Pháp Luật Doanh Nghiệp

Quy Trình Thành Lập Công Ty Fdi Tại Việt Nam [Cập Nhật 2024]

Doanh nghiệp FDI là viết tắt của Foreign Direct Investment, tức là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc thành lập công ty FDI tại Việt Nam năm 2024 cần tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của pháp luật. Vậy cụ thể các quy định về thành lập doanh nghiệp FDI là gì? Thủ tục mở công ty FDI gồm những bước nào? Hãy cùng Luật An Khang tìm kiếm câu trả lời nhé!

Điều kiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

Một yếu tố cần thiết khi thành lập công ty FDI tại Việt Nam đó là các doanh nghiệp cần đảm bảo đáp ứng điều kiện thành lập. Căn cứ pháp lý của các điều kiện này dựa trên:

Chi tiết các điều kiện đó là:

STT Điều kiện thành lập FDI Chi tiết điều kiện
1 Điều kiện về chủ thể thành lập công ty FDI Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Doanh nghiệp FDI phải có ít nhất một trong những đối tượng là nhà đầu tư nước ngoài như trên đứng ra thành lập hoặc góp vốn.

2 Ngành nghề kinh doanh Doanh nghiệp FDi chỉ được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề được pháp luật Việt Nam cho phép, không được đăng ký và kinh doanh những ngành nghề bị cấm theo quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư.

Các ngành nghề doanh nghiệp FDi bị cấm kinh doanh, tức là doanh nghiệp không được phép thành lập công ty fdi gồm:

  • Kinh doanh các chất ma túy được quy định rõ tại Phụ Lục I Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật được quy định tại Phụ lục II Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh mẫu vật các loài động – thực vật hoang dã khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động thực vật hoang dã nguy cấp; kinh doanh mẫu vật các loài động – thực vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I khai thác từ tự nhiên được quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020.
  • Kinh doanh hoạt động mại dâm.
  • Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê (bị cấm từ ngày 01/01/2020).
  • Hoạt động mua, bán người, xác, mô, bộ phận cơ thể người, bào thai người.
  • Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.
  • Kinh doanh pháo nổ.
3 Điều kiện về hình thức hoạt động Các loại hình doanh nghiệp được phép thành lập công ty FDI tại Việt Nam là:

  • Công ty TNHH 1 thành viên.
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên.
  • Công ty cổ phần.
  • Công ty hợp danh.

Xem thêm: Điều kiện thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Quy trình thành lập công ty FDI

Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, quy trình thành lập doanh nghiệp FDI gồm 4 bước:

  1. Đăng ký xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;
  2. Đăng ký xin thành lập doanh nghiệp;
  3. Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  4. Xin giấy phép đăng ký kinh doanh lĩnh vực đặc thù.

Đây là thủ tục chung cho các doanh nghiệp muốn thành lập công ty FDI. Tuy nhiên, tùy theo từng loại hình công ty thì sẽ có sự thay đổi về thủ tục.

Cụ thể hiện nay các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đang hoạt động theo 2 hình thức:

  • Hình thức đầu tư trực tiếp
  • Hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam
Quy trình thành lập công ty FDI 
Quy trình thành lập công ty FDI

Đối với hình thức đầu tư trực tiếp

Doanh nghiệp FDI có hình thức đầu tư trực tiếp là nhà đầu tư nước ngoài sẽ góp vốn trực tiếp ngay từ thời gian đầu thành lập doanh nghiệp. Đối với hình thức này, quy định pháp luật về thành lập công ty FDI sẽ yêu cầu khắt khe hơn về việc chứng minh việc góp vốn của doanh nghiệp. Do vậy, thủ tục cần thực hiện sẽ bao gồm 2 bước. Đó là thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư và xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cụ thể quy trình thành lập doanh nghiệp FDI có vốn đầu tư trực tiếp như sau:

Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài

Doanh nghiệp cần thực hiện việc kê khai các thông tin về dự án đầu tư tại Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Việc kê khai sẽ được thực hiện trực tuyến. Hệ thống này cũng là nơi tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong quy trình thành lập công ty FDI bao gồm:

  • Bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người nước ngoài hoặc/và bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
  • Giấy tờ xác nhận thông tin số dư tài khoản ngân hàng tương ứng với số vốn dự kiến đầu tư hoặc Báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư đối với nhà đầu tư là tổ chức;
  • Hợp đồng thuê địa điểm để làm trụ sở và thực hiện dự án đầu tư;
  • Hồ sơ thể hiện năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Văn bản thực hiện dự án đầu tư cùng một số văn bản khác theo quy định như: Đề xuất dự án đầu tư, đề xuất nhu cầu sử dụng đất, giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Hồ sơ xin giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài gồm có:

  • ­Bản sao được sao y chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư đã được cấp;
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên, cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, đại diện pháp luật của công ty. Trường hợp là tổ chức thì có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
  • Điều lệ công ty;
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo từng loại hình);
  • Danh sách thành viên góp vốn hoặc danh sách cổ đông (nếu có).
thành lập công ty fdi
Giấy chứng nhận thành lập công ty FDI

Bước 4: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Đối với 2 loại hồ sơ trên, doanh nghiệp cần nộp ở cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện. Cụ thể:

  • Đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư doanh nghiệp nộp tại: Phòng Đăng ký đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian xử lý và giải quyết hồ sơ sẽ là 15 ngày.
  • Đối với hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Thời gian xử lý là từ 03 – 05 ngày.

