Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần mới nhất 2024
Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần là từ khóa được nhiều nhà khởi nghiệp tìm kiếm nhiều nhất trong thời gian gần đây. Vậy khi thành lập doanh nghiệp cần có những kinh nghiệm gì? Theo dõi bài viết dưới đây của Luật và Kế Toán An Khang để có được lời giải đáp chi tiết.
- Cách đặt tên công ty cổ phần – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp bạn không nên bỏ qua
- Cân đối lựa chọn mức vốn của công ty cổ phần – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp
- Quy định về việc góp vốn thành lập và cổ đông công ty cổ phần
- Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh
- Đặt địa chỉ công ty cổ phần ở đâu – Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần
- Lựa chọn người đại diện theo pháp luật – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp
- Kinh nghiệm về việc đóng thuế sau khi thành lập công ty cổ phần
- Khi thực hiện đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử là như thế nào?
- Kết luận
Cách đặt tên công ty cổ phần – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp bạn không nên bỏ qua
Theo Điều 37 Luật doanh nghiệp năm 2020 có quy định cụ thể về việc đặt tên cho doanh nghiệp không được trùng với tên của công ty khác. Không được trùng với tên của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội… Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Theo đó, khi đặt tên cho công ty cổ phần được đặt theo cấu trúc: Loại hình công ty + Tên riêng.
>>>Xem thêm: [2024] Mẫu đăng ký thành lập công ty cổ phần Mới Nhất
Cân đối lựa chọn mức vốn của công ty cổ phần – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp. Trong loại hình công ty cổ phần thì đây là số vốn mà các cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn để thành lập công ty trong một thời gian nhất định.
Lựa chọn mức vốn điều lệ cần cân nhắc những điều sau:
- Ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định: Tự do đăng ký.
- Ngành nghề có vốn pháp định: Vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc vượt vốn pháp định.
- Vốn điều lệ ảnh hưởng đến mức thuế môn bài.
Quy định về việc góp vốn thành lập và cổ đông công ty cổ phần
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 Luật Doanh nghiệp năm 2020, việc góp vốn thành lập và cổ đông công ty cổ phần như sau:
“…
- Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp cổ đông góp vốn bằng tài sản thì thời gian vận chuyển nhập khẩu, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản đó không tính vào thời hạn góp vốn này. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc cổ đông thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần đã đăng ký mua.”
Theo đó:
- Cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký trong 90 ngày (trừ trường hợp điều lệ công ty quy định khác).
- Hội đồng quản trị có trách nhiệm giám sát việc góp vốn.
>>>Xem thêm: Thủ Tục đăng ký Giảm Vốn Điều Lệ Công Ty Tnhh 2 Thành Viên
Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp về việc đăng ký ngành nghề kinh doanh
Khi tiến hành đăng kỳ thành lập ngành nghề kinh doanh quý công ty cần lưu ý xem ngành nghề đó có nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? Điều kiện về vốn pháp định, yêu cầu về vốn cổ phần trong công ty hay yêu cầu về chứng chỉ hành nghề….
Doanh nghiệp có thể lựa chọn ngành nghề thuộc hoặc không thuộc Danh mục ngành nghề kinh doanh.
Đặt địa chỉ công ty cổ phần ở đâu – Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần
Khi mới thành lập công ty cổ phần, rất có thể quý công ty chưa có điều kiện để mua hoặc thuê địa điểm làm trụ sở công ty. Lúc này, công ty có thể chọn địa điểm kinh doanh ảo là nhà của bạn bè, người thân…
Lưu ý:
- Địa chỉ phải rõ ràng, cụ thể, nằm trên lãnh thổ Việt Nam.
- Không được đặt tại nhà chung cư, nhà tập thể.
Lựa chọn người đại diện theo pháp luật – Kinh nghiệm thành lập doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật là người đại diện cho công ty thực hiện các giao dịch. Họ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công ty cổ phần. Do đó, cần phải lựa chọn người đại diện theo pháp luật phải là người có trình độ chuyên môn hoặc trình độ quản lý. Thì mới có thể điều hành doanh nghiệp được.
Không nên chọn người không đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm… Tuy nhiên, sau khi thành lập công ty vẫn có thể thay đổi người đại diện theo đúng quy định của pháp luật.
Kinh nghiệm về việc đóng thuế sau khi thành lập công ty cổ phần
- Lệ phí môn bài: Mức đóng thuế môn bài phục thuộc vào vốn điều lệ của công ty. Nếu vốn điều lệ của công ty là trên 10 tỷ đồng/ năm thì công ty sẽ phải đóng 3 triệu đồng/ năm. Dưới 10 tỷ đồng là 2 triệu đồng/ năm.
- Thuế giá trị gia tăng: Mức thuế này được đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
- Thuế xuất nhập khẩu (Áp dụng với loại hình doanh nghiệp xuất nhập khẩu): Loại thuế này doanh nghiệp cần đóng khi thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
Khi thực hiện đóng thuế qua mạng bằng phần mềm chữ ký số điện tử là như thế nào?
Hiện nay, mỗi doanh nghiệp bắt buộc phải mua phần mềm chữ ký số điện tử để phục vụ cho việc báo cáo và đóng thuế. Công việc này thường được kế toán của công ty thực hiện các thao tác đóng thuế cho doanh nghiệp.
>>>Nếu bạn muốn thành lập công ty hãy tham khảo: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết luận
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật An Khang về kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần. Nếu quý doanh nghiệp có bất cứ thắc mắc gì có thể liên hệ trực tiếp đến Luật An Khang theo hotline 088 6363 296 để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng!