4 Điều Cần Chú Ý Khi Thành Lập Công Ty Xuất Khẩu Nông Sản
Thành lập công ty xuất khẩu nông sản tại Việt Nam hiện nay đang lựa chọn của nhiều chủ đầu tư. Nhưng cần chú ý gì khi mở công ty hoạt động xuất khẩu nông sản lại là vấn đề nhiều người còn băn khoăn. Hôm nay Luật An Khang xin tư vấn cho doanh nghiệp 4 yếu tố quan trọng cần chú ý khi thành lập doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đó là: Cơ sở pháp lý, điều kiện thành lập, hồ sơ đăng ký, quy trình thủ tục.
Cơ sở pháp lý cần chú ý khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Bạn cần chú ý các điều khoản trong các quy định, luật sau khi quyết định thành lập công ty trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản:
Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Điều kiện thành lập công ty là bộ tiêu chí bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải đáp ứng. Đây là các tiêu chí do chính pháp luật quy định để doanh nghiệp có thể đảm bảo hoạt động khi được cấp giấy phép thành lập. Tùy theo từng ngành nghề, loại hình kinh doanh mà các điều kiện này sẽ càng khắt khe.
>> Xem thêm: Quy Trình Thành Lập Công Ty Fdi Tại Việt Nam [Cập Nhật 2024]
Đối với ngành xuất khẩu nông sản, điều kiện thành lập bao gồm:
- Điều kiện về thông tin cơ bản của doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Muốn được thành lập công ty xuất khẩu nông sản và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam thì cần có tên doanh nghiệp hợp pháp và không vi phạm các điều cấm như: trùng một phần hoặc hoàn toàn với tên các công ty đã tồn tại, không chứa từ ngữ cấm….
- Cấu trúc đặt tên được thực hiện như sau: Loại hình kinh doanh công ty + tên riêng của công ty.
- Địa chỉ doanh nghiệp: Công ty cần có địa chỉ cụ thể, chính xác và chi tiết theo các đơn vị hành chính của quy định pháp luật.
- Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp có thể tự do chọn 1 trong 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam để thành lập công ty.
- Ngành nghề kinh doanh: Bạn cần lựa chọn đúng ngành nghề kinh doanh phù hợp với hoạt động cơ khí, chế tạo để được phép thành lập công ty cơ khí
- Vốn điều lệ: Quy định pháp luật không có quy định cụ thể về vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập công ty xuất khẩu nông sản. Do vậy doanh nghiệp có thể tùy ý chọn theo điều kiện tài chính và nguồn vốn của mình.
- Người đại diện pháp luật: Lựa chọn người đại diện pháp luật có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và đảm bảo không thuộc nhóm đối tượng đang bị cấm thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam.
- Điều kiện cụ thể về lĩnh vực xuất khẩu nông sản
Khác biệt với các ngành nghề phổ biến trên thị trường, trong các quy định pháp luật, xuất khẩu nông sản là ngành nghề có điều kiện. Do vậy mà để thành lập công ty xuất khẩu nông sản thì cần phải tuân thủ theo các điều kiện riêng biệt.
Cụ thể đó là điều kiện về xuất khẩu nông sản ra quốc tế. Nó được xác định dựa trên các hiệp định đã ký kết và yêu cầu liên quan đến an ninh quốc gia giữa các nước. Cụ thể, chúng ta có các điều kiện cần phải đáp ứng khi buôn bán nông sản ra nước ngoài như sau:
-
- Trường hợp xuất khẩu nông sản thông thường (trừ mặt hàng Gạo) công ty cần đáp ứng các điều kiện về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế theo hướng dẫn của Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Xuất khẩu gạo cần đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo theo hướng dẫn của Nghị định 107/2018/NĐ-CP.
- Có giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
- Có giấy xác nhận về việc kiểm dịch đối với nông sản xuất nhập khẩu thuộc nhóm đặc biệt
- Cần đáp ứng các điều kiện về Giấy chứng nhận kiểm dịch khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa phải kiểm dịch thực vật.
- Ngoài ra công ty xuất khẩu gạo cần liên hệ với đối tác nhập khẩu để biết thêm các yêu cầu cụ thể của nước này đối với mặt hàng xuất khẩu của công ty.
Quy trình thực hiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản
Quy trình xin đăng ký thành lập doanh nghiệp xuất khẩu nông sản được quy định gồm 4 bước: Chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, đăng ký thông tin trên cổng thông tin quốc gia, đăng ký con dấu.
>> Xem thêm: Tư vấn thắc mắc về thành lập công ty giúp việc theo giờ 2024
Cụ thể thủ tục thành lập công ty xuất khẩu nông sản như sau:
STT | Công việc cần làm | Chi tiết |
Bước 1 | Soạn thảo và chuẩn bị bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất nhập khẩu nông sản | Căn cứ Điều 21, 22, 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, bộ hồ sơ bao gồm:
|
Bước 2: | Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền | Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Cách 2: Nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh hoặc chữ ký số công cộng. |
Bước 3 | Cập nhật thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp | Trong thời hạn 30 ngày kể từ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty xuất khẩu nông sản phải đăng thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Nội dung bao gồm: Tên công ty, mã số thuế, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ đã đăng ký, thông tin về các thành viên/cổ đông góp vốn thành lập… |
Bước 4 | Khắc con dấu và thông báo mẫu dấu | Khắc bộ dấu pháp nhân công ty. Bao gồm các con dấu: Dấu tròn, dấu chức danh, dấu chữ ký…
Doanh nghiệp thực hiện đăng tải mẫu dấu pháp nhân trên cổng thông tin quốc gia |
>> Xem thêm: 3 Quy Định Thành Lập Công Ty Luật Nước Ngoài Tại Việt Nam
Mã ngành nghề lĩnh vực xuất khẩu nông sản tại Việt Nam
Dựa trên Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg, các doanh nghiệp muốn thành lập công ty xuất khẩu nông sản cần thực hiện đăng ký ngành nghề sau:
- 0118 – Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa
- 0119 – Trồng cây hàng năm khác
- 0121– Trồng cây ăn quả
- 4711 – Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp
- 0128 – Trồng cây gia vị, cây dược liệu, cây hương liệu lâu năm
- 4721 – Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh
- 4620 – Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
- 4722 – Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh
- 4631 – Bán buôn gạo, lúa mỳ, hạt ngũ cốc khác, bột mì
- 4632 – Bán buôn thực phẩm
>> Xem thêm: Thành Lập Công Ty Môi Trường Năm 2024 Và 4 Chú Ý Quan Trọng
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Luật An Khang muốn gửi tới các bạn về thành lập công ty xuất khẩu nông sản. Do ngành xuất khẩu nông sản là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Đặc biệt là liên quan đến các quy định, hiệp định giữa nhiều nước. Vậy nên bạn cần đặc biệt chú ý về các quy định pháp luật khi hoạt động trong lĩnh vực này.