Viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? [Giải đáp chi tiết 2024]
Theo quy định mới nhất của Việt Nam thì viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Nếu có thì cần chuẩn bị hồ sơ và thủ tục như thế nào? Cùng Luật và Kế Toán An Khang tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Viên chức là ai?
Theo quy định của pháp luật thì Viên chức là ai?
Căn cứ theo Điều 2, Luật viên chức năm 2010 thì “Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng vào làm việc tại các đơn vị sự nghiệp công lập, theo đúng quy định của Pháp Luật.
Vậy viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Giải đáp chi tiết
Khoản 1 và Điểm b, Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh Nghiệp năm năm 2020 có quy định Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật này, trừ trường hợp là “Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức”.
Khoản 4, Điều 14 Luật Viên chức quy định Viên chức “Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty, hợp tác xã, bệnh tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác”.
Điểm b, điểm d, Khoản 2, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2020 quy định người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tổ chức, đơn vị, không được phép thực hiện các việc sau:
- “Thành lập, tham gia quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ những trường hợp có quy định khác.
- Thành lập, giữ chức vụ quản lý điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mà mình có trách nhiệm quản lý trong thời hạn nhất định theo quy định của Chính phủ.”
Như vậy, viên chức không được phép thành lập doanh nghiệp.
Tuy nhiên, viên chức được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp tại các công ty cổ phần, công ty hợp danh hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề mà họ trực tiếp quản lý.
Viên chức không được góp vốn vào loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn bởi với loại hình công ty TNHH người góp vốn là người có quyền quản lý điều hành.
>>>Xem thêm: Điều Kiện Thành Lập Doanh Nghiệp 2024 – Giải đáp thắc mắc
Tại sao viên chức không được thành lập doanh nghiệp?
Viên chức là người đảm nhiệm trọng trách và quyền lực trong các cơ quan quản lý nhà nước. Vì thế, họ không được phép tham gia vào việc thành lập hoặc quản lý các doanh nghiệp.
Điều này được quy định trong pháp luật để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực và tham nhũng. Nếu không có các quy định này, khả năng rất lớn là các viên chức, công chức sẽ lợi dụng quyền lực và vị thế của mình để trục lợi cho cá nhân trong hoạt động kinh doanh dẫn đến tình trạng thất trách trong công việc và có thể vi phạm pháp luật nghiêm trọng.
Người thân của viên chức có được thành lập doanh nghiệp không?
Tại Khoản 4, Điều 20 Luật phòng chống tham nhũng năm 2018, có quy định như sau với người đứng đầu và cấp phó của lãnh đạo cơ quan nhà nước:
- “Cá nhân đó và vợ hoặc chồng chỉ được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động ngoài phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước.
- Người đó không được bố trí vợ, chồng, bố mẹ, anh chị em ruột giữ chức vụ quản lý nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho cho cơ quan mình hoặc giao dịch mua bán ký kết hợp đồng với cơ quan mình.
- Không được để vợ chồng, bố mẹ, con cái kinh doanh trong phạm vi ngành nghề thuộc sự quản lý trực tiếp của bản thân.”
Theo đó, thân nhân của viên chức cũng không được phép thành lập công ty, doanh nghiệp.
>>>Xem thêm: 1 Cá Nhân Có Thể Thành Lập Nhiều Doanh Nghiệp tư nhân không
Kết luận
Bài viết trên, Luật An Khang đã cung cấp đến bạn những thông tin liên quan đến việc viên chức có được thành lập doanh nghiệp không? Mở rộng ra, áp dụng với cán bộ nhà nước có được thành lập doanh nghiệp không? Hoặc nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói, dịch vụ thuế. Hãy liên hệ ngay đến Luật và Kế toán An Khang để được tư vấn và nhận ưu đãi hấp dẫn dành cho mình.