Xem thêm: 3 Quy Định Thành Lập Công Ty Luật Nước Ngoài Tại Việt Nam

Bước 5: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty FDI

Sau khi hoàn thành thủ tục thành lập, công ty phải thực hiện thêm một số công việc sau:

  • Mở tài khoản vốn đầu tư trực tiếp bằng ngoại tệ tại một ngân hàng được cấp phép để thực hiện các giao dịch hợp pháp bằng ngoại tệ;
  • Thực hiện việc góp vốn theo đúng tiến độ cam kết góp vốn tại giấy chứng nhận đầu tư; việc góp vốn này được thực hiện theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản vốn đầu tư trực tiếp được nói tới ở trên;

Ngoài ra, tới mỗi định kỳ theo quy định (tháng, quý, năm), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải nộp báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư cho Sở Kế hoạch – Đầu tư theo hình thức điện tử;

Trường hợp công ty có thực hiện hoạt động phân phối bán lẻ thì cần xin giấy phép của Sở công thương cấp.

Đối với hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của một doanh nghiệp vốn Việt Nam là hình thức đầu tư mà theo đó nhà đầu tư nước ngoài sẽ đầu tư vào một công ty đã có sẵn. Với lựa chọn theo hình thức này thì không cần phải xin giấy chứng nhận đầu tư.

Thủ tục thành lập công ty FDI theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp sẽ đơn giản hơn hình thức đầu tư trực tiếp. Thay vào đó, các doanh nghiệp sẽ cần thực hiện thủ tục đăng ký mua phần vốn góp và thay đổi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Cụ thể quy trình thành lập doanh nghiệp FDI theo hình thức đầu tư góp vốn… như sau:

Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam

Các nhà đầu tư thành lập công ty theo cách này sẽ thực hiện chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền. Theo quy định hiện hành, đó là Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính.

Thành phần hồ sơ xin văn bản đủ điều kiện góp vốn, mua phần vốn góp, mua cổ phần gồm có:

  • Văn bản đăng ký góp vốn/mua cổ phần/mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài;
  • Bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người nước ngoài hoặc/và bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài dự định góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Xem thêm: Điều kiện, thủ tục thành lập công ty vốn nước ngoài mới nhất

Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài

Hồ sơ thay đổi giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty FDI gồm có:

  • Thông báo về việc đáp ứng đủ điều kiện góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp đã được cấp;
  • Bản sao công chứng giấy tờ pháp lý cá nhân của thành viên, cổ đông góp vốn, chủ sở hữu, đại diện pháp luật của công ty. Trường hợp là tổ chức thì có bản sao công chứng giấy phép kinh doanh/giấy chứng nhận thành lập của tổ chức nước ngoài, kèm theo bản sao công chứng hộ chiếu của cá nhân người đại diện phần vốn góp của tổ chức đó;
  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Quyết định của công ty về những nội dung thay đổi;
  • Biên bản họp về nội dung thay đổi (nếu có);
  • Hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp;
  • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu có);
  • Điều lệ công ty, giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (tùy theo từng loại hình);
  • Danh sách thành viên/danh sách cổ đông (nếu có trong trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp).

Sau khi hoàn thiện việc chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Xem thêm: Đăng ký thành lập doanh nghiệp ở đâu?

Bước 3: Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty FDI

Đối với hình thức thành lập doanh nghiệp FDI qua việc góp vốn, mua lại cổ phần, mua phần vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam, các chủ đầu tư cần thực hiện thủ tục sau:

  • Mua phần vốn góp từ công ty TNHH: Cá nhân chuyển nhượng vốn phải nộp tờ khai kê khai TNCN lên cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng.
  • Mua cổ phần từ cổ đông công ty cổ phần: Cá nhân chuyển nhượng vốn phải nộp tờ khai kê khai TNCN lên cơ quan thuế quản lý trong vòng 10 ngày kể từ ngày chuyển nhượng. Ngoài ra, phải nộp thuế TNCN là 0.1% trên giá trị chuyển nhượng.
  • Tùy theo cơ quan thuế quản lý mà việc kê khai có thể được thực hiện trực tiếp hoặc kê khai theo hình thức điện tử, đồng thời việc kê khai được thực hiện bởi cá nhân chuyển nhượng hoặc công ty kê khai thay.
Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty FDI
Thực hiện các thủ tục sau khi thành lập công ty FDI

Đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty FDI uy tín tại Việt Nam

Việc thành lập công ty FDI của các chủ đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là chưa bao giờ dễ dàng. Hầu hết các chủ đầu tư nước ngoài đều tìm đến các đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp để thực hiện thủ tục này, và Luật An Khang trở thành đơn vị được các nhà đầu tư nước ngoài tin tưởng hợp tác.

Với hơn 08 năm kinh nghiệm và hơn 10 chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực thành lập doanh nghiệp nói chung và thành lập công ty FDI nói riêng, Luật An Khang tự hào là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty FDI uy tín hàng đầu Việt Nam.

Dịch vụ thành lập công ty FDI của Luật An Khang không chỉ chính xác, chuyên nghiệp mà còn tối ưu thời gian làm việc và đưa công ty FDI đi vào hoạt động một cách thuận lợi nhất.

Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần thiết mà Luật An Khang muốn gửi tới các bạn về vấn đề: Thủ tục thành lập công ty FDI tại Việt Nam năm 2024. Hy vọng với các chia sẻ trên, bạn đã có cho mình thông tin chi tiết để hỗ trợ quá trình thành lập dễ dàng hơn. Nếu cần bất cứ thông tin tư vấn nào, bạn có thể liên lạc trực tiếp qua HOTLINE!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *