Công Ty Hợp Danh Là Gì? Khái Niệm, Đặc Điểm, Quy Định 2024
Công ty hợp danh đang là lựa chọn của nhiều chủ doanh nghiệp khi quyết định thành lập công ty. Vậy công ty hợp danh là gì? Khái niệm, đặc điểm của công ty hợp danh của loại hình doanh nghiệp này như thế nào mà lại được nhiều người quan tâm đến vậy? Hãy cùng theo dõi bài viết này và cùng Luật An Khang tìm hiểu câu trả lời nhé!
Công ty hợp danh là gì?
Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
Điều 172. Công ty hợp danh
- Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:
a) Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;
b) Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty
c) Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Một trong những đặc điểm công ty hợp danh quan trọng.
Từ điều luật trên, ta có thể rút ra được khái niệm công ty hợp danh là gì như sau:
Công ty hợp danh là doanh nghiệp có ít nhất hai thành viên cùng sở hữu và kinh doanh dưới một tên chung.
>> Xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024
Đặc điểm công ty hợp danh là gì?
Sau khi đã biết được chi tiết khái niệm công ty hợp danh thì mời các bạn cùng Luật An Khang đi sâu vào phân tích và tìm hiểu đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này nhé!
Đặc điểm thành viên của công ty hợp danh
- Công ty hợp danh phải được thành lập từ 2 thành viên trở lên. Bao gồm: thành viên hợp danh (chịu trách nhiệm vô hạn) và thành viên góp vốn (chịu trách nhiệm hữu hạn).
- Thành viên hợp danh trong công ty hợp danh không được là chủ sở hữu một doanh nghiệp tư nhân khác hoặc là thành viên hợp danh trong một công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp nhận được sự đồng ý của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên công ty hợp danh có quyền đại diện và điều hành công ty nhưng không được tự đứng tên mình hoặc nhân danh người khác để đứng tên kinh doanh công ty hoạt động cùng ngành, nghề với công ty hợp danh.
- Nếu không nhận được sự đồng ý chấp thuận của tất cả các thành viên hợp danh còn lại trong công ty hợp danh, các thành viên hợp danh sẽ không được phép chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn góp của mình cho người khác để trở thành thành viên hợp danh.
Đặc điểm về vốn của công ty hợp danh
- Các thành viên hợp danh có nghĩa vụ nộp đầy đủ và đúng hạn đã cam kết sẽ góp vào công ty.
- Nếu thành viên góp vốn không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số tiền chưa góp đó có thể được coi là khoản nợ mà thành viên đó đang nợ công ty. Khi đó, công ty có quyền trục xuất thành viên góp vốn có khỏi bộ máy nhân sự theo quyết định của Hội đồng quản trị.
- Khi các thành viên đã hoàn thành nghĩa vụ góp vốn và góp đủ vốn như cam kết sẽ được cấp giấy chứng nhận cho phần vốn góp mình chịu trách nhiệm.
Đặc điểm về tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh bao gồm 5 loại tài sản. Đó là:
- Tài sản do các thành viên chuyển nhượng cho công ty hợp danh
- Tài sản được tạo ra dưới danh nghĩa công ty hợp danh
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh được thực hiện bởi các thành viên hợp danh dưới danh nghĩa công ty
- Các tài sản có được do các thành viên hợp danh thực hiện hoạt động kinh doanh trên danh nghĩa cá nhân và các tài sản khác được quy định trong luật.
Tài sản của công ty tách biệt với tài sản cá nhân của thành viên, trừ khi tài sản công ty không đủ trả nợ.
Đặc điểm về đại diện của công ty hợp danh
- Các thành viên hợp danh là người đại diện theo pháp luật của công ty, có quyền thay mặt công ty thực hiện các hoạt động kinh doanh thương mại hàng ngày của công ty theo quy định của pháp luật.
- Những hoạt động không thuộc phạm vi kinh doanh thương mại của công ty hợp danh, mà do thành viên hợp danh thực hiện trên danh nghĩa cá nhân thì sẽ không thuộc trách nhiệm của công ty. Ngoại trừ trường hợp hoạt động kinh doanh thương mại đó đã được các thành viên còn lại của công ty hợp danh chấp thuận.
Xem thêm: Ưu – nhược điểm của công ty hợp danh
Kết luận
Đó là tất cả những chia sẻ về công ty hợp danh là gì của Luật An Khang gửi tới quý khách hàng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần lại liên hệ hotline, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi vấn đề của bạn.