Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ không? Lưu ý mới nhất 2024
Tăng vốn điều lệ thế nào? Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ hay không? Chi tiết thủ tục, hồ sơ và hình thức tăng vốn điều lệ công ty cổ phần cũng như mục đích tăng vốn của doanh nghiệp như thế nào? Luật và Kế Toán An Khang sẽ hướng dẫn quý khách hàng tại bài viết dưới đây.
Vốn điều lệ là gì? Điều kiện để tăng vốn điều lệ?
Khái niệm vốn điều lệ của công ty cổ phần
Theo khoản 34 Điều 4 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Vốn điều lệ là tổng là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập cty cổ phần.” Như vậy, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.
Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau.
Khi đăng ký thành lập doanh nghiệp, cổ phần đã bán là tổng số cổ phần các loại đã được các cổ đông đăng ký mua và thanh toán đủ cho công ty.
Mục đích tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Mục đích tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần?
Tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần có một số mục tiêu chính và lý do phổ biến, bao gồm:
- Mở rộng kinh doanh: Tăng vốn điều lệ giúp công ty có thêm nguồn vốn để mở rộng hoạt động kinh doanh, mở các chi nhánh mới, phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới, và thâm nhập vào các thị trường mới.
- Đầu tư và phát triển: Tăng vốn cho phép công ty đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cấp công nghệ, mua sắm tài sản cố định, hoặc thực hiện các dự án phát triển quan trọng khác để cải thiện hiệu suất và cạnh tranh.
- Giải quyết nợ và cải thiện tình hình tài chính: vốn được tăng có thể được sử dụng để thanh toán các khoản nợ, cải thiện tình hình tài chính của công ty, đặc biệt trong trường hợp công ty đang phải đối mặt với tình trạng nợ nhiều và áp lực tài chính.
- Tăng giá trị cổ phiếu và thu hút đầu tư: Tăng vốn điều lệ thường dẫn đến việc tăng giá trị cổ phiếu và có thể thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư mới, cải thiện vị thế tài chính của công ty.
- Tuân thủ quy định pháp luật: Đôi khi, tăng vốn điều lệ là một yêu cầu pháp lý hoặc quy định từ các cơ quan nhà nước khi công ty phải duy trì một mức vốn tối thiểu theo quy định về vốn điều lệ.
- Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Tăng vốn điều lệ tạo cơ hội cho sự phát triển bền vững và khả năng thích nghi với biến đổi thị trường và kinh tế.
Tóm lại, việc tăng vốn điều lệ là một công cụ quan trọng để thúc đẩy sự phát triển và tăng cường khả năng cạnh tranh của công ty cổ phần trong môi trường kinh doanh đa dạng và thay đổi.
Các hình thức tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Vốn điều lệ của công ty cổ phần có thể được thay đổi trong quá trình hoạt động kinh doanh. Nếu muốn thay đổi vốn điều lệ, công ty cổ phần phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền. Vốn điều lệ được điều chỉnh tăng, giảm bất cứ lúc nào theo nhu cầu của mỗi doanh nghiệp
Theo quy định, công ty cổ phần có thể đăng ký tăng vốn điều lệ bằng cách chào bán cổ phần, nghĩa là tăng thêm số lượng cổ phần, loại cổ phần được quyền chào bán. Việc chào bán cổ phần có thể thực hiện theo 1 trong 3 hình thức:
- Chào bán cổ phần riêng lẻ;
- Chào bán cổ phần cho cổ đông hiện hữu;
- Chào bán cổ phần ra công chúng.
Lưu ý, hình thức chào bán cổ phần ra công chúng để tăng vốn điều lệ chỉ được thực hiện ở công ty cổ phần đã niêm yết trên sàn chứng khoán.
Công ty thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành đợt bán cổ phần.
(Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2020)
Để mua cổ phần góp vốn vào công ty cổ phần, các cổ đông có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc góp bằng tài sản (như nhà, xe, bất động sản…) có giá trị tương đương.
Quy trình tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Hồ sơ tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Thành phần hồ sơ tăng vốn điều lệ công ty cổ phần bao gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (về việc tăng vốn điều lệ);
- Quyết định và biên bản họp của đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ;
- Biên bản định giá tài sản (trường hợp cổ đông góp thêm vốn bằng tài sản);
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của cổ đông mới (trường hợp có thêm cổ đông mới góp vốn vào công ty);
- Sổ đăng ký cổ đông;
- Giấy ủy quyền cho cá nhân đại diện doanh nghiệp làm thủ tục tăng vốn tại Sở KH&ĐT;
- Bản sao công chứng CCCD/CMND/hộ chiếu của người được ủy quyền làm thủ tục.
Hình ảnh minh họa
Thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần
Bước 1: Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng vốn.
Tại bước này, đại hội đồng cổ đông cần họp bàn và đưa ra quyết định về việc tăng vốn điều lệ như:
- Hình thức tăng vốn?
- Mức vốn điều lệ cần tăng thêm?
- Số lượng, loại cổ phần chào bán?
- Thời hạn để các cổ đông hoàn thành việc góp thêm vốn và hình thức góp vốn?
Bước 2: Thực hiện các thủ tục góp vốn.
- Tại bước này, cổ đông và công ty thực hiện việc ký kết hợp đồng mua bán, chuyển nhượng cổ phần (các giấy tờ này cần lưu tại nội bộ công ty);
- Luật Doanh nghiệp không quy định thời hạn góp vốn của các cổ đông trong trường hợp thay đổi vốn điều lệ. Do đó, các cổ đông cần thanh toán đúng và đủ số cổ phần đã đăng ký mua thêm để tăng vốn điều lệ theo thời hạn công ty đã quy định.
Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký thay đổi vốn điều lệ tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
Người đại diện theo pháp luật hoặc người được công ty ủy quyền thực hiện nộp hồ sơ tăng vốn điều lệ theo hai cách:
- Nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh
- Nộp online trên website của Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho công ty cổ phần hoặc ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ đề nghị tăng vốn điều lệ chưa đúng yêu cầu.
Các vấn đề pháp lý liên quan đến tăng vốn điều lệ công ty cổ phần
Quyền lợi của cổ đông hiện hữu và cổ đông mới.
Tùy thuộc vào phương thức tăng vốn điều lệ, cổ phần mà cổ đông hiện tại và cổ đông mới sẽ có sự thay đổi về số lượng và tỉ lệ. Điều này dẫn đến việc thay đổi về quyền lợi và trách nhiệm của cổ đông theo tỉ lệ cổ phần mà họ nắm giữ. Quyền của cổ đông được thể hiện bằng quyền biểu quyết dựa trên tỷ lệ sở hữu cổ phần đã mua của mỗi cổ đông trên tổng vốn điều lệ của công ty.
Các vấn đề về thuế và phí liên quan.
Sau khi hoàn thành thủ tục tăng vốn điều lệ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, công ty cổ phần phải tiến hành kê khai và nộp tờ khai lệ phí môn bài bổ sung chậm nhất trước ngày 30/01 năm sau năm thay đổi vốn điều lệ.
Việc tăng vốn điều lệ có thể dẫn đến tăng mức thuế môn bài mà công ty cổ phần phải nộp từ 2.000.000 đồng/năm lên 3.000.000đ/năm, nếu vốn điều lệ sau khi tăng lớn hơn 10 tỷ đồng.
>>>Nếu bạn đang cần thành lập doanh nghiệp không mất quá nhiều thời gian tham khảo: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp bạn tìm hiểu về việc tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần. Nếu còn bất kỳ thắc mắc bất cứ vấn đề gì, quý khách hãy liên hệ hotline Luật và Kế Toán An Khang để được hỗ trợ. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn chi tiết nhất về các vấn đề liên quan đến vốn điều lệ và doanh nghiệp của cũng như hướng dẫn thực hiện toàn bộ thủ tục thành lập công ty, thay đổi vốn điều lệ.