Thủ tục Mở lại Mã số Thuế cho Doanh nghiệp: Hướng dẫn Chi tiết
Mã số thuế của doanh nghiệp có thể bị đóng do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vậy phải làm thế nào để mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp? Bài viết này, Luật và Kế toán An Khang sẽ hướng dẫn chi tiết về thủ tục mở lại mã số thuế hiện nay.
Điều kiện Mở lại Mã số Thuế cho Doanh nghiệp
Trước khi tiến hành mở lại mã số thuế, doanh nghiệp cần phải đảm bảo:
Hoàn thành Nghĩa vụ Thuế
- Doanh nghiệp phải đảm bảo đã hoàn thành toàn bộ các nghĩa vụ thuế, bao gồm nộp đủ số tiền thuế phải nộp, số tiền chậm nộp, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
- Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế là bắt buộc và là điều kiện cơ bản trong quy trình thực hiện mở lại mã số thuế
Các Nghĩa vụ Tài chính Khác
- Ngoài thuế, doanh nghiệp phải hoàn tất mọi nghĩa vụ tài chính với nhà nước, bao gồm bảo hiểm xã hội, phí môi trường (nếu có), và các nghĩa vụ khác theo quy định.
- Nếu doanh nghiệp tạm ngừng trọn vẹn 1 năm thì k cần nộp báo cáo tài chính
Bạn có thể xem thêm: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024
Thủ tục Mở lại Mã số Thuế cho Doanh nghiệp

Quy trình làm thủ tục mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp, bao gồm các thủ tục pháp lý, hồ sơ cần chuẩn bị và quy trình thực hiện nộp hồ sơ.
Hồ sơ Cần Chuẩn bị
Để mở lại mã số thuế, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ (tùy từng trường hợp công ty bị đóng mã số thuế khi nào mà hồ sơ cũng khác nhau, căn cứ theo điều 18 thông tư 05/2020/TT-BTC):
- Đơn đề nghị mở lại mã số thuế: Đây là đơn đề nghị do doanh nghiệp lập, yêu cầu cơ quan thuế mở lại MST cho doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký DN: Bản sao công chứng giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
- Quyết định tạm ngừng kinh doanh (nếu có): Quyết định này chứng minh việc tạm ngừng kinh doanh trước đó của doanh nghiệp.
- Báo cáo tài chính: Các báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong thời gian trước khi tạm ngừng hoặc thời gian còn hoạt động.
- Chứng từ hoàn thành nghĩa vụ thuế: Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế và nộp đủ thuế nợ (nếu có).
Quy trình Thực hiện Mở lại Mã số Thuế
Bước 1: Nộp Hồ sơ tại Cơ quan Thuế
- Doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ tại Chi cục Thuế hoặc Cục Thuế nơi doanh nghiệp đăng ký hoạt động kinh doanh.
- Đối với các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong thời gian dài hoặc có lý do đặc biệt, hồ sơ có thể được gửi qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
Bước 2: Cơ quan Thuế Tiếp nhận và Xử lý Hồ sơ
- Sau khi nhận được hồ sơ doanh nghiệp đã nộp, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra, thẩm định các chứng từ và điều kiện của doanh nghiệp.
- Nếu hồ sơ đã đầy đủ và đáp ứng được các yêu cầu pháp lý, cơ quan thuế sẽ ra quyết định mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp.
Bước 3: Thông báo và Hoàn tất Thủ tục
- Sau khi mở lại mã số thuế, cơ quan thuế sẽ gửi thông báo cho doanh nghiệp và doanh nghiệp có thể hoạt động trở lại.
- Doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục khác liên quan để tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Thời gian Xử lý và Lệ phí
Thời gian xử lý hồ sơ:
- Cơ quan thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ khôi phục mã số thuế của người nộp thuế theo các quy định tại Luật Quản lý thuế và Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
- Khi hồ sơ đầy đủ, trong thời gian 3-10 ngày làm việc, cơ quan thuế sẽ thực hiện lập thông báo khôi phục mã số thuế, in lại giấy chứng nhận đăng ký thuế nếu cần, và cập nhật trạng thái mã số thuế lên hệ thống.
- Trường hợp người nộp thuế vi phạm hành chính về thuế, cơ quan thuế sẽ yêu cầu xử lý vi phạm, sau đó tiếp tục quy trình khôi phục mã số thuế. Nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không thuộc diện được khôi phục, cơ quan thuế sẽ ra thông báo từ chối khôi phục mã số thuế.
Lệ phí: Việc mở lại mã số thuế có thể không mất lệ phí, nhưng doanh nghiệp cần chi trả các khoản phí liên quan đến việc công chứng, chuẩn bị hồ sơ, và nộp phạt (nếu có).
Ví dụ Thực Tế về Mở Lại Mã Số Thuế
- Doanh nghiệp A: Bị đóng mã số thuế do nợ thuế trong thời gian dài. Sau khi thanh toán toàn bộ số thuế nợ và nộp đơn đề nghị mở lại mã số thuế, doanh nghiệp đã được cơ quan thuế chấp nhận và cấp lại mã số thuế sau 7 ngày làm việc.
- Doanh nghiệp B: Chị Lan là chủ một cửa hàng kinh doanh quần áo. Do gặp khó khăn trong kinh doanh, chị Lan đã tạm ngừng hoạt động cửa hàng và không phát sinh doanh thu trong một thời gian dài. Cửa hàng của chị Lan đã bị cơ quan thuế đóng mã số thuế do không hoạt động.
Có thể bạn chưa biết: Công ty Tạm Ngừng Hoạt động Muốn Hoạt động Lại: Thủ Tục Cần Biết
Kết luận
Việc mở lại mã số thuế cho doanh nghiệp là bước quan trọng để có thể hoạt động trở lại sau khi tạm ngừng hoặc bị đóng mã số thuế do nợ thuế. Doanh nghiệp cần đảm bảo hoàn tất nghĩa vụ thuế và tuân thủ quy định pháp luật . Nếu cần tư vấn chi tiết, doanh nghiệp hãy liên hệ Luật và Kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất và tư vấn miễn phí.