Tư Vấn Thành Lập Công Ty Xây Dựng Theo Quy Định 2024
Để thành lập công ty xây dựng có tư cách pháp nhân thì cần tuân theo các quy định nghiêm ngặt của pháp luật. Đó là doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện thành lập 1 công ty xây dựng, thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng tại Việt Nam, vốn thành lập công ty… Trong bài viết này, Luật An Khang sẽ gửi tới các bạn thông tin chi tiết về các vấn đề trên.
Hãy cùng chúng tôi theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết thêm thông tin nhé!
Quy định pháp luật về thành lập công ty xây dựng
Công ty xây dựng là một tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ và hoạt động kinh doanh trong phạm vi ngành nghề thiết kế, xây dựng. Loại hình doanh nghiệp này có đầy đủ các chứng chỉ, kỹ năng, năng lực để hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Từ đây ta có thể thấy, ngành xây dựng là một ngành đặc thù yêu cầu chứng chỉ chuyên môn riêng biệt. Vậy nên khi thành lập công ty xây dựng, pháp luật cũng yêu cầu các điều kiện riêng và thủ tục riêng.
Một vài quy định pháp luật bạn cần biết trước khi thực hiện thủ tục thành lập công ty thiết kế xây dựng:
Căn cứ pháp lý
Căn cứ pháp lý về các quy định pháp luật liên quan đến mở công ty xây dựng:
- Luật Xây dựng 2014
- Nghị định 59/2015/NĐ-CP Về Quản lý dự án đầu tư xây dựng
- NĐ 100/2018/NĐ-CP Sửa đổi, Bổ sung, Bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng
- Luật Doanh nghiệp 2020
Mã ngành công ty xây dựng
Trước khi thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, bạn cần lựa chọn mã ngành phù hợp. Một công ty có thể lựa chọn nhiều mã ngành trong hoạt động của mình. Dưới đây là thông tin về một số mã ngành xây dựng phổ biến khi thành lập công ty xây dựng:
STT | Tên ngành nghề | Mã ngành |
1. | Xây dựng nhà để ở | 4101 |
2. | Xây dựng nhà không để ở | 4102 |
3. | Xây dựng công trình đường sắt | 4211 |
4. | Xây dựng công trình đường bộ | 4212 |
5. | Xây dựng công trình điện | 4221 |
6. | Xây dựng công trình cấp, thoát nước | 4222 |
7. | Xây dựng công trình viễn thông, thông tin liên lạc | 4223 |
8. | Xây dựng công trình công ích khác | 4229 |
9. | Xây dựng công trình thủy | 4291 |
10. | Xây dựng công trình khai khoáng | 4292 |
11. | Xây dựng công trình chế biến, chế tạo | 4293 |
12. | Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác | 4299 |
13. | Phá dỡ | 4311 |
14. | Chuẩn bị mặt bằng | 4312 |
15. | Lắp đặt hệ thống điện | 4321 |
16. | Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống sưởi và điều hoà không khí | 4322 |
17. | Lắp đặt hệ thống xây dựng khác | 4329 |
18. | Hoàn thiện công trình xây dựng | 4330 |
19. | Hoạt động xây dựng chuyên dụng khác | 4390 |
20. | Hoạt động thiết kế chuyên dụng.
Chi tiết: Hoạt động trang trí nội, ngoại thất |
7410 |
21. | Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn, kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trong các cửa hàng chuyên doanh |
4752 |
22. | Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng | 4663 |
Quy định về chứng chỉ hành nghề khi thành lập công ty xây dựng
Công ty xây dựng là công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thiết kế, thi công xây dựng công trình. Đây là một ngành nghề đặc thù có yêu cầu riêng về năng lực, kỹ năng cũng như bằng cấp chuyên môn. Doanh nghiệp muốn thành lập công ty trong lĩnh vực xây dựng cần phải có các loại chứng chỉ:
- Khảo sát xây dựng
- Lập quy hoạch xây dựng
- Thiết kế, thẩm định thiết kế xây dựng công trình
- Lập, thẩm định dự án đầu tư xây dựng
- Tư vấn quản lý dự án
- Thi công xây dựng công trình
- Giám sát thi công xây dựng
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Điều kiện thành lập công ty xây dựng mới năm 2024
Một công ty hoạt động hợp pháp tại Việt Nam cần phải có tư cách pháp nhân. Tư cách pháp nhân của công ty xây dựng được tính bắt đầu từ thời điểm công ty đó được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là loại giấy tờ vô cùng quan trọng và bắt buộc phải có khi thành lập công ty mới.
Tuy nhiên, việc cấp giấy chứng nhận thành lập công ty xây dựng hiện nay đang được thực hiện theo quy định pháp luật. Để được cấp giấy chứng nhận, doanh nghiệp cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Người thành lập doanh nghiệp thiết kế xây dựng có thể là tổ chức, cá nhân theo quy định pháp luật. Tổ chức cần có tư cách pháp nhân. Cá nhân thành lập doanh nghiệp cần đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc nhóm đối tượng bị giám sát của nhà nước. Các cá nhân nằm trong nhóm không được quyền thành lập công ty sẽ không được phép mở công ty xây dựng.
- Có số vốn điều lệ theo quy định pháp luật
- Có tên doanh nghiệp hợp pháp. Đó là tên riêng bằng tiếng Việt không được trùng lặp 1 phần hoặc toàn bộ với các tên riêng công ty khác đã thành lập trước đó.
- Địa chỉ trụ sở chính công ty cần phải chi tiết, rõ ràng. Trụ sở công ty không được đặt tại chung cư hoặc nhà tập thể.
- Sở hữu đầy đủ các loại chứng chỉ theo yêu cầu của pháp luật. Các loại chứng chỉ được xác định dựa trên ngành nghề mà công ty đăng ký.
- Có vốn điều lệ thành lập công ty xây dựng: Số vốn này được xác định dựa trên tình hình tài chính và góp vốn của công ty. Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu cho công ty xây dựng.
Xem thêm tại: 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!
Thủ tục thành lập công ty xây dựng
Quy trình thành lập công ty trong lĩnh vực xây dựng bao gồm những bước gì sẽ do chính doanh nghiệp đó quyết định. Các quy định pháp luật hiện hành hiện nay không có quy định cụ thể về quy trình này. Tuy nhiên dù thành lập công ty với quy trình như thế nào thì cũng cần đảm bảo thực hiện đúng và đủ các thủ tục cần thiết.
Thủ tục thành lập công ty cổ phần xây dựng theo quy định pháp luật cần đảm bảo các nội dung sau:
- Nộp hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty xây dựng
- Khắc con dấu và thông báo trên cổng thông tin
- Treo biển công ty tại trụ sở chính
Cụ thể quy trình thành lập công ty thiết kế xây dựng tại Luật An Khang sẽ bao gồm 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị thông tin công ty: Bộ thông tin đầy đủ và chi tiết theo quy định, đảm bảo công ty có đủ thông tin pháp lý.
Bước 2: Chuẩn bị và nộp hồ sơ xin đăng ký thành lập công ty hoạt động xây dựng: Bộ hồ sơ đăng ký bao gồm các tài liệu theo quy định. Sau khi đã có đủ hồ sơ cần thiết, người đại diện doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện thủ tục nộp hồ sơ.
Địa chỉ nhận hồ sơ là Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tại tỉnh/thành phố nơi trụ sở chính đặt tại.
Bước 3: Khắc con dấu và thông báo mẫu con dấu mới thành lập công ty xây dựng
Bước 4: Thực hiện các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
Bạn có thể xem thêm: Các Bước Thành Lập Doanh Nghiệp 2024: Hướng Dẫn Chi Tiết
Kết luận
Qua bài viết này, Luật An Khang đã gửi tới bạn các thông tin chi tiết giải đáp cho câu hỏi: Thủ tục thành lập công ty xây dựng gồm những gì? Tại đây chúng tôi cũng đã giúp bạn hiểu thêm về các quy định pháp luật về công ty xây dựng như: Vốn, mã ngành nghề kinh doanh, nơi nộp hồ sơ…
Nếu bạn cần bất cứ thông tin nào thêm về việc thành lập doanh nghiệp, hãy liên lạc với Luật An Khang qua Hotline!: