Luật Quản lý thuế 2019: Những thay đổi về thuế quan trọng Doanh Nghiệp cần biết
Luật quản lý thuế 2019 được Quốc Hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 13 tháng 6 năm 2019. Có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2020. Luật bao gồm 17 chương, 152 điều quy định chi tiết về việc quản lý các loại thuế. Các khoản thu khác thuộc Ngân Sách Nhà Nước.
Vậy, luật quản lý thuế năm 2019 có những điểm mới nào? Cùng công ty Luật và kế toán An Khang tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngắn dưới đây.
- Tổng quan chung về Luật Quản lý thuế 2019
- Những điểm mới nổi bật của Luật Quản lý thuế 2019
- Tác động của những thay đổi đến người nộp thuế, doanh nghiệp
- Kết luận
Tổng quan chung về Luật Quản lý thuế 2019
Luật quản lý thuế 2019 được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 7 ngày 13/6/2019. Bao gồm 17 chương, 152 điều, trong đó có một số điểm mới luật quản lý thuế như:
- Đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế và ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn giảm thuế không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, miễn tiền chậm nộp, tiền phạt. Không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ.
- Mở rộng quyền hạn cho người nộp thuế,
- Thay đổi luật quản lý thuế trong việc quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống và ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Quyền khiếu nại, tố cáo về thuế,…
Những cập nhật luật quản lý thuế có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2020. Riêng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày mùng 1 tháng 7 năm 2022.
Những điểm mới nổi bật của Luật Quản lý thuế 2019
Dưới đây là một số điểm mới luật quản lý thuế năm 2019 nổi bật nhất.
Về quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế
Căn cứ vào Điều 16, Luật quản lý thuế 2019. Ngoài những quyền như luật thuế 2006, luật có nhiều quyền mới được bổ sung để đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế. Theo đó, người nộp thuế được:
- Nhận văn bản liên quan đến nghĩa vụ thuế của các cơ quan chức năng, khi tiến hành thanh tra, kiểm tra, kiểm toán.
- Thời gian giải quyết hoàn thuế, số tiền thuế không được hoàn trả. Những căn cứ pháp lý giải thích rõ lý do vì sao số tiền thuế không được hoàn trả.
- Tra cứu, xem, in toàn bộ chứng từ điện từ mà mình đã gửi đến cổng thông tin điện tử của cơ quan quản lý thuế theo quy định của Luật Quản Lý thuế và pháp luật về giao dịch điện tử.
- Sử dụng chứng từ điện tử trong giao dịch với cơ quan quản lý thuế, cơ quan, tổ chức có liên quan.
- Không bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế. Đồng thời, không tính tiền chậm nộp với trường hợp do người nộp thuế thực hiện căn cứ theo văn bản hưởng dẫn và quyết định xử lý.
>>>Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế chuyên nghiệp: An tâm, chính xác, đúng hạn
Về quản lý hóa đơn, chứng từ
Như đã nhắc đến ở trên, kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022 chính thức bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử thay cho hóa đơn giấy. Đây là một trong những điểm đổi mới trong luật quản lý thuế 2019. Cụ thể:
Tại Khoản 4, Điều 42, Luật Quản lý thuế 2019 về kê khai thuế quy định. Các quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử của luật quản lý thuế sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2022. Thế nhưng luật này cũng khuyến khích các cơ quan, tổ chức, cá nhân áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử trước ngày 1 tháng 7 năm 2022.
Nói một cách dễ hiểu thì khi thực hiện bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ. Bắt buộc người bán phải lập hóa đơn điện từ dể giao cho người mua dưới dạng dữ liệu mà cơ quan thuế quy định. Đồng thời, phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về kế toán. Mà không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Các tổ chức, doanh nghiệp khi sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế. Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, dịch vụ.
Các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán. Đối với trường hợp xác định được doanh thủ khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Về thanh tra, kiểm tra, kiểm toán thuế
Doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nhà nước và các công ty niêm yết. Phải thực hiện kiểm toán nội bộ để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính
Bên cạnh đó, luật quản lý thuế năm 2019 cũng quy định chặt chẽ hơn về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế. Theo đó, cơ quan thuế phải thực hiện thanh tra, kiểm tra đúng thời gian, nội dung và phạm vi đã thông báo. Quá trình này phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng và tuân thủ các quy định pháp luật.
Việc bổ sung quy định về kiểm toán nội bộ và quy định chặt chẽ hơn về hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế là cần thiết để tăng cường tính minh bạch, hiệu quả và công bằng trong quản lý thuế.
Điều này không chỉ giúp cơ quan thuế kiểm soát tốt hơn các hoạt động kinh doanh và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp, mà còn giúp doanh nghiệp nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính và tuân thủ các quy định thuế.
Về xử phạt vi phạm hành chính về thuế
Mức phạt điều chỉnh
Đối với việc trốn thuế
- Quy định cũ (Luật Quản lý thuế 2006): Phạt từ 1 đến 3 lần số thuế trốn.
- Quy định mới: Tăng mức phạt lên từ 2 đến 5 lần số thuế trốn, tùy thuộc vào mức độ và tính chất của vi phạm.
Kê khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp
- Quy định cũ: Phạt 10% số tiền thuế thiếu.
- Quy định mới: Tăng mức phạt lên 20% số tiền thuế thiếu.
Nộp chậm hồ sơ khai thuế
- Quy định cũ: Phạt từ 200.000 đồng đến 5.000.000 đồng tùy vào thời gian chậm nộp.
- Quy định mới: Tăng mức phạt từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, căn cứ vào thời gian và số lần vi phạm.
Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- Quy định cũ: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
- Quy định mới: Tăng mức phạt từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
>>>Xem thêm: Kế Toán Thuế: Cẩm nang toàn diện về các vấn đề cần lưu ý trong kế toán thuế
So sánh với quy định cũ trong Luật Quản lý thuế 2006
Các hành vi bị nghiêm cấm
- Luật Quản lý thuế 2006: Chưa quy định cụ thể và đầy đủ về các hành vi bị nghiêm cấm như thông đồng để trốn thuế, sử dụng hóa đơn giả, làm giả sổ sách kế toán.
- Quy định mới: Bổ sung cụ thể các hành vi bị nghiêm cấm, đảm bảo tính răn đe và ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm.
Mức phạt vi phạm hành chính
- Luật Quản lý thuế 2006: Mức phạt chưa cao, chưa tạo được tính răn đe mạnh mẽ đối với các hành vi vi phạm nghiêm trọng.
- Luật quản lý thuế 2019:: Điều chỉnh tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm thuế.
Các điểm mới khác
Quy định về giao dịch liên kết
Giao dịch liên kết được hiểu là các giao dịch giữa các bên có mối quan hệ liên kết về vốn, quản lý, hoặc điều hành. Bao gồm: Các giao dịch giữa các công ty trong cùng một tập đoàn hoặc các giao dịch giữa các công ty mẹ và công ty con.
Quy định áp dụng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết, bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp trong nước có mối quan hệ liên kết.
Chính sách thuế đối với hoạt động thương mại điện tử
Hoạt động thương mại điện tử bao gồm việc mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ qua mạng internet và các nền tảng kỹ thuật số. Quy định áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả các nền tảng thương mại điện tử, người bán hàng trực tuyến và người mua hàng.
>>>Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Chuyển đổi kế toán điện tử chi tiết từ A-Z
Tác động của những thay đổi đến người nộp thuế, doanh nghiệp
Các quy định mới của luật quản lý thuế 2019 giúp nâng cao tính minh bạch và công bằng trong hệ thống thuế, giảm thiểu gian lận và trốn thuế. Cũng như, kiểm toán nội bộ và các quy định về giao dịch liên kết giúp doanh nghiệp cải thiện quản lý rủi ro tài chính và tuân thủ pháp luật tốt hơn. Đồng thời, nâng cao hiệu quả hoạt động thương mại điện tử.
Tuy nhiên, những thay đổi này cũng có những tác động tiêu cực đến người nộp thuế, doanh nghiệp. Như: Doanh nghiệp có thể phải đầu tư thêm vào hệ thống kế toán, kiểm toán, và phần mềm quản lý hóa đơn điện tử, dẫn đến tăng chi phí hoạt động. Yêu cầu báo cáo, kiểm toán nội bộ và báo cáo giao dịch liên kết đòi hỏi doanh nghiệp phải dành nhiều nguồn lực hơn để tuân thủ quy định.
Để có thể thích nghi được với những thay đổi này, cũng như tránh được tình trạng bị phạt thuế. Doanh nghiệp cần tổ chức các chương trình đào tạo, hội thảo để nâng cao nhận thức và hiểu biết của nhân viên về các quy định mới.
Đồng thời, đầu tư vào các hệ thống quản lý hóa đơn điện tử, phần mềm kế toán và kiểm toán nội bộ để đảm bảo tuân thủ hiệu quả và giảm thiểu sai sót. Sử dụng dịch vụ của các công ty tư vấn thuế và kiểm toán uy tín để hỗ trợ trong việc tuân thủ các quy định mới và giảm bớt gánh nặng hành chính.
Về phía cơ quan thuế, cần phải cung cấp hướng dẫn chi tiết, tổ chức các buổi tư vấn trực tiếp và trực tuyến để giải đáp thắc mắc và hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình tuân thủ. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ và quy trình phức tạp để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp.
Kết luận
Những thay đổi luật quản lý thuế 2019 từ các quy định về thuế, kiểm toán và thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích. Nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho người nộp thuế và doanh nghiệp. Để thích ứng và tuân thủ hiệu quả, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, cùng với việc đầu tư vào công nghệ và nâng cao nhận thức, năng lực quản lý.