Pháp Luật Doanh Nghiệp

Mở tài khoản doanh nghiệp 2024: hướng dẫn chi tiết từ a đến z

Mở tài khoản doanh nghiệp là công đoạn cần thiết đối với doanh nghiệp khi thành lập để thanh toán các nghĩa vụ tài chính. Luật An Khang sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về tài khoản ngân hàng doanh nghiệp, từ thủ tục mở tài khoản đến cách quản lý sao cho hiệu quả nhất qua bài viết dưới đây.

Khái niệm tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Định nghĩa tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Lập tài khoản ngân hàng công ty
Lập tài khoản ngân hàng công ty

Theo Thông tư 02/2019/TT-NHNN: “Tài khoản thanh toán của tổ chức là tài khoản do khách hàng là tổ chức mở tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Chủ tài khoản thanh toán của tổ chức là tổ chức mở tài khoản. Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền (gọi chung là người đại diện hợp pháp) của tổ chức mở tài khoản thanh toán thay mặt tổ chức đó thực hiện các giao dịch liên quan đến tài khoản thanh toán trong phạm vi đại diện”

Điều kiện để mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Theo quy định tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-NHNN, đối tượng được mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp là các tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định pháp luật bao gồm:

  • Tổ chức là pháp nhân (công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần…)
  • Doanh nghiệp tư nhân (do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp)
  • Hộ kinh doanh (do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ) và các tổ chức khác

Đối với hộ kinh doanh, quy trình mở tài khoản sẽ giống với quy trình mở tài khoản cá nhân.

Xem thêm: Trả Lời: Thành Lập Doanh Nghiệp Tư Nhân Cần Bao Nhiêu Vốn?

Tư Vấn Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp Chi Tiết Nhất 2024

Vai trò và tầm quan trọng của tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Hiện nay không có bất kỳ quy định pháp luật nào trực tiếp bắt buộc doanh nghiệp phải sử dụng tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, một số quy định hiện nay gián tiếp yêu cầu doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính thông qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, việc sử dụng tài khoản ngân hàng  có vai trò vô cùng quan trọng, nó mang lại những giá trị sau cho doanh nghiệp:

  • Nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN… mà không phải đến ngân hàng hoặc kho bạc;
  • Thể hiện tính chuyên nghiệp của doanh nghiệp trước đối tác và khách hàng;
  • Thuận tiện trong giao dịch với khách hàng, tiết kiệm thời gian, chi phí;
  • Kiểm soát, quản lý tốt việc chi tiêu cũng như vấn đề tài chính của doanh nghiệp;
  • Chứng minh hợp lệ đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị thanh toán từ 20 triệu đồng trở lên.

Quy trình mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Hồ sơ đăng ký mở tài khoản doanh nghiệp

Hồ sơ mở tài khoản doanh nghiệp bao gồm các loại giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản ngân hàng (tải biểu mẫu tại website của ngân hàng hoặc điền mẫu trực tiếp tại phòng giao dịch);
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có chứng thực;
  • Biên bản/Nghị quyết/Quyết định bổ nhiệm chức danh Kế toán trưởng/Người phụ trách kế toán hoặc hợp đồng thuê dịch vụ Kế toán
  • Bản sao chứng minh nhân dân/căn cước công dân/ hộ chiếu của người đại diện pháp luật của doanh nghiệp có chứng thực;
  • Bản sao giấy chứng thực người được ủy quyền hoặc kế toán trưởng (nếu có);
  • Bản sao giấy chứng nhận mẫu con dấu có chứng thực.

Thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu doanh nghiệp có thể tiến hành mở tài khoản ngân hàng theo hai cách:

  • Nộp trực tiếp tại quầy giao dịch tại ngân hàng kèm theo con dấu của công ty và chuẩn bị một số tiền để nộp vào tài khoản (số tiền nộp tối thiểu tùy theo quy định của mỗi ngân hàng);
  • Đăng ký online tại website của ngân hàng. Đặc biệt, khi điền các thông tin trên website, doanh nghiệp cần xác nhận kỹ các thông tin nhập vào, vì đây sẽ là căn cứ để phía ngân hàng liên hệ hỗ trợ mở tài khoản.

Một số tiêu chí quan trọng quý khách nên tham khảo trước khi lựa chọn ngân hàng để mở tài khoản như:

  • Có mức độ an toàn và bảo mật thông tin cao;
  • Mạng lưới giao dịch rộng lớn, phủ sóng toàn quốc;
  • Ngân hàng có chi nhánh hoặc phòng giao dịch gần trụ sở doanh nghiệp/công ty;
  • Hỗ trợ thanh toán trực tuyến nhanh chóng, tiện lợi;
  • Đội ngũ tư vấn viên và nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình;
  • Đa dạng loại hình tài khoản, đáp ứng được nhiều nhu cầu của doanh nghiệp;
  • Điều kiện hồ sơ và thủ tục mở tài khoản doanh nghiệp tinh gọn, đơn giản;
  • Thường xuyên áp dụng nhiều chương trình ưu đãi, chiết khấu hấp dẫn.

Các vấn đề thường gặp khi mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp

Tài khoản bị khóa

Có rất nhiều nguyên nhân thẻ ngân hàng bị khóa, ví dụ:

  • Tài khoản ngân hàng lâu ngày không sử dụng: Một số ngân hàng có thể tiến hành tự động khóa những tài khoản không phát sinh giao dịch trong thời gian dài, thường từ 6 tháng trở lên.
  • Ngân hàng nghi ngờ có người khác xâm phạm tài khoản: Hệ thống ngân hàng có thể tự động khóa tài khoản nếu có phát sinh giao dịch đáng ngờ, chẳng hạn bỗng nhiên chuyển khoản một số tiền lớn.
  • Lệnh của cơ quan chức năng: Tài khoản ngân hàng có thể bị khóa theo lệnh của tòa án, cơ quan thuế, bảo hiểm xã hội,… để phục vụ quá trình điều tra, giám sát giao dịch hoặc thi hành án đối với một số trường hợp.
  • Những nguyên nhân khác: tài khoản cũng có thể bị khóa nếu xuất hiện dấu hiệu giao dịch phi pháp, vi phạm quy định ngân hàng, tài khoản thiếu thông tin cá nhân, nợ quá lâu,…

Để mở lại tài khoản ngân hàng bị khóa, doanh nghiệp cần:

  • Người đại diện mang CCCD và giấy tờ ủy quyền, giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp đến chi nhánh ngân hàng gần nhất;
  • Thông báo với nhân viên về tình trạng tài khoản ngân hàng và điền đơn yêu cầu mở lại tài khoản;
  • Nộp lại đơn đăng ký mở lại tài khoản cùng giấy tờ tùy thân kèm theo;
  • Nhân viên đối chiếu thông tin và phản hồi lại việc doanh nghiệp có đủ điều kiện mở lại tài khoản ngân hàng không.

Giao dịch bị lỗi, chậm trễ

Giao dịch chuyển tiền qua ngân hàng bị lỗi, chậm trễ có thể vì một số lý do:

  • Lỗi đường truyền;
  • Lỗi do các vấn đề kỹ thuật của hệ thống ngân hàng;
  • Giao dịch thực hiện vào ngày lễ, tết, giờ cao điểm.

Khi gặp trường hợp này, doanh nghiệp nên:

  • Lưu trữ tất cả thông tin liên quan như email xác nhận, biên lai, và ảnh chụp màn hình của giao dịch.
  • Kiểm tra lại sau một khoảng thời gian: Hãy chờ đợi ít nhất 24 giờ. Đôi khi, các giao dịch có thể mất một chút thời gian để phản ánh vào tài khoản người nhận do xử lý hậu cần ngân hàng.
  • Liên hệ ngân hàng: Nếu sau thời gian đó tiền vẫn không chuyển đi, bạn nên liên hệ với ngân hàng của mình. Cung cấp thông tin cần thiết như số tài khoản, thời gian chuyển khoản, và số tiền. Ngân hàng sẽ kiểm tra hệ thống và xác định nguyên nhân của sự cố.

Kết luận

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về chủ sở hữu và người đại diện của doanh nghiệp. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về người đại diện của công ty và hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty cũng như thủ tục thay đổi liên quan đến đại diện.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *