So sánh kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước
So sánh kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước để làm gì? Làm thế nào để phân biệt hai loại kế toán này? Ưu nhược điểm của từng loại hình ra sao? Bài viết dưới đây của Luật và kế toán An Khang sẽ làm rõ các vấn đề trên.
Giới thiệu về kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước
Sự khác biệt giữa kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước là gì?
So sánh kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước, trước tiên chúng ta cùng làm rõ hai khái niệm, bao gồm: Kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước.
FDI là tên viết tắt của cụm từ Foreign Direct Investment, nghĩa là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020 quy định thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Như vậy, kế toán FDI được hiểu là lĩnh vực kế toán có liên quan đến các hoạt động doanh nghiệp, các giao dịch kinh tế, tài chính của doanh nghiệp FDI. Tức là kế toán FDI thực hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn kế toán quốc tế (IAS/IFRS).
Còn kế toán doanh nghiệp trong nước là những người làm kế toán, thực hiện các công việc liên quan đến kế toán cho các doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Theo đó, sự khác biệt kế toán FDI và kế trong nước chính là bản chất của loại hình doanh nghiệp là có sự đầu tư của nước ngoài hay không. Từ đó liên quan đến các công việc mà một kế toán phụ trách cần phải làm.
Tầm quan trọng của việc hiểu rõ sự khác biệt này đối với doanh nghiệp
Với mỗi doanh nghiệp, hoạt động kế toán đóng vai trò rất quan trọng, quyết định đến sự sống còn của chính doanh nghiệp đó. Vì vậy, việc hiểu rõ sự khác biệt giữa kế toán của doanh nghiệp FDI và kế toán của doanh nghiệp trong nước có vai trò rất quan trọng.
Việc hiểu rõ sự khác biệt này sẽ giúp kế toán xác định được nhiệm vụ và các công việc mình cần phải làm. Từ đó đáp ứng tốt yêu cầu, thực hiện công việc kế toán theo đúng quy định của pháp luật và các chuẩn mực phải tuân theo. Theo đó, hoạt động của doanh nghiệp sẽ được đảm bảo ổn định và hoạt động hiệu quả.
So sánh chi tiết kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước
Kế toán của hai loại hình doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước có những điểm giống và khác nhau nhất định, cụ thể:
Về điểm giống nhau
Phải có đầy đủ kiến thức, kỹ năng của một kế toán thông thường:
- Thực hiện công việc kế toán từ xử lý hóa đơn chứng từ, ghi sổ kế toán, lên báo cáo tài chính hợp nhất, thực hiện các hồ sơ kê khai thuế theo đúng quy định.
- Tùy theo quy mô công ty, số lượng nhân sự phòng kế toán mà sẽ thực hiện công việc kế toán chi tiết phần hành hay kế toán tổng hợp.
- Phải có kiến thức về kế toán, thuế, lao động, bảo hiểm….
- Phải có đủ các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc được giao như tin học văn phòng, phần mềm kế toán, giao tiếp, ngoại ngữ….
- Kỹ năng giao tiếp tùy thuộc vào vị trí công việc
- Kỹ năng quản lý công việc thường không chặt chẽ.
Về điểm khác nhau
Sự khác biệt giữa kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước thể hiện ở các tiêu chí sau:
Tiêu chí | Kế toán FDI | Kế toán doanh nghiệp trong nước |
Về cơ sở pháp lý điều chỉnh | Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phải tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định liên quan đến thuế và tài chính của Việt Nam; chuẩn mực kế toán quốc tế (IFRS) để báo cáo tài chính cho công ty mẹ hoặc các nhà đầu tư quốc tế. | Chủ yếu tuân thủ chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) và các quy định của pháp luật Việt Nam (Thông tư 200/2014/TT-BTC). |
Về hệ thống tài khoản kế toán | Doanh nghiệp FDI thường phải lập song song hai hệ thống tài khoản: một theo chuẩn mực kế toán Việt Nam và một chuẩn mực kế toán quốc tế IFRS để báo cáo cho công ty mẹ hoặc các bên liên quan quốc tế. | Chỉ cần sử dụng một hệ thống tài khoản dựa trên VAS, được thiết kế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính. |
Về báo cáo tài chính và kiểm toán |
Được kiểm toán bởi các công ty kiểm toán quốc tế hoặc các công ty kiểm toán lớn tại Việt Nam để đảm bảo tính minh bạch và tuân thủ cả VAS và IFRS. Đồng thời họ phải lập báo cáo tài chính hàng năm và báo cáo giữa niên độ theo yêu cầu của công ty mẹ hoặc các nhà đầu tư quốc tế. |
Cũng cần lập báo cáo tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật Việt Nam và có thể cần kiểm toán báo cáo này nếu là doanh nghiệp lớn hoặc niêm yết. Các yêu cầu kiểm toán ít phức tạp hơn so với doanh nghiệp FDI. |
Về việc chuyển đổi ngoại tệ và giao dịch quốc tế | Có giao dịch ngoại tệ phức tạp và cần phải chuyển đổi báo cáo tài chính từ đồng Việt Nam sang đồng tiền của công ty mẹ. Các giao dịch ngoại tệ phải được ghi nhận và đánh giá lại theo quy định của VAS và IFRS, dẫn đến sự phức tạp trong quản trị rủi ro tỷ giá. | Ít có giao dịch ngoại tệ hơn và phần lớn các giao dịch được thực hiện bằng đồng Việt Nam. Nếu có phải xử lý các giao dịch ngoại tệ thì cũng chỉ cần theo quy định của VAS. |
Về quản lý vốn và tài sản | Do sự tham gia của nhiều bên liên quan quốc tế nên phải tuân theo các yêu cầu quản lý vốn và tài sản phức tạp hơn. Vấn đề như chi phí khấu hao, quản lý tài sản cố định và các chính sách tài chính nội bộ phải phù hợp với yêu cầu của cả VAS và IFRS. | Việc quản lý vốn và tài sản theo quy định của pháp luật Việt Nam nên ít yêu cầu phức tạp hơn, các quy trình quản lý đơn giản và ít điều chỉnh. |
Về thuế và chính sách tài chính |
Phải tuân thủ các quy định thuế của Việt Nam, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng và thuế nhà thầu. Đồng thời, họ cũng phải xem xét các yếu tố thuế quốc tế, chẳng hạn như thuế chuyển giá, thuế khấu lưu và các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTAAs). | Chủ yếu tuân thủ các quy định thuế trong nước mà không phải quan tâm đến các vấn đề thuế quốc tế phức tạp. |
Về nhân sự | Cần có kiến thức sâu rộng về cả VAS và IFRS, cũng như khả năng giao tiếp và làm việc trong môi trường quốc tế. | Mặc dù không yêu cầu kiến thức quốc tế sâu rộng như trong doanh nghiệp FDI, nhưng vẫn cần nắm vững các quy định trong nước và có kỹ năng kế toán chuyên môn. |
Về văn hóa doanh nghiệp và thực tiễn quản lý | Ảnh hưởng từ công ty mẹ hoặc các quốc gia nơi có sự hiện diện của các nhà đầu tư. Do đó các doanh nghiệp này thường áp dụng các thực tiễn quản lý hiện đại và tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động kế toán và tài chính. | Các doanh nghiệp này thường linh hoạt trong việc áp dụng các phương pháp quản lý phù hợp với môi trường kinh doanh địa phương. |
Ưu nhược điểm của loại hình kế toán
Với mỗi loại hình kế toán của từng doanh nghiệp sẽ có ưu nhược điểm khác nhau, cụ thể như sau:
Kế toán FDI
Ưu điểm kế toán FDI:
- Linh hoạt trong quản lý và báo cáo tài chính: Do doanh nghiệp FDI áp dụng cả chuẩn mực kế toán quốc gia và chuẩn mực kế toán quốc tế nên giúp doanh nghiệp linh hoạt trong lập báo cáo tài chính đáp ứng yêu cầu của các bên có liên quan.
- Tuân thủ chuẩn mực quốc tế: Việc tuân thủ chuẩn mực kế toán quốc tế như IFRS giúp báo cáo tài chính của doanh nghiệp FDI trở nên minh bạch và chuẩn hóa, dễ hiểu hơn đối với các nhà đầu tư và đối tác quốc tế.
- Có thể tận dụng ưu đãi thuế: Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu…; tận dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Nhược điểm kế toán FDI:
- Chi phí cao: Do yêu cầu công việc đòi hỏi kiến thức, kỹ năng cao nên chi phí bỏ ra cho kế toán doanh nghiệp này cũng cao.
- Yêu cầu nhân sự có trình độ chuyên môn cao: Nhân sự kế toán đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm ở mức rất cao, không chỉ kiến thức kế toán ở Việt Nam mà đòi hỏi nắm chắc kiến thức kế toán quốc tế.
Kế toán doanh nghiệp trong nước
Ưu điểm kế toán doanh nghiệp trong nước:
- Chi phí thấp: Yêu cầu đối với kế toán doanh nghiệp trong nước không đòi hỏi cao như kế toán doanh nghiệp FDI nên chi phí cho nhân sự kế toán cũng thấp hơn.
- Thủ tục đơn giản: Do mọi thủ tục đều chỉ cần tuân theo quy định pháp luật và chuẩn mực kế toán Việt Nam nên sẽ đơn giản, nhanh gọn hơn.
- Dễ dàng tiếp cận các dịch vụ kế toán
Nhược điểm:
- Ít linh hoạt: Vì chỉ tuân theo quy định và chuẩn mực của Việt Nam nên mức độ linh hoạt trong quản lý và báo cáo tài chính không được như doanh nghiệp FDI.
- Không được hưởng ưu đãi thuế của FDI: Ưu đãi thuế cho FDI nhằm thu hút đầu tư từ nước ngoài. Do đó với doanh nghiệp trong nước sẽ không được hưởng ưu đãi thuế như của FDI.
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về so sánh kế toán FDI và kế toán doanh nghiệp trong nước để bạn đọc tham khảo. Qua đó giúp chúng ta hiểu rõ thế nào là kế toán FDI, kế toán doanh nghiệp trong nước; điểm giống, khác nhau cũng như ưu nhược điểm của từng loại hình kế toán. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về vấn đề này và các vấn đề có liên quan hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!