Pháp Luật Kế Toán

Hướng Dẫn Hoàn Thuế TNDN Đầy Đủ Để Doanh Nghiệp Nhận Lại Tiền Thuế

Việc hoàn thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) không còn xa lạ với nhiều doanh nghiệp. Vậy quy định hoàn thuế TNDN năm 2024 như thế nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục gì để thực hiện hoàn thuế. Cùng công ty Luật và kế toán An Khang tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Khái niệm hoàn thuế TNDN

Hướng Dẫn Hoàn Thuế TNDN Đầy Đủ Để Doanh Nghiệp Nhận Lại Tiền Thuế
Hướng Dẫn Hoàn Thuế TNDN Đầy Đủ Để Doanh Nghiệp Nhận Lại Tiền Thuế

Theo Thông tư 156/2013 thì hoàn thuế TNDN là việc cơ quan thuế trả lại một phần hay toàn bộ số thuế thu nhập mà doanh nghiệp đã nộp. Nếu thấy việc đó không cần thiết hay doanh nghiệp đã nộp thừa.

>>>Xem thêm: Dịch vụ kế toán thuế toàn quốc, chuyên nghiệp

Các trường hợp được hoàn thuế TNDN

Hoàn thuế TNDN nộp thừa

Căn cứ vào Thông tư 156/2013, cụ thể là tại Khoản 1, Điều 33 những trường hợp sau đây được xem là nộp thừa thuế TNDN.

  • Doanh nghiệp nộp thuế đã nộp quá số tiền cần nộp cho một loại thuế có nội dung kinh tế tương ứng. Trong vòng 10 năm kể từ ngày đã nộp vào ngân sách Nhà Nước.
  • Thuế TNDN được tính theo quyết toán hàng năm. Cơ quan thuế chỉ xem xét là nộp thừa khi số tiền thuế đã nộp vượt quá số tiền thuế cần nộp theo quyết toán thuế.

Thủ tục

Người nộp thuế nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế TNDN  tại cơ quan thuế có thẩm quyền theo quy định.

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế

  • Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc số thuế TNDN đã nộp (bản sao)
  • Chứng từ thanh toán thuế TNDN nộp thừa.
  • Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc hoàn thuế.

Bước 2: Cơ quan thuế thẩm tra, xác định số tiền thuế nộp thừa và ban hành quyết định hoàn thuế

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế. Cơ quan thuế thẩm tra hồ sơ và xác định số tiền thuế nộp thừa.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế

  • Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của người nộp thuế hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan thuế.

Thời hạn

Doanh nghiệp có quyền đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nộp thừa.

Xem thêm: Hoàn thuế GTGT: Hướng dẫn chi tiết, đơn giản, chính xác nhất 2024

Hoàn thuế TNDN nhầm lẫn

Các trường hợp được hoàn thuế TNDN
Các trường hợp được hoàn thuế TNDN

Điều kiện

Doanh nghiệp nộp nhầm số tiền thuế TNDN do lỗi của:

  • Cơ quan thuế.
  • Ngân hàng thu thuế.
  • Người nộp thuế.
  • Nộp nhầm số tiền thuế.
  • Nộp thuế cho người nộp thuế khác.

Thủ tục hoàn thuế TNDN trong trường hợp bị nhầm lẫn

Doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ, thủ tục sau để thực hiện việc hoàn thuế TNDN như sau:

 Nộp hồ sơ hoàn thuế TNDN bao gồm

Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế tại cơ quan thuế có thẩm quyền theo quy định, với những loại giấy tờ như sau:

  • Văn bản đề nghị hoàn thuế theo mẫu số 01/DNXLNT ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư 80/2021/TT-BTC.
  • Tờ khai thuế TNDN (nếu chưa nộp).
  • Chứng từ thanh toán thuế TNDN nộp nhầm.
  • Các hồ sơ, chứng từ khác liên quan đến việc hoàn thuế.

Cơ quan thuế thẩm tra, xác định số tiền thuế nộp nhầm và ban hành quyết định hoàn thuế

  • Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đề nghị hoàn thuế, cơ quan thuế thẩm tra hồ sơ và xác định số tiền thuế nộp nhầm.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan thuế ban hành quyết định hoàn thuế cho người nộp thuế.
  • Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, cơ quan thuế thông báo cho người nộp thuế biết để bổ sung hồ sơ.

Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế

  • Người nộp thuế nhận tiền hoàn thuế theo hình thức chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng của người nộp thuế hoặc nhận trực tiếp tại cơ quan thuế.

Thời hạn

Doanh nghiệp có quyền đề nghị hoàn thuế TNDN trong thời hạn 03 năm kể từ ngày nộp nhầm.

Điều chỉnh thuế TNDN sau thanh tra, kiểm toán

Căn cứ vào Luật Quản lý thuế 2019 và Thông tư 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật Quản lý thuế. Thì thủ tục, hồ sơ điều chỉnh thuế TNDN sau khi thanh tra kiểm toán được quy định như sau:

Thủ tục

Đoàn thanh tra, kiểm toán ban hành kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán

  • Sau khi thanh tra, kiểm toán thuế TNDN, cơ quan thuế ban hành kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán.
  • Trong kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán ghi rõ số tiền thuế TNDN phải nộp bổ sung, số tiền thuế TNDN đã nộp thừa (nếu có).

Người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán, Doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ như sau:

  • Nộp số tiền thuế TNDN phải nộp bổ sung (nếu có).
  • Khai bổ sung, điều chỉnh tờ khai thuế TNDN theo kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán.
  • Nộp tiền phạt chậm nộp thuế TNDN (nếu có).
  • Thực hiện các biện pháp khắc phục vi phạm theo kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán.

Cơ quan thuế tiếp nhận, xử lý hồ sơ: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ, số tiền thuế TNDN nộp bổ sung của người nộp thuế và xử lý theo quy định.

Hồ sơ

  • Kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán.
  • Tờ khai thuế TNDN bổ sung, điều chỉnh.
  • Chứng từ thanh toán số tiền thuế TNDN nộp bổ sung, tiền phạt chậm nộp thuế TNDN (nếu có).

Thời hạn

Doanh nghiệp có nghĩa vụ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày nhận kết luận, quyết định thanh tra, kiểm toán.

Xem thêm: Hoàn thuế: Hướng dẫn A-Z giúp bạn lấy lại tiền thuế một cách nhanh chóng và chính xác

Thủ tục chung và lưu ý khi hoàn thuế TNDN

Quy trình hoàn thuế TNDN chung thường trải qua 3 giai đoạn chính, bao gồm: Kiểm tra hồ sơ, xử lý hồ sơ và trả kết quả. 

Kiểm tra hồ sơ

Sau khi nhận được hồ sơ xin hoàn thuế cùng các giấy tờ liên quan từ doanh nghiệp. Cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ xác minh tính chính xác của thông tin. Ở bước này, cơ quan thuế có thể sẽ yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thêm thông tin hoặc một số giấy tờ bổ sung nếu có.

Trong quá trình xác minh, cơ quan thuế phát hiện sai sót hoặc hành vi vi phạm pháp luật. Doanh nghiệp sẽ được yêu cầu điều chỉnh hoặc bổ sung hồ sơ trước khi tiến hành xử lý.

Thủ tục chung và lưu ý khi hoàn thuế TNDN
Thủ tục chung và lưu ý khi hoàn thuế TNDN

Xử lý hồ sơ hoàn thuế TNDN

Sau khi kiếm tra, xác minh hồ sơ cơ quan thuế sẽ tiến hành xử lý hồ sơ. Đồng thời, đưa ra quyết định về việc hoàn thuế. Song song với đó, cơ quan thuế sẽ tính toán lại số tiền thuế TNDN đã nộp trong kỳ tính thuế và số tiền được hoàn trả cho doanh nghiệp.

Nếu phát hiện có bất cứ sai sót nào hoặc hành vi vi phạm pháp luật nào. Cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp điều chỉnh và bổ sung thông tin cần thiết trước khi đưa ra quyết định sau cùng.

Thông báo kết quả đến doanh nghiệp

Sau khi xử lý hồ sơ và hoàn tất quy trình, cơ quan thuế sẽ thông báo kết quả về doanh nghiệp. Nếu số tiền hoàn trả cho doanh nghiệp lớn hơn số tiền mà doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế. Thì doanh nghiệp sẽ được hoàn trả lịa số tiền chênh lệch đó. 

Tuy nhiên, nếu số tiền thuế doanh nghiệp nộp ít hơn số tiền được hoàn trả thì sẽ phải bồi thường cho cơ quan thuế số tiền chênh lệch này.

Lưu ý quan trọng Doanh nghiệp cần biết khi thực hiện hoàn thuế TNDN

Trong quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục hoàn thuế TNDN cần lưu ý một số điều sau:

  • Doanh nghiệp phải nộp hồ sơ hoàn thuế TNDN đúng trong thời gian quy định tại Cơ quan thuế nới Doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế.
  • Trong trường hợp, hồ sơ hoàn thuế TNDN thiếu hoặc không hợp lệ. Cơ quan thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hoặc sửa chữa trong thời gian quy định.
  • Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ tư vấn thuế tại các công ty luật và kê toán uy tín. Như công ty Luật và Kế toán An Khang để được hỗ trợ hoàn thuế TNDN một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

Kết luận

Vừa rồi, công ty Luật và kế toán An Khang đã chia sẻ đến bạn về hoàn thuế TNDN dựa trên quy định của pháp luật hiện hành. Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu bạn còn điều chưa hiểu cần giải đáp vui lòng liên hệ đến hotline 0936.149.833 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Trân trọng!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *