Pháp Luật Doanh Nghiệp

Chi Tiết Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp Kiểm Toán 2024

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam hiện nay được ban hành và giám sát bởi các cơ quan chức năng. Một doanh nghiệp kiểm toán muốn thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì cần tuân thủ theo các yêu cầu và điều kiện cụ thể đó. Chi tiết các điều kiện doanh nghiệp cần phải đáp ứng khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam sẽ được phân tích chi tiết tại bài viết dưới đây!

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán là gì?

Để được thành lập doanh nghiệp kiểm toán thì cần đảm bảo các điều kiện sau đây: Loại hình doanh nghiệp thành lập, điều kiện về giấy chứng nhận, số vốn điều lệ, quy tắc góp vốn… Đây là các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán theo quy định mới nhất năm 2024. 

Các điều kiện thành lập công ty kiểm toán tại Việt Nam là nội dung được nhiều chủ doanh nghiệp tìm kiếm. Công ty kiểm toán là loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán cụ thể là đánh giá độ tin cậy của thông tin tài chính mà một tổ chức cung cấp. Do vậy đây là một lĩnh vực đặc thù và chịu sự giám sát, quản lý bởi các quy định riêng của nhà nước. 

Căn cứ pháp lý

Tổng hợp các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán và các yếu tố xác định doanh nghiệp có đạt đủ điều kiện hay không đều được căn cứ vào các quy định pháp luật sau:

  • Biểu cam kết Việt Nam trong WTO;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Kiểm toán độc lập 2011;
  • Nghị định 17/2012/NĐ-CP

điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán

Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán chi tiết

Theo quy định tại Điều 20 Luật Kiểm toán độc lập 2011, chúng ta có thể xác định được hiện nay Nhà nước cho phép thành lập doanh nghiệp kiểm toán với 3 loại hình sau:

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
  • Công ty hợp danh
  • Doanh nghiệp tư nhân

Bạn có thể xem thêm: 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!

Từ yếu tố này ta có các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán đều được xác định dựa trên loại hình doanh nghiệp thành lập. Mỗi loại hình sẽ có cách thức hoạt động và quản lý riêng. Kéo theo đó chính là điều kiện thành lập công ty kiểm toán của từng loại hình công ty cũng không giống nhau.

Bảng thông tin dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về từng điều kiện thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán dựa trên các loại hình doanh nghiệp. 

STT Loại hình công ty Điều kiện thành lập
1 Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên
  • Phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của pháp luật
  • Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó có tối thiểu 2 thành viên góp vốn. Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 17/2012/NĐ-CP thì mức vốn góp của kiểm toán viên hành nghề được quy định như sau:
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán phải có ít nhất 2 thành viên góp vốn là kiểm toán viên đăng ký hành nghề tại công ty. Vốn góp của các kiểm toán viên hành nghề sẽ phải chiếm trên 50% tổng số vốn điều lệ của công ty.
  • Kiểm toán viên hành nghề sẽ không được đồng thời là thành viên góp vốn của từ hai doanh nghiệp kiểm toán trở lên.
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc của Công ty sẽ phải là kiểm toán viên hành nghề
  • Bảo đảm vốn pháp định theo quy định tại Điều 5 Nghị định 17/2012/NĐ-CP cụ thể:
  • Vốn pháp định của Công ty trách nhiệm hữu hạn từ ngày 01/01/2015 là 5 tỷ VNĐ.
  • Trong quá trình hoạt động, công ty trách nhiệm hữu hạn sẽ phải luôn duy trì vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán, không được thấp hơn mức vốn pháp định là 5 tỷ VNĐ nêu trên. Doanh nghiệp kiểm toán sẽ phải bổ sung vốn nếu vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán thấp hơn 5 tỷ VNĐ trong vòng 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
  • Phần vốn góp của thành viên là tổ chức sẽ không được vượt quá mức được quy định tại Điều 6 Nghị định 17/2012/NĐ-CP, người đại diện của thành viên là tổ chức sẽ phải là kiểm toán viên hành nghề cụ thể như sau:
  • Thành viên là tổ chức sẽ được góp tối đa 35% tổng số vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn kiểm toán hai thành viên trở lên. Trong trường hợp có nhiều tổ chức tham gia góp vốn thì tổng số vốn góp của các tổ chức tối đa sẽ bằng 35% tổng số vốn điều lệ của công ty.
  • Thành viên là tổ chức sẽ phải cử một người làm đại diện cho tổ chức vào Hội đồng thành viên. Người đại diện của thành viên là tổ chức sẽ phải là kiểm toán viên và phải đăng ký hành nghề tại doanh nghiệp kiểm toán mà tổ chức đó tham gia góp vốn.
  • Kiểm toán viên hành nghề là người đại diện của tổ chức sẽ không được tham gia góp vốn vào công ty kiểm toán đó với tư cách là cá nhân.
2 Điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán đối với Công ty hợp danh:
  • Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định
  • Phả có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề, trong đó có tối thiểu 2 thành viên hợp danh
  • Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc phải là kiểm toán viên hành nghề
3 Đối với loại hình Doanh nghiệp tư nhân
  • Phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định
  • Phải có ít nhất 5 kiểm toán viên hành nghề trong đó phải có chủ doanh nghiệp tư nhân
  • Chủ doanh nghiệp tư nhân phải đồng thời là Giám đốc công ty.

điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán

Thủ tục thành lập công ty kiểm toán tại Việt Nam

Với các thông tin trên đây, Luật An Khang đã giúp bạn nắm được các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán tại Việt Nam. Vậy thủ tục thành lập doanh nghiệp kiểm toán là gì? Cần phải làm gì khi thành lập doanh nghiệp kiểm toán năm 2024?

Dưới đây sẽ là câu trả lời chi tiết cho thắc mắc của bạn:

Thủ tục thành lập công ty kiểm toán tại Việt Nam gồm các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty kiểm toán tại Việt Nam

Bộ hồ sơ xin đăng ký bao gồm:

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ công ty
  • Danh sách thành viên góp vốn đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh
  • Bản sao có công chứng/chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của thành viên là cá nhân, bản sao công chứng/ chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với trường hợp thành viên là tổ chức kèm theo bản sao có công chứng/chứng thực CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó
  • Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục thành lập công ty tại cơ quan có thẩm quyền

Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền

Sau khi đã xác định doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán theo quy định thì doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ theo 2 cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh là Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Nộp qua mạng thông tin điện tử

Trong thời hạn 03 ngày sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ thực hiện xét duyệt và cấp giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp kiểm toán. Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh từ chối đăng ký doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật kiểm toán độc lập 2011 thì hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán sẽ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;
  • Bản sao có công chứng/chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán của các kiểm toán viên hành nghề
  • Hợp đồng lao động làm toàn bộ thời gian của các kiểm toán viên hành nghề
  • Các tài liệu chứng minh về vốn góp đối với trường hợp thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
  • Các giấy tờ khác do Bộ Tài chính quy định.

Doanh nghiệp tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ nêu trên tại Bộ Tài chính.

Tham khảo tại: Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp 2024: Hướng Dẫn Chi Tiết

điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán
Cần đảm bảo hồ sơ đăng ký hợp lệ khi đăng ký thành lập công ty kiểm toán

Với bài viết trên đây, Luật An Khang đã cung cấp cho bạn thông tin về các điều kiện thành lập doanh nghiệp kiểm toán và thủ tục thành lập doanh nghiệp theo quy định pháp luật. Nếu bạn cần bất cứ thông tin nào về tư vấn thành lập doanh nghiệp kiểm toán, hãy liên lạc với chúng tôi qua số Hotline trên Website!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *