Pháp Luật Doanh Nghiệp

Chuyển nhượng vốn góp công ty tnhh 2 thành viên – hướng dẫn chi tiết từ A đến Z

Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH hai thành viên là một quá trình quan trọng và phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các quy định pháp luật và quy trình thực hiện. Nếu bạn đang tìm kiếm một hướng dẫn chi tiết, đầy đủ và dễ hiểu từ A đến Z về cách thức chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên, bài viết này chính là dành cho bạn. Luật An Khang sẽ cung cấp những thông tin cần thiết và những bước cụ thể để bạn có thể thực hiện quá trình này một cách suôn sẻ và hiệu quả. Hãy cùng khám phá nhé!

Chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH hai thành viên là gì?

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH là quá trình chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp của mình trong công ty cho thành viên khác hoặc cá nhân, tổ chức khác không phải thành viên. Theo đó, các quyền và các nghĩa vụ này sẽ được trị giá bằng tiền hoặc các giá trị vật chất khác theo thỏa thuận của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng.. Trong đó, phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã đóng góp hoặc cam kết góp vào công ty TNHH.

Các hình thức chuyển nhượng vốn góp

Chuyển nhượng vốn góp trong công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên sẽ bao gồm các trường hợp sau đây:

  • Thành viên công ty bán lại phần vốn góp của mình cho các thành viên của công ty tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty hoặc người không phải là thành viên của công ty.
  • Thành viên yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của mình.
  • Thành viên công ty sử dụng phần vốn góp để trả nợ.
  • Thành viên tặng cho một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác

Điều kiện chuyển nhượng vốn góp

Với việc chuyển nhượng vốn góp trong công ty TNHH hai thành viên trở lên diễn ra hai trường hợp:

  • Số lượng thành viên không thay đổi: Trường hợp này công ty chỉ cần làm mẫu thông báo có sự thay đổi thành viên góp vốn và tỷ lệ vốn góp của thành viên trong công ty.
  • Số lượng thành viên có thay đổi: Nếu sau khi chuyển nhượng chỉ còn lại 1 thành viên thì doanh nghiệp cần phải làm thông báo thay đổi số lượng thành viên góp vốn đồng thời phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp công ty TNHH 1 thành viên

Theo Điều 52 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên được thực hiện với điều kiện như sau:

  • Chào bán phần vốn góp đó cho thành viên còn lại theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ trong công ty với cùng điều kiện chào bán.
  • Thành viên chuyển nhượng vẫn có quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp trong công ty cho đến khi thông tin người mua được cập nhật vào sổ đăng ký thành viên.
  • Trường hợp sau khi chuyển nhượng hoặc thay đổi phần vốn góp dẫn đến trong công ty chỉ còn 1 thành viên thì công ty phải thay đổi loại hình doanh nghiệp thành công ty TNHH một thành viên và thực hiện đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc chuyển nhượng.

Trường hợp thành viên công ty được phép chuyển nhượng vốn góp cho người khác không phải là thành viên trong công ty với các điều kiện như sau:

  • Thành viên trong công ty không mua hoặc không mua hết trong 30 ngày kể từ ngày chào bán, được quyền chuyển nhượng vốn góp cho người khác.
  • Thành viên chuyển nhượng vốn góp cho vợ, chồng, cha, mẹ, con, người có quan hệ họ hàng đến thừa kế thứ 3.
  • Thành viên công ty sử dụng phần vốn góp để trả nợ thì được nhận thanh toán phần vốn góp qua hai hình thức là trở thành thành viên công ty nếu được hội đồng thành viên chấp nhận và chào bán hoặc chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật.

XEM THÊM: Tìm Hiểu Về Công Ty  2 Thành Viên-Đặc Điểm, Trách Nhiệm

Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Tnhh 2 Thành Viên Như Thế Nào?

Thủ tục chuyển nhượng vốn góp

Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ cơ bản cần chuẩn bị khi doanh nghiệp muốn làm thủ tục chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm: 

  • Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Theo mẫu);
  • Biên bản họp hội đồng thành viên;
  • Quyết định của hội đồng thành viên;
  • Danh sách thành viên;
  • Hợp đồng chuyển nhượng, biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng;
  • Bản công chứng chứng minh thư hoặc hộ chiếu còn thời hạn của cá nhân nhận chuyển nhượng;
  • Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN đối với tổ chức nhận chuyển nhượng (trừ trường hợp tổ chức là Bộ/UBND tỉnh, thành phố) và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định ủy quyền của Người đại diện theo ủy quyền của tổ chức
  • Quyết định góp vốn đối với của tổ chức nhận chuyển nhượng

Thủ tục chuyển nhượng 

Thủ tục chuyển nhượng phần vốn góp trong công ty TNHH là một quá trình quan trọng, đòi hỏi sự tuân thủ pháp lý và được thực hiện theo 03 bước sau đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chuyển nhượng 
  • Bước 2: Nộp hồ sơ theo 2 cách thức: 
    • Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
    • Nộp online tại Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 3: Công bố thông tin về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp: Sau khi được cấp Giấy xác nhận thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp cần công bố thông tin về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin về việc thay đổi thành viên và các thông tin liên quan khác.
  • Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ thuế (nếu áp dụng): Trong trường hợp việc chuyển nhượng phần vốn góp đòi hỏi kê khai và nộp thuế, người chuyển nhượng cần phải tuân theo các quy định thuế của nhà nước. Điều này đảm bảo rằng giao dịch chuyển nhượng được thực hiện hợp pháp và tránh mọi rắc rối pháp lý sau này.

KẾT LUẬN

Trên đây là phần chia sẻ thông tin giải đáp thắc mắc về việc chuyển nhượng vốn góp công ty TNHH hai thành viên của Luật An Khang. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!

XEM THÊM: Vốn Điều Lệ Của Công Ty Tnhh 2 Thành Viên Cần Bao Nhiêu?

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *