Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh gồm những ai – Luật mới 2024
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh gồm các thành viên nào? Cách sắp xếp sơ đồ tổ chức, mô hình công ty hợp danh đúng theo quy định mới 2024? Nhận thấy đây đang là vấn đề được nhiều chủ doanh nghiệp băn khoăn và thắc mắc, trong bài viết này Luật An Khang xin gửi tới quý bạn đọc phần giải đáp chi tiết như sau:
Cơ cấu tổ chức công ty hợp danh bao gồm những ai?
Khi bắt đầu thành lập một công ty thì ngoài các yếu tố liên quan đến điều kiện thành lập, thì các doanh nghiệp cần chú ý xây dựng bộ máy tổ chức công ty. Đây là một yếu tố vô cùng quan trọng cần chuẩn bị chính xác ngay từ đầu. Đối với công ty hợp danh thì cơ cấu tổ chức công ty hợp danh bao gồm 3 thành phần chính: Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn.
Cụ thể về cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh như sau:
- Bộ máy quản lý sẽ được xây dựng lên bởi: Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và các vị trí quản lý khác trong công ty. Trong đó, Hội đồng thành viên nắm vai trò quan trọng nhất trong mọi quyết định của doanh nghiệp. Trong công ty hợp danh, người đứng đầu và có nhiệm vụ quản lý, điều hành hội đồng thành viên sẽ là Chủ tịch Hội đồng thành viên.
- Bộ máy thành lập công ty sẽ bao gồm các thành viên hợp danh. Các thành viên hợp danh là người đứng ra thành lập công ty và chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động của doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình.
- Bộ máy góp vốn trong mô hình công ty hợp danh sẽ bao gồm các thành viên góp vốn. Các thành viên góp vốn sẽ chỉ đóng góp 1 phần tiền hoặc tài sản vào công ty hợp danh theo phần trăm được quy định trước.
- Bộ máy hoạt động sẽ bao gồm tất cả các nhân sự quản lý, nhân viên, cán bộ và công nhân làm việc trong công ty.
Khi thành lập công ty hợp danh đúng quy định pháp luật, các chủ doanh nghiệp cần chú ý xây dựng mô hình công ty hợp danh đầy đủ các thành phần cần thiết. Việc này vừa giúp doanh nghiệp tăng tính pháp lý vừa giúp công ty có đầy đủ khả năng làm việc, hoạt động kinh doanh để sinh lời.

Xem thêm: Tư Vấn Thành Lập Công Ty Mới 2024 – Tất Cả Thông Tin Cần Biết
Chi tiết từng vị trí trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh
Như đã nhắc tới ở phần trên của bài viết, cơ cấu tổ chức công ty hợp danh sẽ bao gồm 3 thành phần chính, bao gồm:
Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên trong cơ cấu tổ chức công ty hợp danh
Hội đồng thành viên có quyền đưa ra quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh. Nếu trong bộ Điều lệ của doanh nghiệp không nêu rõ các quy định cụ thể thì quyết định về các vấn đề sau đây phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên hợp danh tán thành:
- Các quyết định liên quan tới định hướng, chiến lược phát triển công ty;
- Các quyết định yêu cầu sửa đổi, bổ sung thêm nội dung trong Điều lệ công ty;
- Quyết định tiếp nhận thành viên mới để mở rộng doanh nghiệp, phát triển mô hình công ty hợp danh;
- Các quyết định liên quan tới chấp thuận việc thành viên hợp danh rút khỏi công ty hoặc các quyết định về việc khai trừ thành viên hợp danh theo quy định;
- Quyết định liên quan tới các dự án đầu tư có ảnh hưởng tới nguồn vốn và tài chính của công ty;
- Quyết định liên quan tới việc vay và huy động thêm nguồn vốn mới cho doanh nghiệp dưới hình thức khác, cho vay với giá trị từ 50% vốn điều lệ của công ty trở lên, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
- Quyết định mua, bán các loại tài sản mà giá trị của nó bằng hoặc lớn hơn vốn điều lệ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định một tỷ lệ khác cao hơn;
- Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, Hội đồng thành viên sẽ xác định tổng số lợi nhuận trong quá trình kinh doanh mà được chia và số lợi nhuận chia cho từng thành viên;
- Các thành viên trong cơ cấu tổ chức công ty hợp danh có thể quyết định giải thể; yêu cầu phá sản công ty.
- Quyền tham gia biểu quyết của thành viên góp vốn được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh.
Xem thêm: Điều kiện thành lập công ty hợp danh
Quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong cơ cấu tổ chức công ty hợp danh
Quyền của thành viên hợp danh:
- Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết về các vấn đề của công ty; mỗi thành viên hợp danh có một phiếu biểu quyết hoặc có số phiếu biểu quyết khác quy định tại Điều lệ công ty;
- Nhân danh công ty kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; đàm phán và ký kết hợp đồng, giao dịch hoặc giao ước với những điều kiện mà thành viên hợp danh đó cho là có lợi nhất cho công ty;
- Sử dụng tài sản của công ty để kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh của công ty; trường hợp ứng trước tiền của mình để kinh doanh cho công ty thì có quyền yêu cầu công ty hoàn trả lại cả số tiền gốc và lãi theo lãi suất thị trường trên số tiền gốc đã ứng trước;
- Yêu cầu công ty bù đắp thiệt hại từ hoạt động kinh doanh trong phạm vi nhiệm vụ được phân công nếu thiệt hại đó xảy ra không phải do sai sót cá nhân của thành viên đó;
- Yêu cầu công ty, thành viên hợp danh khác cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của công ty; kiểm tra tài sản, sổ kế toán và tài liệu khác của công ty khi thấy cần thiết;
- Được chia lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty liên quan đến mô hình công ty hợp danh;
- Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được chia giá trị tài sản còn lại tương ứng theo tỷ lệ phần vốn góp vào công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác;
- Trường hợp thành viên hợp danh chết thì người thừa kế của thành viên được hưởng phần giá trị tài sản tại công ty sau khi đã trừ đi phần nợ và nghĩa vụ tài sản khác thuộc trách nhiệm của thành viên đó. Người thừa kế có thể trở thành thành viên hợp danh nếu được Hội đồng thành viên chấp thuận mà không cần nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh từ trước;
- Quyền khác của các thành viên nằm trong cơ cấu tổ chức công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của thành viên hợp danh trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh:
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh một cách trung thực, cẩn trọng và tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa cho công ty;
- Tiến hành quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên; nếu làm trái quy định tại điểm này, gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại;
- Không được sử dụng tài sản của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;
- Hoàn trả cho công ty số tiền, tài sản đã nhận và bồi thường thiệt hại gây ra đối với công ty trong trường hợp nhân danh công ty, nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác để nhận tiền hoặc tài sản khác từ hoạt động kinh doanh của công ty mà không đem nộp cho công ty;
- Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết số nợ còn lại của công ty nếu nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để trang trải số nợ của công ty;
- Chịu khoản lỗ tương ứng với phần vốn góp vào công ty hoặc theo thỏa thuận quy định tại Điều lệ công ty trong trường hợp công ty kinh doanh bị lỗ;
- Định kỳ hằng tháng báo cáo trung thực, chính xác bằng văn bản tình hình và kết quả kinh doanh của mình với công ty; cung cấp thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của mình cho thành viên có yêu cầu;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty trong mô hình công ty hợp danh.
- Bên cạnh quyền và nghĩa vụ trên, tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định một số hạn chế về quyền đối với thành viên hợp danh, cụ thể:
- Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.
- Thành viên hợp danh không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
- Thành viên hợp danh không được chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình tại công ty cho tổ chức, cá nhân khác không thuộc cơ cấu tổ chức của công ty hợp danh nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Chi tiết quyền và nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong mô hình công ty hợp danh
Quyền của thành viên giữ vị trí thành viên góp vốn:
- Tham gia các cuộc họp, thảo luận và có quyền biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung liên quan tới Điều lệ công ty hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thành viên góp vốn trong công ty về vấn đề tổ chức lại, giải thể doanh nghiệp và các nội dung khác được quy định trong Điều lệ công ty mà có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ;
- Được chia lợi nhuận hằng năm dựa trên tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty;
- Được cung cấp các nội dung trong báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên hợp danh khác cung cấp đầy đủ và trung thực mọi thông tin về tình hình và các thông tin liên quan đến kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty;
- Chuyển nhượng phần vốn góp của mình tại công ty cho người khác nằm trong hoặc ngoài mô hình công ty hợp danh;
- Nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác tiến hành kinh doanh ngành, nghề kinh doanh của công ty;
- Định đoạt phần vốn góp của mình bằng cách để thừa kế, tặng cho, thế chấp, cầm cố và các hình thức khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; trường hợp chết thì người thừa kế thay thế thành viên đã chết trở thành thành viên góp vốn của công ty;
- Được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc phá sản;
- Quyền khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Nghĩa vụ của thành viên góp vốn trong cơ cấu tổ chức công ty hợp danh:
- Chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp;
- Không được tham gia quản lý công ty, không được tiến hành công việc kinh doanh nhân danh công ty;
- Tuân thủ Điều lệ công ty, nghị quyết và quyết định của Hội đồng thành viên;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.

Kết luận
Hy vọng với các thông tin chi tiết mà Luật An Khang đã cung cấp trên đây đã giúp quý doanh nghiệp hiểu thêm về cơ cấu tổ chức công ty hợp danh. Cùng với đó, nếu bạn muốn biết thêm thông tin chi tiết về dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp, hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline.