Pháp Luật Doanh Nghiệp

Làm thuê có được mở công ty riêng? Quyền lợi và những điều cần lưu ý 2024

Làm thuê có được mở công ty riêng khi đang làm thuê không? Quyền lợi là gì? Trong bài viết này, Luật An Khang giải đáp thắc mắc về quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của người lao động khi muốn khởi nghiệp song song với công việc hiện tại.

Có được mở công ty riêng khi đang làm thuê?

Có được mở công ty riêng khi đang làm thuê?
Có được mở công ty riêng khi đang làm thuê?

Theo quy định tại Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp, mọi tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này bao gồm:

  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng;
  • Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

Như vậy, nếu bạn không nằm trong các trường hợp tại khoản 2 Điều 17 nêu trên và có đủ năng lực hành vi dân sự thì hoàn toàn có thể thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật và vẫn có thể tham gia làm việc ở một công ty khác miễn sao có thể sắp xếp thời gian để hoàn thành công việc theo hợp đồng chứ không ảnh hưởng tiêu cực gì về mặt pháp lý.

XEM THÊM: 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!

Nghĩa vụ đối với công ty đang làm việc

Tuân thủ hợp đồng lao động hiện tại

Khi thành lập doanh nghiệp mới, chủ sở hữu vẫn đang trong mối quan hệ với công ty ký hợp đồng lao động hiện tại. Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ Luật lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi tham gia vào mối quan hệ lao động như sau:

  • Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;
  • Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;
  • Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Tuy nhiên, nếu hợp đồng lao động hiện tại có quy định về việc người lao động không được làm việc cho nhiều công ty, hoặc không được thành lập, góp vốn, quản lý một công ty khác thì đây là một quy định trái pháp luật theo khoản 1 Điều 10 Bộ luật Lao động năm 2019.

Tránh xung đột lợi ích, cạnh tranh không lành mạnh

Người lao động làm cùng lúc hai công ty cần chú ý các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh,… cần được quy định cụ thể để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cụ thể, để tránh xung đột lợi ích, cạnh tranh không lành mạnh, chủ sở hữu nên chú ý một số nội dung: 

  • Không sử dụng thông tin của công ty làm thuê để phục vụ công ty mới thành lập.
  • Không sử dụng thời gian làm việc theo HĐLĐ cho mục đích riêng
  • Không lôi kéo nhân viên, khách hàng của công ty đang làm việc sang công ty mới thành lập.

Như vậy, nếu thành lập công ty riêng, người lao động có thể tham khảo, đúc rút những kinh nghiệm đã học hỏi được từ công ty hiện tại để phát triển doanh nghiệp của mình trên tinh thần cạnh tranh lành mạnh, đảm bảo bí mật kinh doanh.

Các vấn đề pháp lý khi mở công ty riêng khi đang làm thuê

Do người lao động không thuộc khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 hoàn toàn có quyền thành lập, quản lý doanh nghiệp mà không kèm theo bất kì tiêu cực nào về mặt pháp lý. Vì vậy, các vấn đề pháp lý khi mở công ty riêng khi đang làm thuê hoàn toàn giống với khi chủ thể thành lập doanh nghiệp thông thường.

Các vấn đề pháp lý khi mở công ty riêng khi đang làm thuê
Các vấn đề pháp lý khi mở công ty riêng khi đang làm thuê

Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp hiện nay đang được thực hiện theo các quy định của Luật Doanh Nghiệp 2020 và các văn bản pháp luật khác liên quan. Quy trình thành lập doanh nghiệp mới 2024 hiện nay gồm 4 bước chính là:

  • Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cơ bản của doanh nghiệp gồm: tên, địa chỉ trụ sở, ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, vốn điều lệ…
  • Bước 2: Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp gồm: điều lệ công ty, danh sách các thành viên công ty, tài liệu kinh doanh…
  • Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp phép tại cơ quan chức năng có thẩm quyền tại địa phương nơi công ty đặt trụ sở chính.
  • Bước 4: Thực hiện khắc dấu công ty và bắt đầu hoạt động như một doanh nghiệp hợp pháp.

XEM THÊM: Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp online chi tiết

Các lưu ý về thuế và bảo hiểm

Về thuế thu nhập cá nhân

Về thuế thu nhập cá nhân: nếu công ty nơi cá nhân này làm chủ cũng trả lương cho cá nhân này thì cũng phải khấu trừ thuế TNCN. Ngoài ra, khi cá nhân được chia lợi nhuận thì bị tính thuế TNCN là 5% lợi nhuận được chia, trường hợp công ty TNHH 1 thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu thì không phải tính thuế TNCN đối với lợi nhuận được chia.

Có tham khảo thêm Thông tư 111/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định về thuế TNCN liên quan.

Về việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế

Tại khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2023 có quy định người lao động mà giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì chỉ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên. Công ty thứ hai sẽ trả tiền tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp vào lương bằng mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người lao động đồng thời có từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

 

KẾT LUẬN

Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về việc thành lập doanh nghiệp trong khi đang ký hợp đồng lao động với công ty khác. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất thủ tục thành lập công ty cũng như các vấn đề pháp lý khi thành lập doanh nghiệp.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *