Chưa phân loại

ƯU ĐIỂM VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÔNG TY HỢP DANH – BÀI TOÁN LỰA CHỌN DOANH NGHIỆP 2024

Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh có những gì? Liệu đây có phải loại hình công ty phù hợp để hoạt động kinh doanh? Cùng Luật và Kế toán An Khang tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Công ty hợp danh là gì? Cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty hợp danh là doanh nghiệp mà trong đó:

  • Có ít nhất hai cá nhân là thành viên hợp danh. Họ là chủ sở hữu chung của công ty và cùng nhau thực hiện hoạt động kinh doanh, phát triển kinh doanh dưới một cái tên chung. Thành viên công ty hợp danh đều phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. 
  • Các thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vị số vốn đã cam kết góp vào công ty.
  • Công ty hợp danh bắt đầu có tư cách pháp nhân kể từ ngày được nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh bao gồm:

  • Hội đồng thành viên: Bao gồm toàn bộ thành viên hợp danh và thành viên góp vốn.
  • Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc: Là thành viên hợp danh được Hội đồng thành viên bầu.

Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh
Ưu điểm và nhược điểm của công ty hợp danh

Ưu điểm của công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp khá phổ biến ở Việt Nam, thường được các công ty có quy mô nhỏ và vừa lựa chọn do các ưu điểm:

  • Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân, được thừa nhận là một chủ thể pháp lý và có thể tham gia các quan hệ một cách độc lập.
  • Do số lượng lượng thành viên ít, các thành viên thường là những người đã quen biết và có mức độ tin cậy cao với nhau nên công tác quản lý, điều hành công ty không quá phức tạp.
  • Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
  • Kết hợp uy tín cá nhân của nhiều thành viên giúp cho công ty dễ tạo sự tin cậy với đối tác.
  • Dễ dàng vay vốn và hoãn nợ từ ngân hàng hơn do các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty.

Nhược điểm của công ty hợp danh

  • Vì các thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm vô hạn với các khoản nợ và tài chính của công ty, không phân biệt rõ giữa tài sản của cá nhân và tài sản của công ty nên mức độ rủi ro sẽ rất cao
  • Các thành viên hợp danh đều là người đại diện của công ty theo pháp luật. Do đó, nếu các thành viên không thống nhất được ý kiến, mục tiêu chung thì sẽ gây khó khăn cho việc vận hành doanh nghiệp.
  • Công ty hợp danh không được phép phát hành cổ phiếu, do đó công ty không thể huy động vốn từ nguồn này. 
  • Thành viên công ty hợp danh bị hạn chế về quyền do không thể làm chủ của doanh nghiệp tư nhân hoặc thành viên của công ty hợp danh khác trừ khi có được sự đồng ý của các thành viên còn lại.
  • Trường hợp thành viên hợp danh rút khỏi công ty thì vẫn phải chịu trách nhiệm với các khoản nợ của công ty đã phát sinh từ trước ngày chấm dứt tư cách thành viên với thời hạn 2 năm.

Thủ tục thành lập công ty hợp danh

Thủ tục thành lập công ty
Thủ tục thành lập công ty

Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty hợp danh

Để thành lập công ty hợp danh cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Theo Điều 20 Luật Doanh nghiệp hiện hành, hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên;
  • Bản sao Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp pháp khác của các thành viên;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nếu có nhà đầu tư nước ngoài.

Nộp hồ sơ thành lập công ty và nhận kết quả

Cá nhân có thể nộp hồ sơ theo một trong ba cách:

  • Trực tiếp tại Phòng Đăng ký Kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư
  • Qua bưu điện.
  • Trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Kết luận

Trên đây là phần chia sẻ thông tin giải đáp thắc mắc về ưu, nhược điểm của công ty hợp danh của Luật An Khang. Không biết với câu trả lời mà chúng tôi chia sẻ trên đây bạn đã có thêm hiểu biết và kiến thức đối với quy định pháp luật về công ty hợp danh chưa nhỉ? Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn về việc thành lập công ty đó. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *