Pháp Luật Doanh Nghiệp

2 cơ cấu tổ chức công ty cổ phần – nắm vững để quản lý doanh nghiệp thành công

Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần là yếu tố tiên quyết trước khi đưa công ty vào hoạt động, vận hành và quản lý đạt được hiệu quả cao. Vậy các mô hình tổ chức công ty cổ phần hiện nay là gì? Mẫu sơ đồ tổ chức của công ty như thế nào? Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu thông tin về sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần trong bài viết sau nhé!

Công ty cổ phần là gì? Vai trò của sơ đồ tổ chức  

Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:

  • Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
  • Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
  • Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
  • Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Công ty cổ  có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.

Dưới đây là vai trò của cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần.

  • Cơ cấu tổ chức có tác dụng làm rõ trách nhiệm của từng cá nhân giúp thúc đẩy nhận thức về quyền và nghĩa vụ đối với công ty, từ đó giúp công ty phát triển tốt hơn.
  • Lưu trữ thông tin liên hệ của các một cách thuận tiện. Thông tin liên hệ cá nhân của nhân viên là một dữ liệu lớn, đặc biệt ở các công ty có quy mô rộng. Vì thế, thông tin liên hệ của họ sẽ được lưu trữ một cách tiện lợi hơn trên sơ đồ tổ chức của công ty.
  • Các bộ phận quản lý dễ dàng nắm bắt được toàn bộ hoạt động quản lý của bộ phận khác. Khi nhìn vào sơ đồ tổ chức thì bộ quận quản lý có thể nắm bắt kịp thời cơ cấu của từng thời điểm. 
  • Giúp nhân viên hiểu rõ được lộ trình phát triển công việc của mình; giúp họ có thêm động lực, mục tiêu phấn đấu dài hơn cho các kế hoạch của công ty đề ra.

XEM THÊM: Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần mới nhất 2024

Các cơ quan trong công ty cổ phần

Cơ cấu tổ chức quản lý trong Công ty Cổ Phần

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, cơ cấu tổ chức quản lý Công ty Cổ phần bao gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị; Giám đốc (Tổng giám đốc); đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.

  • Đại hội đồng cổ đông: gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết (bao gồm cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi biểu quyết), là cơ quan quyết định cao nhất của công ty cổ phần. Cổ đông là tổ chức có quyền cử một hoặc một số người đại diện theo ủy quyền thực hiện các quyền cổ đông của mình theo quy định của pháp luật; trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo ủy quyền được cử thì phải xác định cụ thể số cổ phần và số phiếu bầu của mỗi người đại diện.
  • Hội đồng quản trị: 
    • Là cơ quan quản lý công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
    • Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Thành viên Hội đồng quản trị không nhất thiết phải là cổ đông của công ty.
  • Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty:
    • Là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm một người trong số họ hoặc thuê người khác, chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.
    • Nhiệm kỳ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không quá năm năm; có thể được bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
  • Ban kiểm soát:
    • Đối với công ty cổ phần có trên 11 cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát.
    • Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 thành viên nếu Điều lệ công ty không có quy định khác; nhiệm kỳ của Ban kiểm soát không quá năm năm; thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số thành viên thường trú ở Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải là kế toán viên hoặc kiểm toán viên chuyên nghiệp và phải làm việc chuyên trách tại công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.

Các mô hình cơ cấu tổ chức công ty cổ phần

Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong hai mô hình tổ chức công ty cổ phần. Cụ thể như sau:

  • Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát.
  • Mô hình thứ hai gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc. Trong Hội đồng quản trị có Ban kiểm toán nội bộ và Thành viên độc lập.

Mô hình có Ban kiểm toán

Mô hình thứ nhất gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc và Ban kiểm soát. Cụ thể như sau:

  • Đại hội đồng cổ đông: Đây là cơ quan có thẩm quyền quyết định cao nhất của công ty cổ phần, có thể gọi Đại hội đồng là những người sở hữu công ty. Đại hội đồng cổ đông bao gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết.
  • Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý công ty cổ phần. Hội đồng có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty (ngoại trừ những quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông).
  • Tổng giám đốc hoặc Giám đốc: Là người đảm nhiệm việc điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty. Đồng thời chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao.
  • Ban kiểm soát: Đây là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác trong mô hình tổ chức công ty cổ phần. Cơ quan này do Đại hội đồng cổ đông bầu ra với số lượng thành viên từ 03 đến 05. Đồng thời cần đảm bảo có ít nhất một thành viên trong Ban kiểm soát là kế toán viên hoặc kiểm toán viên.

Ban kiểm soát là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc giám sát thường xuyên mọi hoạt động của Hội đồng quản trị và các chức danh lãnh đạo khác

Tuy nhiên, trong trường hợp công ty cổ phần có ít hơn 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần thì doanh nghiệp cơ cấu theo mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất không bắt buộc phải có Ban kiểm soát.

 Mô hình không có Ban kiểm soát

Hội đồng quản trị mô hình thứ hai phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập

Mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ hai không có Ban kiểm soát. Thay vào đó, công ty cổ phần sẽ có Ban kiểm toán nội bộ và thành viên độc lập. Hai bộ phận này sẽ thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện việc kiểm soát đối với công tác quản lý và điều hành công ty. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2020, trong Hội đồng quản trị phải có ít nhất 20% tổng số thành viên là thành viên độc lập.

Ngoài ra, các bộ phận còn lại gồm Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc hoặc Giám đốc thì có chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm tương tự với mô hình tổ chức công ty cổ phần thứ nhất.

KẾT LUẬN

Trên đây là phần chia sẻ thông tin về cơ cấu công ty cổ phần của Luật An Khang. Quý khách hàng muốn tìm hiểu thêm quy định pháp luật về doanh nghiệp hoặc cần tư vấn thêm về các vấn đề pháp lý khác, Luật An Khang luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline nhé!

 

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *