Pháp Luật Doanh Nghiệp

Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH 2 Thành Viên: Những Điều Cần Biết

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên là gì? Bố trí ra sao? Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu câu trả lời chi tiết trong bài viết này!

Cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên gồm những bộ phận nào

Cơ cấu tổ chức công ty trách nhiệm hữu hạn là tổng hợp các bộ phận trong công ty, có mối liên hệ phụ thuộc đến công ty thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, duy trì hoạt động sản xuất, kinh tế của doanh nghiệp.

Theo Luật Doanh Nghiệp 2020, Công ty TNHH 2 thành viên là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên (cá nhân hoặc tổ chức). Cơ cấu tổ chức của loại hình doanh nghiệp này bao gồm 4 bộ phận chính:

  • Hội đồng thành viên: Cơ quan quyền lực cao nhất, gồm tất cả thành viên công ty hoặc người đại diện ủy quyền. Hội đồng thành viên có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty, từ việc phân chia lợi nhuận, góp thêm vốn đến giám sát hoạt động kinh doanh.
  • Chủ tịch Hội đồng thành viên: Người đại diện theo pháp luật của công ty, thay mặt Hội đồng thành viên điều hành và quản lý doanh nghiệp.
  • Giám đốc/Tổng Giám đốc: Người chịu trách nhiệm điều hành trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, báo cáo trước Hội đồng thành viên.
  • Ban kiểm soát (không bắt buộc): Giám sát hoạt động của công ty, chỉ bắt buộc thành lập trong trường hợp công ty là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty con của doanh nghiệp nhà nước.
cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên
Mẫu cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp hiện nay

Chi tiết các chức vụ trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Hội đồng thành viên

Hội đồng thành viên nắm quyền quyết định cao nhất trong mọi hoạt động của doanh nghiệp. Đây là cơ quan quan trọng bắt buộc phải có trong mỗi công ty TNHH 2 thành viên trở lên.

Hội đồng thành viên bao gồm tất cả các thành viên công ty. Các thành viên này bao gồm cá nhân là thành viên công ty và người đại diện được ủy quyền của tổ chức là thành viên công ty.

Quyền của Hội đồng thành viên được quy định cụ thể tại Điều 49 Mục 1 của Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, cụ thể:

  • Tham dự họp của Hội Đồng Thành Viên
  • Quyền biểu quyết theo tỷ lệ số vốn góp tương ứng
  • Quyền được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn đã góp. Trong trường hợp công ty giải thể hoặc phá sản, Hội đồng thành viên sẽ được chia giá trị tài sản còn lại của công ty. Phần chia này sẽ được xác định dựa trên tỷ lệ phần vốn góp lúc đầu.
  • Quyền được ưu tiên góp thêm vốn khi công ty tăng vốn điều lệ
  • Quyền được khởi kiện ban quản lý doanh nghiệp theo quy định pháp luật
  • Quyền triệu tập cuộc họp
  • Quyền tra cứu sổ sách, ghi chép, sao chụp các tài liệu như báo cáo tài chính, sổ kế toán…

Xem thêm: Mô hình công ty TNHH 2 thành viên và cơ cấu tổ chức

Hội đồng thành viên
Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên

Chủ tịch Hội đồng thành viên là cá nhân được trao quyền trở thành người đại diện theo pháp luật giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên.

Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người thay mặt Hội đồng thành viên thực hiện các công việc quản lý doanh nghiệp. Mọi hoạt động của Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên đều sẽ phải thông qua và được thực hiện bởi Chủ tịch. Trong sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên thì vị trí Chủ tịch giữ vị trí cao nhất.

Điều 56 Luật Doanh nghiệp 2020  quy định Chủ tịch Hội đồng thành viên có các quyền và nghĩa vụ sau:

  • Lên kế hoạch hoạt động cho Hội đồng thành viên
  • Chuẩn bị tài liệu, triệu tập, chủ trì cuộc họp hoặc lấy ý kiến các thành viên
  • Giám sát các hoạt động của Hội đồng thành viên trong phạm vi các nghị quyết đã đề ra
  • Thay mặt Hội đồng thành viên ký các quyết định, nghị quyết

Giám đốc, Tổng giám đốc Công ty

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành là người có thực hiện việc điều hành chính của toàn bộ công ty. Vị trí giám đốc hoặc Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về các hoạt động của mình.

Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020  quy định người được bổ nhiệm giữ vị trí này cần phải đạt đủ các điều kiện sau:

  • Không thuộc đối tượng nằm trong nhóm các đối tượng được liệt kê tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020.
  • Yêu cầu có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm cũng như bằng cấp liên quan
  • Không được là người có quan hệ gia đình, huyết thống với người quản lý công ty, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp hay nhà nước tại công ty.
  • Một vài điều kiện khác được quy định trong điều lệ công ty

Xem thêm: Ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Ban kiểm soát 

Công ty TNHH 2 thành viên thì không bắt buộc phải có ban kiểm soát trong sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên. Việc thành lập vị trí này sẽ do chính công ty quyết định dựa trên nhu cầu và hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt phải thành lập Ban kiểm soát. Đó là:

  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là doanh nghiệp nhà nước
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên là Công ty con của doanh nghiệp nhà nước

Việc thành lập và xây dựng Ban kiểm soát trong cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên cần tuân theo các yêu cầu sau:

  • Thành phần: Bao gồm các kiểm soát viên và 1 Trưởng Ban kiểm soát
  • Số lượng: Từ 01 – 05 Kiểm soát viên
  • Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không được quá 5 năm và có thể bổ nhiệm lại không hạn chế nhiệm kỳ
  • Trường hợp Ban kiểm soát chỉ có 1 thành viên thì Kiểm soát viên cũng sẽ giữ vị trí Trưởng Ban kiểm soát

Trưởng ban kiểm soát của công ty cần đáp ứng các tiêu chuẩn của Trưởng Ban kiểm soát theo quy định pháp luật. Cụ thể đó là quy định tại khoản 2 Điều 168 Điều 169 của Luật Doanh nghiệp 2020.

Bạn có thể xem thêm: Tìm Hiểu Về Công Ty TNHH 2 Thành Viên – Đặc Điểm, Trách Nhiệm

Mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên

Luật An Khang cung cấp các mẫu sơ đồ tổ chức công ty TNHH 2 thành viên chuẩn theo quy định pháp luật để bạn tham khảo:

cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên
Sơ đồ tổ chức công ty tnhh 2 thành viên theo mẫu

cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên cơ cấu tổ chức công ty tnhh 2 thành viên

Kết luận

Qua bài viết trên đây, Luật An Khang hy vọng bạn đã hiểu hơn về cơ cấu tổ chức công ty TNHH 2 thành viên. Đừng ngại liên lạc với chúng tôi thông qua số Hotline để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *