Tư Vấn Thành Lập Công Ty Giao Nhận – Điều Kiện Quy Định 2024
Thành lập công ty giao nhận tại Việt Nam theo quy định năm 2024 như thế nào? Công ty giao nhận là doanh nghiệp chuyên đảm nhiệm các hoạt động liên quan tới đóng gói, xếp dỡ, lưu kho, gửi hàng, giao hàng… Tóm lại, công ty giao nhận chuyên thực hiện các công việc nhằm gửi hàng từ người bán tới người mua. Hiện nay, quy định tại Việt Nam có quy chế rõ ràng cho việc thành lập công ty giao hàng. Vậy các quy định đó là gì?
Hãy cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết về các quy trình thành lập, điều kiện đăng ký mở công ty giao nhận năm 2024 nhé!
Quy trình thành lập công ty giao nhận tại Việt Nam
Căn cứ pháp lý của việc thành lập doanh nghiệp giao nhận hàng đó là: Luật Doanh nghiệp 2020, Nghị định 163/2017/NĐ-CP, Nghị định 78/2015/NĐ-CP. Theo đó, thủ tục thành lập công ty giao nhận tại Việt Nam gồm 4 bước: Chuẩn bị thông tin công ty và hồ sơ xin đăng ký thành lập, Nộp hồ sơ tại cơ quan chức năng có thẩm quyền, Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp, Khắc dấu và công bố mẫu dấu.
Cụ thể các thông tin về quy trình thành lập doanh nghiệp giao nhận sẽ được Luật An Khang trình bày ngay dưới đây:
-
Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty và bộ hồ sơ cần thiết
Cụ thể, để được xét duyệt đăng ký thành lập, doanh nghiệp cần có đầy đủ các thông tin cơ bản. Đó là các thông tin về tên doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, địa chỉ trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp thành lập, thành viên góp vốn hoặc cổ đông công ty, chủ doanh nghiệp… Đây là các thông tin bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải chuẩn bị trước khi xin đăng ký thành lập.
Sau khi đã có đầy đủ các thông tin cơ bản, doanh nghiệp có thể thực hiện chuẩn bị hồ sơ để xin đăng ký giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp.
-
Bước 2: Nộp hồ sơ xin đăng ký giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ là: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư nơi doanh nghiệp đăng ký đặt trụ sở chính.
Hiện nay, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp hồ sơ theo 2 cách đó là trực tuyến và trực tiếp. Cách trực tiếp, doanh nghiệp sẽ thực hiện nộp hồ sơ bản cứng tại cơ quan chức năng. Cách trực tuyến, doanh nghiệp có thể thực hiện nộp qua Website Cổng thông tin theo đường dẫn: https://dangkykinhdoanh.gov.vn/
Sau thời gian xét duyệt từ 03 – 05 ngày, doanh nghiệp đủ điều kiện có thể thực hiện nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập công ty giao nhận.
-
Bước 3: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Cụ thể sau khi nhận giấy chứng nhận thành lập, doanh nghiệp cần thực hiện công bố thông tin đăng ký thành lập công ty giao nhận. Đó là các thông tin sau: nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông tin về ngành, nghề kinh doanh của công ty.
Nơi công bố và tiếp nhận thông tin đó là Cổng thông tin đăng ký quốc gia theo quy định.
-
Bước 4: Khắc dấu và công bố mẫu dấu
Đây là bước cuối cùng trong quy trình thành lập doanh nghiệp giao nhận hàng. Bạn sẽ cần thực hiện khắc con dấu pháp nhân và bộ dấu doanh nghiệp. Bao gồm: Dấu tròn công ty, dấu chức danh, dấu chữ ký… Và thông báo mẫu dấu trên cổng thông tin.
Bộ hồ sơ thành lập công ty giao nhận theo quy định mới
Tất cả các doanh nghiệp muốn nộp đơn xin đăng ký thành lập tại Việt Nam đều phải nộp hồ sơ xin đăng ký theo quy định. Cụ thể bộ hồ sơ thành lập công ty giao nhận gồm các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị xin phép được cấp giấy đăng ký doanh nghiệp (thành lập công ty giao hàng);
- Danh sách các cổ đông và thành viên sở hữu góp vốn vào công ty cổ phần;
- Điều lệ công ty giao hàng;
- Bản sao một số giấy tờ chứng thực cá nhân như: căn cước công dân/ hộ chiếu đối với cá nhân đăng ký kinh doanh, hay quyết định thành lập đối với tổ chức.
>> Xem thêm: Thủ tục cập nhật, bổ sung thông tin doanh nghiệp: Hướng dẫn chi tiết từ A đến Z
Điều kiện thành lập công ty giao nhận
Điều kiện thành lập công ty là những quy định mà pháp luật đề ra bao gồm các tiêu chí nhất định. Để được thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, bạn cần đảm bảo đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định.
Các điều kiện thành lập công ty nhận hàng bao gồm:
- Lựa chọn tên công ty: Tên công ty mới không được trùng 1 phần hoặc toàn bộ với tên đã tồn tại trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Cấu trúc đặt tên bao gồm: Loại hình công ty + tên tiếng Việt của doanh nghiệp.
- Lựa chọn địa chỉ trụ sở chính công ty: Không được sử dụng nhà chung cư hoặc nhà tập thể. Địa chỉ phải tồn tại và có thông tin chi tiết theo đơn vị hành chính Việt Nam.
- Đăng ký mã ngành nghề của công ty giao nhận hàng: Mã ngành theo quy định là 5320 được sử dụng khi đăng ký thành lập công ty giao nhận
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật: Dựa trên quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp 2020
- Thương nhân kinh doanh các dịch vụ cụ thể thuộc dịch vụ logistics quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP phải đáp ứng các điều kiện đầu tư, kinh doanh theo quy định của pháp luật đối với dịch vụ đó.
- Thương nhân tiến hành một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh logistics bằng phương tiện điện tử có kết nối mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, ngoài việc phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với các dịch vụ cụ thể quy định tại Điều 3 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, còn phải tuân thủ các quy định về thương mại điện tử.
Những việc cần làm sau khi thành lập công ty giao hàng
Sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết và nhận được giấy chứng nhận thành lập công ty giao hàng, doanh nghiệp vẫn cần thực hiện một số thủ tục bắt buộc khác. Đó là các thủ tục cần làm sau thành lập công ty giao nhận như:
- Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu
- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng
- Mua chữ ký số token
- Treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính
- Thực hiện các thủ tục phát hành hóa đơn
- Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn
- Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế
>> Tham khảo tại: Doanh Nghiệp Mới Thành Lập Cần Làm Gì? – Luật Sư Giải Đáp
Với bài viết trên đây, Luật An Khang đã cùng bạn tìm hiểu về các quy định pháp luật liên quan tới thành lập công ty giao nhận. Đây là một trong những ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh trong thời gian gần đây. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin để hỗ trợ công việc thành lập doanh nghiệp của mình.