăng ký doanh nghiệp và phải trả phí thì mới có thể được cung cấp thông tin.
Hướng dẫn cách tra cứu thông tin doanh nghiệp
Tra cứu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp được xem là một trong những trang tra cứu chính xác và có độ tin cậy cao. Đây là trang tra cứu phổ biến và được nhiều người sử dụng nhất.
Bước 1: Vào địa chỉ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp;
Bước 2: Tại ô tìm kiếm, bạn nhập chính xác và đầy đủ mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp hoặc tên doanh nghiệp;
Sau khi nhập thông tin, hệ thống sẽ đề xuất các kết quả liên quan từ khóa tìm kiếm, bạn bấm chọn vào doanh nghiệp cần tra cứu.
Tra cứu trên Cổng thông tin điện tử Tổng cục thuế
Tổng cục thuế là cổng thông tin cho phép các cá nhân, tổ chức tra mã số thuế doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân. Website này được cấp bởi Bộ Tài chính.
- Bước 1: Vào địa chỉ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục thuế;
- Bước 2: Tại ô “Mã số thuế”, bạn nhập mã số thuế của doanh nghiệp cần tra cứu. Tiếp theo, bạn click “Mã xác nhận” theo các ký tự đã có sẵn. Chọn tiếp vào ô “Tra cứu”;
- Bước 3: Trang sẽ hiển thị doanh nghiệp mà bạn cần tra cứu thông tin. Bạn click vào tên doanh nghiệp trong “Bảng thông tin tra cứu” để xem thêm các thông tin chi tiết của doanh nghiệp đó.
Tra cứu trên Trang thông tin mã số thuế
Bước 1: Vào địa chỉ Trang thông tin mã số thuế;
Bước 2: Tại ô “Tra cứu mã số thuế”, bạn nhập mã số thuế doanh nghiệp và nhấn tiếp vào biểu tượng tìm kiếm; Hệ thống sẽ hiển thị đầy đủ thông tin doanh nghiệp
Tra cứu thông tin tại Sở Kế hoạch & Đầu tư
Bạn hoàn toàn có thể gửi đơn đề nghị (với cá nhân) hoặc công văn (với tổ chức) tới Cơ quan đăng ký kinh doanh để tra cứu thông tin doanh nghiệp nếu có nhu cầu. Sau đó cơ quan sẽ tiếp nhận và sẽ có văn bản trả lời kèm theo các thông tin mà bạn cần (nếu được chấp thuận).
Các câu hỏi thường gặp về tra cứu thông tin doanh nghiệp
Tại sao cần tra cứu doanh nghiệp mới thành lập?
Việc tra cứu doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng với một số chủ thể nhất định:
- Người dự tính thành lập công ty: Chủ doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về các doanh nghiệp đang hoạt động trong cùng lĩnh vực. Đồng thời, kiểm tra xem tên mình muốn đặt có trùng với bất kỳ tổ chức nào không, từ đó đưa ra những quyết định phù hợp.
- Khách hàng: Giúp họ tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ, sản phẩm và có độ uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Đối tác, nhà đầu tư: Có cái nhìn tổng quan về thông tin doanh nghiệp, tình hình hoạt động của công ty. Từ đó đưa ra những kế hoạch phù hợp với sự phát triển và hợp tác của cả hai.
- Nhân sự tìm kiếm việc làm: Kiểm tra tình hình hoạt động của công ty, đồng thời có cái nhìn tổng quan về các thông tin của công ty.
- Đối thủ cạnh tranh: Giúp doanh nghiệp nắm được tình hình hoạt động cũng như vị trí của doanh nghiệp mình trước thị trường cạnh tranh ngoài kia.
Khi nào cá nhân hoặc tổ chức cần tra cứu thông tin doanh nghiệp trả phí?
Khi cá nhân hoặc tổ chức có nhu cầu cần biết sâu hơn về thông tin pháp lý của doanh nghiệp hoặc những thông tin không được doanh nghiệp công khai trên Cổng thông tin.
Ví dụ: báo cáo tài chính, báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp…
Kết luận
Trên đây là phần chia sẻ thông tin giải đáp thắc mắc về công ty đấu giá hợp danh của Luật An Khang. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!