Thành Lập Doanh Nghiệp

Đánh Giá Nhược Điểm, Ưu Điểm Của Công Ty TNHH 2 Thành Viên

Nhược điểm và ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên là gì? Tại sao ngày càng có nhiều chủ đầu tư lựa chọn thành lập loại hình doanh nghiệp này? Có nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay không? Đây đều là các thắc mắc phổ biến được nhiều chủ đầu tư quan tâm trước khi thành lập doanh nghiệp. Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết tại bài viết này để đánh giá khách quan nhất nhé!

ưu điểm của công ty tnhh 2 thành viên
Đánh giá nhược điểm và ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên

Ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên

  • Người góp vốn không phải chịu nhiều rủi ro trong hoạt động của công ty: Quy chế tài chính của Công ty TNHH 2 thành viên có sự khác biệt hơn so với các loại hình khác. Bởi vì trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của các thành viên công ty sẽ được phân chia theo tỷ lệ tương ứng với số vốn góp vào công ty. Các thành viên sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn góp tương ứng. Nhờ vậy mà bạn sẽ không phải chịu ảnh hưởng về toàn bộ các rủi ro của doanh nghiệp.
  • Điều hành công ty đơn giản: Công ty TNHH có số lượng thành viên không quá đông. Đây là một trong những ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên nổi bật nhất. Hơn nữa, đa phần các thành viên trong công ty đều có mối quan hệ hoặc thân thiết, quen biết nhau. Vậy nên sẽ tránh được các tình trạng xung đột, mâu thuẫn trong quá trình điều hành doanh nghiệp.
  • Hoạt động liên quan đến vốn góp được kiểm soát chặt chẽ bởi quy định pháp luật: Do vậy mọi hoạt động liên quan đến chuyển nhượng vốn, góp vốn… Đều sẽ phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật. Điều này làm giảm đi các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành công ty. Đây cũng là biện pháp kiểm soát rủi ro liên quan đến vốn của công ty.
  • Hạn chế sự can thiệp của người lạ và công ty: Mọi hoạt động chuyển nhượng vốn, tăng, giảm vốn góp vào công ty đều được ưu tiên chuyển nhượng cho các thành viên công ty. Nhờ vậy mà doanh nghiệp sẽ tránh được sự thâm nhập từ người lạ vào hoạt động của công ty.

 Xem thêm: Tìm Hiểu Về Công Ty Tnhh 2 Thành Viên-Đặc Điểm, Trách Nhiệm

Nhờ vào 4 ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên trên đây mà nhiều chủ đầu tư đã ưu tiên lựa chọn mô hình doanh nghiệp này. Đây cũng là đáp án cho câu hỏi có nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay không?

Tuy nhiên, khi đánh giá vấn đề ta cũng nên xét tới mặt khuyết điểm. Cùng theo dõi nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên để có những đánh giá khách quan nhất về loại hình doanh nghiệp này.

ưu điểm công ty tnhh 2 thành viên
Có nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay không?

Nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên

ưu điểm của công ty tnhh 2 thành viên
Nhược điểm của công ty tnhh 2 thành viên là hoạt động bị hạn chế
  • Công ty không được phát hành cổ phiếu: Việc này sẽ giúp quá trình quản lý công ty thuận lợi hơn. Tuy nhiên đây cũng là nhược điểm khiến việc huy động vốn bị hạn chế hơn rất nhiều.
  • Công ty khó mở rộng phát triển vì giới hạn số lượng thành viên: Thành viên của công ty tối đa chỉ được 50 người. Đây là ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên và cũng là nhược điểm. Bởi vì công ty sẽ khó triển khai các kế hoạch phát triển mở rộng với quy mô lớn với số lượng thành viên bị giới hạn.
  • Việc quản lý công ty cần phải tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các quy định phát luật: So với công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân thì công ty TNHH bị kiểm soát chặt chẽ hơn. Các quy định của công ty TNHH cũng nhiều và giới hạn hoạt động hơn các mô hình khác.
  • Ảnh hưởng tới đối tác vì quy định trách nhiệm gắn liền với số vốn góp

Xem thêm: Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty TNHH 2 Thành Viên Bao Gồm Bộ Phận Nào

Kết luận

Bài viết trên đây, Luật An Khang đã giúp các bạn tìm hiểu về nhược điểm và ưu điểm của công ty TNHH 2 thành viên. Các thông tin này sẽ mang giá trị tham khảo rất lớn và là nền tảng để bạn đưa ra quyết định sau này. Hy vọng rằng với thông tin trên đây bạn đã tự trả lời được câu hỏi: Có nên thành lập công ty TNHH 2 thành viên hay không? Nếu bạn muốn tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác về các quy định pháp luật liên quan tới thành lập và quản trị doanh nghiệp hãy tìm hiểu thêm tại Luật An Khang nhé!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *