Các quy định thành lập doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh
Hiện nay các quy định thành lập doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh vô cùng phức tạp. Có rất nhiều quy định về pháp lý thủ tục hồ sơ. Sau đây Luật An Khang sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết về các thủ tục pháp lý cũng như các quy định liên quan đến ngành chế biến bảo quản thủy sản đông lạnh.
Các bước thành lập doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh
Việc thành lập doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh đòi hỏi sự tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp luật, từ đăng ký kinh doanh đến việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm. Dưới bài viết này là các bước hướng dẫn chi tiết mà bạn cần thực hiện khi muốn thành lập một doanh nghiệp.
Quy trình chi tiết về các thủ tục pháp lý
Đăng ký kinh doanh
Hướng dẫn ĐKKD và các loại hình DN: đầu tiên trong quá trình thành lập DN là đăng ký KD. Bạn cần chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp và tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại Phòng Đăng ký KD của nhà nước nơi doanh nghiệp bạn đặt trụ sở chính. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký kinh doanh
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên và cổ đông trong công ty
- Các giấy tờ liên quan khác
> Bạn có thể xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty TNHH
Doanh nghiệp phải có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Các yêu cầu và quy trình xin giấy phép: Đối với ngành chế biến thực phẩm, đặc biệt là thủy sản, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là bắt buộc. Doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ và tốt các yêu cầu về vệ sinh cơ sở nơi sản xuất, trang thiết bị, cũng như quy trình sản xuất an toàn. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị được cấp Giấy chứng nhận đã đủ điều kiện an toàn thực phẩm
- Bản sao của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã được phát
- Bản thuyết minh về các cơ sở vật chất có trong công ty, trang thiết bị làm, dụng cụ bảo đảm những điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm
- Giấy xác nhận sức khoẻ của các nhân viên công nhân trong công ty do cơ sở y tế cấp huyện trở lên xác nhận.
- Giấy xác nhận đã được tập huấn đầy đủ các kiến thức về vệ sinh thực phẩm, kinh doanh thực phẩm của chủ sở hữu và người sản xuất các sản phẩm
Giấy phép bảo vệ môi trường
- Thủ tục và ycầu để đạt được giấy phép: Hoạt động chế biến thủy sản thường phát sinh nhiều chất thải và khí thải, do đó doanh nghiệp cần có giấy phép bảo vệ môi trường. Hồ sơ gồm:
- Văn bản ĐN được cấp giấy phép VSMT cho doanh nghiệp
- Báo cáo đề xuất được cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu Plý và các KT khác của các dự án, cơ sở sản xuất, khu sản xuất, KD sản phẩm, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
> Xem thêm: 4 Điều Cần Biết Khi Đăng Ký Nhãn Hiệu Dịch Vụ Mua Hàng Hóa
Các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động chế biến thủy sản đông lạnh
Sau khi thành lập doanh nghiệp xong, việc tuân thủ đúng các quy định pháp luật trong quá trình hoạt động là cực kỳ quan trọng. Điều này giúp đảm bảo doanh nghiệp của bạn được hoạt động hợp pháp, nâng cao uy tín và chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Điều kiện về cơ sở sản xuất khi thành lập doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh
- Thiết Kế và Trang Thiết Bị: Doanh nghiệp cần đảm bảo cơ sở sản xuất được thiết kế hợp lý, đáp ứng đầy đủ về các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Hệ thống kho lạnh, thiết bị cấp đông và máy móc chế biến phải được lắp đặt và vận hành theo quy định để bảo vệ chất lượng thủy sản.
Tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm khi thành lập doanh nghiệp
- Tuân Thủ Các Quy Định Của Bộ Y Tế: Doanh nghiệp cần tuân thủ đúng các quy định của Bộ Y tế đề ra về vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ sở sản xuất, kiểm soát côn trùng và VSinh sạch thực phẩm sản xuất. Việc áp dụng các qđ như HACCP, ISO 22000 vào quy trình sản xuất là cần thiết để đảm bảo sản phẩm của công ty đạt chuẩn và AT cho người tiêu dùng.
Quy trình SX và quản lý công ty chế biến thủy sản đông lạnh
- Tuân Thủ Các Quy Định Về Nguyên Liệu, Phụ Gia: Doanh nghiệp cần sử dụng nguyên liệu, phụ gia an toàn, không chứa chất cấm và tuân thủ các quy định về quy trình biến đổi, đóng gói và bảo quản lạnh. Việc quản lý chất lượng của sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất và bảo quản là yếu tố then chốt để đảm bảo các yếu tố an toàn thực phẩm.
Các loại giấy phép cần thiết
- Cơ Sở Chứng Nhận Đủ Điều Kiện và Toàn Bộ Sản Phẩm: Doanh nghiệp cần có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thực phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp. Giấy phép này đảm bảo rằng cơ sở sản xuất và toàn bộ sản phẩm đều đạt các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn.
- Giấy Chứng Nhận Hợp Lệ: Ngoài giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, doanh nghiệp còn cần các giấy chứng nhận hợp lệ khác liên quan đến sản phẩm, như giấy phép KDoanh, giấy phép sử dụng nhãn hiệu và giấy phép xuất Nkhẩu (nếu có).
>>>Nếu bạn cần thành lập công ty/doanh nghiệp nhanh nhất hãy tham khảo: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết luận
Việc tuân thủ các quy định thành lập doanh nghiệp chế biến và bảo quản thủy sản đông lạnh là nền tảng để doanh nghiệp của bạn được thành lập và hoạt động nhanh chóng. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về các thủ tục liên quan đến pháp lý hoặc các vấn đề liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp cho cá nhân, xin hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline để được tư vấn miễn phí.