Dịch vụ kế toán thuế

Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế mới nhất 2024

Quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế là gì? Ưu điểm của giao dịch thuế điện tử? Gồm những loại giao dịch nào?… Trong bài viết sau đây, Luật và kế toán An Khang sẽ phân tích rõ các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.

Tổng quan về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Khái niệm

Tại khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 thì thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế. Khoản 6 Điều 4 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì giao dịch điện tử là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử.

Khái niệm giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế
Khái niệm giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Như vậy, giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế được hiểu là việc các cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng các phương tiện điện tử để thực hiện các hoạt động liên quan đến thuế, bao gồm: Kê khai thuế, nộp thuế, nhận hoá đơn điện tử, tra cứu thông tin thuế và giải quyết thủ tục hành chính thuế.

Lợi ích của việc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế 

Trong thời đại số hoá như hiện nay, việc thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế đem lại nhiều ưu điểm. Những ưu điểm của giao dịch thuế điện tử được thể hiện qua các yếu tố sau:

  • Tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức: Người nộp thuế có thể thực hiện các giao dịch thuế ở bất kỳ đâu mà không cần đến trực tiếp cơ quan thuế. Do đó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và chi phí đi lại.
  • Nâng cao hiệu quả quản lý thuế: Các giao dịch điện tử giúp quản lý, xử lý các vấn đề về thuế nhanh chóng, hạn chế tối đa sai sót.
  • Tăng cường tính minh bạch: Mọi hoạt động được ghi lại một cách rõ ràng, giúp lưu trữ, kiểm tra thuận tiện, đảm bảo minh bạch.
  • Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử: Sử dụng công nghệ thực hiện các giao dịch thuế giúp tăng cường tính bảo mật, hiệu quả.

Các loại giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Các loại giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế theo quy định pháp luật hiện hành cụ thể như sau:

Nộp thuế điện tử 

Căn cứ Điều 55 Luật Quản lý thuế năm 2019 và Điều 20 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về việc nộp tiền thuế, trong đó có nộp thuế điện tử. Điều này có nghĩa là người nộp thuế có thể sử dụng các cổng thanh toán điện tử hoặc chuyển khoản ngân hàng để thực hiện nộp thuế.

Khai thuế điện tử

Tại Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019 và Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định về việc nộp hồ sơ khai thuế điện tử. Theo dó, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nộp thuế có thể kê khai thuế điện tử thông qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc các phần mềm kê khai thuế điện tử được Bộ Tài chính công nhận.

Ký số, nộp hồ sơ điện tử 

Tại điểm a khoản 4 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định:

4. Sử dụng chữ ký số và xác thực giao dịch điện tử đối với người nộp thuế:

  1. a) Người nộp thuế phải sử dụng chữ ký số bằng chứng thư số quy định tại khoản 1 và điểm a, điểm b khoản 2 Điều này để ký trên các chứng từ điện tử của người nộp thuế khi giao dịch với cơ quan thuế bằng phương thức điện tử.

Theo khoản 1 Điều 16 Thông tư quy định thì người nộp thuế sẽ khai thuế điện tử (bao gồm cả khai bổ sung, gửi bản giải trình bổ sung thông tin tài liệu của hồ sơ). Sau đó thực hiện gửi hồ sơ khai thuế điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc qua tổ chức cung cấp dịch vụ T-VAN.

Nếu trong hồ sơ khai thuế có loại tài liệu không được gửi theo phương thức điện tử thì phải nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tới cơ quan thuế. Nếu hồ sơ cần được bổ sung mà người nộp thuế không bổ sung hoặc có bổ sung nhưng không được chấp nhận thì được xác định chưa nộp hồ sơ khai thuế.

Tra cứu thông tin thuế điện tử 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì người nộp thuế sử dụng tài khoản giao dịch thuế điện tử truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu, xem, in toàn bộ thông tin về hồ sơ, chứng từ, thông báo…giữa cơ quan thuế và người nộp hồ sơ; tra cứu nghĩa vụ kê khai thuế…. Như vậy, bằng giao dịch điện tử, người nộp thuế có thể tra cứu các loại giao dịch liên quan đến thuế đơn giản và nhanh chóng. 

Hướng dẫn thực hiện giao dịch điện tử

Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc các kênh khác (T-VAN) 

Đăng ký tài khoản giao dịch điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc các kênh khác được quy định tại Điều 10 Thông tư 19/2021/TT-BTC:

  • Với trường hợp người nộp thuế đã được cấp chứng thư số hoặc có mã số thuế chưa được cấp chứng thư nhưng sử dụng xác thực bằng sinh trắc học:
    • Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế đăng ký giao dịch với cơ quan thuế, ký điện tử và gửi lên.
    • Sau đó Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế gửi thông báo theo mẫu đến địa chỉ thư điện tử hoặc số điện thoại người nộp thuế đã đăng ký chậm nhất là 15 phút sau khi nhận hồ sơ đăng ký.
    • Nếu hồ sơ được chấp nhận thì người nộp thuế nhận được thông tin theo mẫu hoặc phải điều chỉnh thông tin đăng ký theo hướng dẫn của Tổng cục Thuế. Cuối cùng người nộp thuế nhận được thông báo được cấp tài khoản giao dịch thuế điện tử (gọi là tài khoản chính).
    • Lưu ý: Từ tài khoản chính người nộp thuế được phép mở thêm không quá 10(mười) tài khoản phụ để thực hiện các giao dịch.
  • Người nộp thuế là cá nhân đã có mã số thuế chưa được cấp chứng thư số và sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử: Sau khi thực hiện trình tự quy trình như trên thì người nộp thuế xuất trình chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu tại cơ quan thuế bất kỳ để nhận và kích hoạt tài khoản giao dịch điện tử.

Hướng dẫn từng bước nộp thuế điện tử, khai thuế điện tử,… 

Căn cứ theo Điều 20, 21 Thông tư 19/2021/TT-BTC quy định thì người nộp thuế thực hiện từng bước như sau:

Hướng dẫn nộp, khai thuế điện tử
Hướng dẫn nộp, khai thuế điện tử

Bước 1: Truy cập trang thuedientu.gdt.gov.vn

Để nộp thuế qua mạng, bước đầu tiên người nộp thuế của doanh nghiệp cần mở trình duyệt mình đang sử dụng (Google, Chrome, Internet Explorer,…) rồi truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn.

Bước 2: Đăng nhập vào hệ thống trang thuế điện tử

Tại giao diện trang chủ, người nộp thuế nhấn vào ô “Doanh nghiệp” ở góc phải màn hình, tiếp đó nhân ô “Đăng nhập” ở trên góc phải màn hình để giao diện “Đăng nhập hệ thống” hiển thị.

Tại phần “Đăng nhập hệ thống”, người nộp thuế điền đầy đủ các thông tin được yêu cầu. Sau khi đã hoàn tất thông tin cần điền, NNT nhấn ô “Đăng nhập” để hoàn thành bước này.

Bước 3: Chọn chức năng “Nộp thuế”

Trên giao diện chính trang Cổng thông tin của Tổng cục Thuế, người nộp thuế nhấn chọn chức năng “Nộp thuế”. Tiếp đó, người nộp thuế cần chọn ngân hàng mình sẽ sử dụng để nộp thuế và nhấn ô “Tiếp tục” để tiến hành các bước tiếp theo.

Bước 4: Lập giấy nộp tiền

Điền thông tin để tiến hành nộp thuế.

Nhấn ô “Tiếp tục” để hoàn tất. Sau khi điền đầy đủ các thông tin thì màn hình sẽ hiển thị ra giấy nộp tiền theo đúng mẫu quy định.

Bước 5: Ký và nộp

Trên giao diện “GIẤY NỘP TIỀN VÀO NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC”, người nộp tiền chỉ cần kiểm tra thông tin lại một lần nữa để đảm bảo độ chính xác rồi nhấn “Ký và nộp”.

Hướng dẫn sử dụng chữ ký số 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Thông tư 19/2021/TT-BTC người nộp thuế sẽ sử dụng chữ ký số của mình để ký vào các giao dịch thuế điện tử. Ví dụ: Sử dụng mã xác thực giao dịch điện tử do Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế hoặc hệ thống của các cơ quan có liên quan đến giao dịch điện tử gửi qua tin nhắn đến số điện thoại hoặc qua địa chỉ email của người nộp thuế đã đăng ký với quan thuế.

Các quy định pháp lý về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế

Điều kiện tham gia giao dịch điện tử

Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì người nộp thuế muốn tham gia giao dịch điện tử cần đáp ứng các điều kiện:

  • Có khả năng truy cập và sử dụng mạng internet
  • Có địa chỉ thư điện tử
  • Có chữ ký số theo quy định hoặc có số điện thoại di động được một công ty viễn thông ở Việt Nam cấp đã đăng ký sử dụng để giao dịch với cơ quan thuế (trừ trường hợp người nộp thuế lựa chọn nộp qua Ngân hàng hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán. 

Chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử 

Căn cứ Điều 6 Thông tư 19/2021/TT-BTC thì chứng tử điện tử bao gồm:

  • Hồ sơ thuế điện tử
  • Chứng từ nộp ngân sách Nhà nước điện tử
  • Các thông báo, quyết định, văn bản khác của cơ quan thuế dưới dạng điện tử

Các chứng từ điện tử này có giá trị như hồ sơ, chứng từ, thông báo và các văn bản bằng giấy. Bên cạnh đó, nó có giá trị là bản gốc nếu được thực hiện bằng các biện pháp theo quy định pháp luật.

Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử 

Theo khoản 4 Điều 18 và khoản 1 Điều 99 Luật Quản lý thuế 2019 thì cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin của người nộp thuế, trừ các thông tin cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin được công bố công khai theo quy định của pháp luật.

Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về các quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *