Tư Vấn Đăng Ký Nhãn Hiệu Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Năm 2024
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ năm 2024 gồm bao nhiêu bước? Quy định hồ sơ đăng ký thương hiệu như thế nào? Chi phí đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là bao nhiêu? Trong bài viết này, Luật An Khang xin chia sẻ với bạn toàn bộ các thông tin cần thiết liên quan tới đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu. Hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết nhé!
- Đăng ký nhãn hiệu là gì? Doanh nghiệp nào cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?
- Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các loại nào?
- Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu gì?
- Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
- Chi tiết các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2024
- Bước 1: Thương hiệu chuẩn bị đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
- Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định hình thức đơn
- Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
- Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
- Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
- Chi phí xin đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Đăng ký nhãn hiệu là gì? Doanh nghiệp nào cần đăng ký bảo hộ thương hiệu?
Trong quá trình kinh doanh, buôn bán các hoạt động vi phạm luật sở hữu trí tuệ là những thách thức mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Vậy nên, các công việc liên quan đến đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu… đang trở thành nhu cầu thiết yếu của mỗi công ty. Trước khi tìm hiểu đến các nội dung liên quan tới tư vấn thủ tục đăng ký bảo hộ thương hiệu thì hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa cũng như tầm quan trọng của công việc này.
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Tại điều khoản 16 điều 4 của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi và bổ sung năm 2009) đã quy định rõ ràng về khái niệm “nhãn hiệu”. Theo đó, nhãn hiệu là từ dùng để chỉ dấu hiệu có thể nhìn thấy được và thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, 1 loại hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ảnh ba chiều hoặc là sự kết hợp của các yếu tố kể trên.
Đặc điểm của nhãn hiệu được quy định trong luật là chúng có thể được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Thêm vào đó, nhãn hiệu của một thương hiệu này có thể phân biệt với hàng hóa, dịch vụ của công ty, chủ sở hữu nhãn hiệu của hàng hóa hoặc dịch vụ của công ty khác.
Vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu hay đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là việc mà các công ty, chủ sở hữu thực hiện các thủ tục theo quy định pháp luật để khẳng định quyền sở hữu với nhãn hiệu nào đó. Từ đó, nhãn hiệu đó sẽ được pháp luật bảo hộ nếu thực hiện đúng quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và tổ chức, cá nhân đã thực hiện đăng ký có toàn quyền tự do khai thác các lợi ích liên quan tới mục đích thương mại từ nhãn hiệu đã đăng ký bằng cách dùng nhãn hiệu và gắn liền với sản phẩm của doanh nghiệp, dịch vụ hay cá nhân, tổ chức đó chuyển giao quyền sử dụng…
Doanh nghiệp nào cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Trải qua quá trình hoạt động và tư vấn cho khách hàng về đăng ký nhãn hiệu, Luật An Khang thường xuyên nhận được câu hỏi rằng: Liệu công ty của anh/ chị có cần thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không?
Câu trả lời của chúng tôi là CÓ!
Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu là công việc vô cùng quan trọng mà các doanh nghiệp, công ty tại Việt Nam nên thực hiện để bảo vệ hình ảnh công ty và các sản phẩm, dịch vụ của mình.
Lợi ích của việc đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam:
- Tạo cho doanh nghiệp đó một vị thế cạnh tranh nổi bật trên thị trường cung ứng sản phẩm so với các đối thủ khác
- Khẳng định chỗ đứng của doanh nghiệp trong lòng của khách hàng
- Thể hiện độ uy tín và chuyên nghiệp của thương hiệu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp
- Ngăn chặn những rủi ro hay các vi phạm pháp luật do đối thủ gây ra liên quan tới quyền sở hữu trí tuệ, sản xuất hàng nhái, kém chất lượng
- Tăng doanh thu nhờ thương hiệu sở hữu chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ bởi pháp luật, các sản phẩm có nhãn hiệu cụ thể
Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu tại Việt Nam bao gồm các loại nào?
Hiện nay, khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, quý doanh nghiệp có thể tùy ý lựa chọn loại hình muốn đăng ký. Cụ thể bao gồm các loại hình sau:
- Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng câu chữ, từ riêng lẻ
- Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng hình ảnh (có thể là Logo của thương hiệu hoặc hình ảnh đại diện)
- Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng hình ba chiều được pháp luật cho phép
- Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng âm thanh như đoạn nhạc, bài hát…
- Nhãn hiệu được thể hiện là sự kết hợp của các yếu tố trên.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm các tài liệu gì?
Để được cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu thì doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật. Cụ thể căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, bộ hồ sơ đó bao gồm:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam
Hiện nay, quy trình đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu đang được thực hiện theo 9 bước như sau:
Bước 1: Thương hiệu tự lên ý tưởng thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu phù hợp với sản phẩm và dịch vụ mình cung cấp;
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu đã tồn tại trong cổng thông tin quốc gia về nhãn hiệu chưa? Cụ thể là các thông tin liên quan tới đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu;
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật. Cụ thể các giấy tờ cần được chuẩn bị đầy đủ, cẩn thận và kỹ lưỡng để phòng tránh sai sót;
Bước 4: Doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ và đóng lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
Bước 5: Cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ tiến hành thẩm định hình thức bộ đơn đăng ký nhãn hiệu;
Bước 6: Sau khi đã xét duyệt, thẩm định và xác định bộ hồ sơ đã đạt yêu cầu, cơ quan chức năng sẽ công bố đơn đăng ký nhãn hiệu;
Bước 7: Thẩm định chi tiết nội dung đơn xin đăng ký bản quyền nhãn hiệu mà thương hiệu nộp;
Bước 8: Thương hiệu thực hiện nộp phí, lệ phí liên quan đến nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu;
Bước 9: Cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Chi tiết các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa năm 2024
Nội dung bên trên, Luật An Khang đã giúp các bạn thấy được quy trình tổng quan của thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm. Để biết chi tiết các công việc cần làm khi muốn đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu thì mời bạn đọc cùng Luật An Khang theo dõi phần tiếp theo này.
Đây là chi tiết các bước đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền mà các doanh nghiệp phải thực hiện nếu muốn sản phẩm được bảo hộ bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bước 1: Thương hiệu chuẩn bị đơn xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam, các doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu của Luật sở hữu trí tuệ.
Chi tiết về hồ sơ xin đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã được chúng tôi nêu rõ ở phần trên của bài viết bao gồm: 02 tờ khai 04-NH; 08 mẫu nhãn; Các tài liệu liên quan đã được liệt kê phía trên; Chứng từ nộp lệ phí.
Khi chuẩn bị hồ sơ, quý doanh nghiệp cần chú ý các vấn đề sau:
- Thực hiện đúng quy định của pháp luật về hình thức và nội dung các tài liệu cần thiết trong hồ sơ
- Đảm bảo đáp ứng đúng số lượng các loại tài liệu yêu cầu
- Hạn chế các sai sót khi chuẩn bị hồ sơ
- Nộp đúng và đủ các lệ phí cần thiết
Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận đơn tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ
Sau khi thương hiệu đã xác định được nhãn hiệu sẽ được sử dụng để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hồ sơ sẽ được tiếp nhận gồm:.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền, doanh nghiệp có thể gửi qua 2 phương thức sau: gửi trực tiếp hoặc gửi bưu điện. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ bảo hộ nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 02 chi nhánh của Cục được đặt tại TP. Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng:
Cụ thể địa chỉ của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phụ trách công việc này như sau:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội: 386 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Hồ Chí Minh: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Đà Nẵng: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Bước 3: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thẩm định hình thức đơn
Hồ sơ xin đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu cần tuân thủ đầy đủ và chính xác các yêu cầu về hình thức theo đúng quy định pháp luật. Cụ thể, hình thức của hồ sơ là yếu tố đầu tiên được thẩm định và kiểm tra. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ thực hiện kiểm tra, từ đó xác định bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đã hợp lệ hay không.
- Nếu hồ sơ có hình thức hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định chấp nhận tiếp nhận hồ sơ;
- Nếu hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu không có đầy đủ hình thức hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo tới doanh nghiệp về dự định từ chối tiếp nhận hồ sơ. Cụ thể, trong thông báo đó nêu rõ lý do hồ sơ bị từ chối và các thiếu sót trong hồ sơ khiến hồ sơ có thể bị từ chối.
Cùng với đó, cơ quan nhà nước cũng đặt ra thời hạn tối đa là 2 tháng để doanh nghiệp có thể đưa ra các phản hồi hoặc thực hiện sửa chữa. Nếu cá nhân hoặc tổ chức nộp hồ sơ mà không thực hiện sửa chữa các thiếu sót hoặc đã thực hiện sửa chữa nhưng hình thức vẫn không đạt yêu cầu, không phản đối hoặc phản đối không hợp lý, thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận hồ sơ.
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Nếu bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm được thực hiện đầy đủ và chính xác về hình thức thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo tiếp nhận hồ sơ. Khi đó, bộ hồ sơ mà doanh nghiệp đã nộp sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Sau khi đơn đăng ký đã được kiểm tra chi tiết về hình thức thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện thẩm định nội dung. Người phụ trách sẽ thực hiện đánh giá khả năng bảo hộ của đối tượng cụ thể là nhãn hiệu được nêu trong hồ sơ.
Các yếu tố đánh giá đăng ký bản quyền nhãn hiệu sẽ dựa trên các điều kiện bảo hộ, từ đó xác định phạm vi bảo hộ phù hợp và tương ứng với điều kiện của đăng ký nhãn hiệu hàng hóa độc quyền.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Căn cứ trên các yêu cầu về bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thông báo bằng văn bản về quyết định từ chối hay chấp nhận cấp giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.
Đối với các hồ sơ đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đáp ứng đầy đủ tiêu chí về hình thức, nội dung và điều kiện được bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
Thời hạn cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền là 2 – 3 tháng kể từ ngày doanh nghiệp nộp đầy đủ lệ phí cấp văn bằng.
Thời gian nhãn hiệu được bảo hộ là 10 năm, tính bắt đầu từ ngày nộp đơn. Ngoài ra, doanh nghiệp sẽ có thể làm đơn xin gia hạn và được đồng ý gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn.
Chi phí xin đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đã được Luật An Khang tư vấn chi tiết trên đây. Vậy chi phí đăng ký bản quyền nhãn hiệu là bao nhiêu? Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết cho bạn:
- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho 01 nhóm sản phẩm dịch vụ chi tiết gồm 06 sản phẩm sẽ là 1.000.000 đồng/nhóm.
- Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu: 150.000 đồng
- Phí công bố đơn: 120.000 đồng
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung: 180.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng/nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng/sản phẩm, dịch vụ.
Như vậy, từ các thông tin trên đây ta thấy rằng tổng chi phí quy trình đăng ký nhãn hiệu là 1.000.000 đồng cho 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ cụ thể.
Nếu doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho từ 02 nhóm sản phẩm, dịch vụ trở lên thì bắt đầu từ nhóm thứ 2 mức lệ phí phải đóng sẽ là 730.000 đồng/nhóm.
Bài viết trên đây là thông tin tư vấn chi tiết về đăng ký nhãn hiệu mà Luật An Khang muốn gửi tới các bạn đọc và quý doanh nghiệp. Việc thực hiện đăng ký độc quyền nhãn hiệu là công việc vô cùng quan trọng và cần thiết trong quá trình kinh doanh. Các thương hiệu hãy chú ý nội dung trên đây để thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho chính xác.