Pháp Luật Doanh Nghiệp

Những quy định về con dấu doanh nghiệp mới nhất năm 2024

Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu riêng biệt của mỗi công ty, được quy định quản lý bởi pháp luật. Tuy nhiên quy định về con dấu doanh nghiệp có sự điều chỉnh từ ngày 01/01/2021 theo Luật Doanh nghiệp năm 2020. Vậy các doanh nghiệp của bạn đã biết những quy định mới này chưa, Luật và Kế toán An Khang sẽ giải thích chi tiết trong bài viết dưới đây.

Những quy định về con dấu doanh nghiệp mới nhất

Dấu dưới hình thức chữ ký số là con dấu doanh nghiệp

Theo hướng dẫn của Nghị định 130/2018/NĐ-CP, chữ ký số là một loại chữ ký điện tử được tạo ra thông qua quá trình biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng.
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 của Luật Doanh nghiệp 2020, có quy định về dấu của doanh nghiệp như sau:
  • Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu
  • Hoặc dấu có thể sử dụng dưới hình thức chữ ký số theo quy định về giao dịch điện tử
Con dấu điện tử (chữ ký số) được công nhận là con dấu hợp pháp: Chữ ký số sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, đảm bảo tính xác thực và toàn vẹn của thông điệp dữ liệu.
> Có thể bạn chưa hiểu Con dấu doanh nghiệp là gì?
Mẫu con dấu doanh nghiệp 2024
Mẫu con dấu doanh nghiệp 2024

Doanh nghiệp không phải thông báo mẫu dấu trước khi sử dụng

Luật Doanh nghiệp 2020 đã loại bỏ quy định tại Khoản 2 Điều 44 của Luật Doanh nghiệp 2014. Điều này có nghĩa là, kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp sẽ không còn yêu cầu thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Không quy định bắt buộc một số nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định con dấu phải chứa các thông tin sau:
  • Tên doanh nghiệp
  • Mã số doanh nghiệp
Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp 2020 không đề cập đến vấn đề này. Doanh nghiệp có thể tùy chọn nội dung, không nhất thiết phải có tên và mã số doanh nghiệp.
>Bạn nên đọc bài viết Những nội dung cần có trên con dấu doanh nghiệp để biết rõ hơn.
Nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp
Nội dung phải có trên con dấu của doanh nghiệp

Thay đổi trong quản lý, lưu giữ con dấu của doanh nghiệp

  • Theo Luật Doanh nghiệp 2014: Quản lý, sử dụng và lưu giữ con dấu được thực hiện theo quy định trong Điều lệ của công ty.
  • Theo Luật Doanh nghiệp 2020: Quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp được thực hiện theo quy định trong Điều lệ của công ty hoặc theo quy chế doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành

 > Xem thêm: Các loại dấu độc đáo và sáng tạo: tạo dấu ấn cá nhân doanh nghiệp

Sử dụng con dấu trong giao dịch

Kể từ ngày 01/01/2021, các biểu mẫu hồ sơ đăng ký kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành không yêu cầu doanh nghiệp phải đóng dấu.
Hiện vẫn chưa có văn bản pháp luật bắt buộc doanh nghiệp phải đóng dấu trên các văn bản do chính họ phát hành hoặc tham gia ký kết. Tthông tư 04/2013/TT-BNV của Bộ Nội vụ nchỉ áp dụng cho các cơ quan nhà nước.
Do đó, việc có hoặc không có con dấu trong giao dịch đều không có vấn đề gì. Mặc dù không bắt buộc, việc sử dụng con dấu vẫn là thông lệ phổ biến và thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao dịch. Doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng con dấu để tạo dựng uy tín và thuận tiện trong hoạt động kinh doanh.
Có thể bạn muốn xem thêm: Một công ty có thể có bao nhiêu con dấu?
Sử dụng con dấu trong giao dịch
Sử dụng con dấu trong giao dịch

Thời hạn sử dụng dấu doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp năm 2020:
Con dấu công ty sẽ có hiệu lực ngay sau khi hoàn thành việc khắc dấu/mua chữ ký số mà không cần đợi đăng tải mẫu dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp như trước đây.
Từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh khi muốn thay đổi hoặc hủy bỏ con dấu. Việc sử dụng con dấu doanh nghiệp không có thời hạn sử dụng và doanh nghiệp được tự quyết định về mẫu con dấu.

Những câu hỏi xoay quanh quy định về con dấu doanh nghiệp

Ai được giữ con dấu công ty theo quy định mới nhất?

Luật Doanh nghiệp 2020 không có quy định bắt buộc chỉ định ai là người giữ con dấu của công ty mà để doanh nghiệp tự quyết định và quy định trong Điều lệ công ty hoặc quy chế của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện…
Thường thì các công ty vẫn ủy quyền người đại diện theo pháp luật để tiến hành bảo quản và quản lý con dấu công ty. Tuy nhiên, cũng có nhiều doanh nghiệp quy định rằng văn thư, kế toán trưởng là người giữ con dấu tại trụ sở công ty và chỉ được mang con dấu ra khỏi trụ sở khi có sự chấp thuận bằng văn bản từ người đại diện theo pháp luật.
Những câu hỏi thường gặp về con dấu doanh nghiệp
Những câu hỏi thường gặp về con dấu doanh nghiệp

Cơ quan nào cấp con dấu cho doanh nghiệp?

Doanh nghiệp có thể tự lựa chọn cơ sở khắc dấu để làm con dấu cho doanh nghiệp của mình.

> Bạn có muốn xem thêm Cách hủy con dấu doanh nghiệp?

Công ty có được sử 2 con dấu có hình dạng khác nhau không?

Theo quy định hiện hành, mỗi doanh nghiệp cần tuân thủ quy tắc về mẫu con dấu. Mẫu con dấu có thể có hình dạng cụ thể như hình tròn, đa giác hoặc hình dạng khác. Mỗi doanh nghiệp cần duy trì một mẫu con dấu thống nhất về nội dung, hình thức và kích thước.
Điều này có nghĩa là dù doanh nghiệp sử dụng nhiều con dấu khác nhau, hình dạng của chúng phải được thống nhất. Doanh nghiệp không được phép sử dụng hai con dấu có hình dạng khác nhau.

Có được để logo lên dấu công ty hay không?

Theo quy định cho phép đưa logo công ty vào con dấu doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc này cần được đảm bảo sự chính xác để tránh sự trùng lặp hoặc nhầm lẫn với các đơn vị khác.

Kết luận

Trên đây là những thông tin về con dấu doanh nghiệp mới nhất 2024 Luật An Khang cung cấp và chia sẻ đến quý công ty. Nếu con có nhu cầu muốn khắc dấu doanh nghiệp, liên hệ ngay với Khắc dấu An Khang để được hỗ trợ khắc dấu nhanh và ship đi ngay trong ngày. Khắc dấu An Khang luôn sẵn lòng tư vấn về mặt pháp lý nhanh chóng, chính xác. Trân trọng cảm ơn!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *