Pháp Luật Doanh Nghiệp

Thủ tục thành lập công ty chế biến thủy sản khô mà không phải ai cũng biết!

Để hoàn thiện thủ tục thành lập công ty chế biến bảo quản thủy sản khô đòi hỏi phải tuân thủ các quy định pháp luật tại Việt Nam. Dưới đây Luật và Kế Toán An Khang sẽ hướng dẫn đầy đủ về các thủ tục pháp lý và các bước chuẩn bị cần thiết để đảm bảo công ty của bạn được hoạt động.

Chuẩn bị trước thành lập công ty chế biến thủy sản khô 

Chuẩn bị trước thành lập công ty chế biến quản thủy sản khô 
Chuẩn bị trước thành lập công ty chế biến quản thủy sản khô

Vốn đầu tư và lập kế hoạch tài chính

  • Ước tính chi phí ban đầu: Xác định các khoản chi phí cần thiết phải chi tiêu bao gồm chi phí mua  thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất, và vốn lưu động,…
  • Nguồn tài trợ: Xem xét các nguồn vốn như vốn tự có, vay ngân hàng, hoặc huy động vốn từ nhà đầu tư.
  • Lập kế hoạch tài chính chi tiết: Dự toán thu nhập vào, chi phí và lợi nhuận dự kiến trong các năm đầu hoạt động.

Lựa chọn địa điểm và cơ sở vật chất

  • Tiêu chí lựa chọn địa điểm: Địa điểm cần thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên liệu và phân phối sản phẩm, đồng thời phải phù hợp với quy hoạch của địa phương.
  • Xây dựng: Đảm bảo được cơ sở sản xuất đáp ứng đủ các thực phẩm và bảo vệ môi trường. Ví dụ, nhà xưởng cần có khu vực chế biến riêng biệt, kho lưu trữ đảm bảo điều kiện khô ráo và hệ thống cấp đông, bảo quản đạt tiêu chuẩn.

>>>Bạn cần tìm hiểu thêm : 6 điều kiện thành lập công ty nhất định phải BIẾT!

Quy trình chi tiết về các thủ tục pháp lý để thành lập công ty chế biến thủy sản khô 

Quy trình chi tiết về các thủ tục pháp lý để thành lập công ty chế biến thủy sản khô 
Quy trình chi tiết về các thủ tục pháp lý để thành lập công ty chế biến thủy sản khô

Đăng ký kinh doanh

Hướng dẫn đăng ký kinh doanh và các loại hình doanh nghiệp: Để thành lập công ty, bạn cần lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Hồ sơ bao gồm:

Đối với doanh nghiệp tư nhân

  • Có giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Được lập theo quy định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Bản sao giấy tờ tùy thân Của chủ doanh nghiệp( cccd/cmt/hộ chiếu)
  • Giấy tờ chứng minh vốn pháp định (nếu có): Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì nên có.

>Các doanh nhân nên đọc trước khi thành lập doanh nghiệp: 2024 có nên thành lập doanh nghiệp tư nhân 

Đối với công ty TNHH một thành viên

Đối với công ty TNHH một thành viên
Đối với công ty TNHH một thành viên
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Được lập theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Đã được chủ sở hữu công ty ký tên.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu: Của chủ sở hữu công ty và người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh vốn pháp định: Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Quyết định góp vốn của chủ sở hữu: Nếu chủ sở hữu là tổ chức, cần có quyết định góp vốn của tổ chức.

>>>Lưu ý thêm: Lưu ý khi thành lập công ty TNHH 1 thành viên- hướng dẫn tránh rủi ro pháp lý khởi nghiệp thành công

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên 

Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên 
Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Được lập theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Đã được tất cả các thành viên góp vốn ký tên.
  • Danh sách thành viên: Bao gồm thông tin về thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn, và các giấy tờ chứng minh nhân thân của các thành viên.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (CMND)/căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu: Của các thành viên góp vốn và người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh vốn pháp định (nếu có): Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Quyết định góp vốn của tổ chức: Nếu thành viên là tổ chức, cần có quyết định góp vốn và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đó.

>>>Đọc thêm: Đánh giá ưu nhược điểm của công ty TNHH 2 thành viên 

Đối với công ty cổ phần

Đối với công ty cổ phần
Đối với công ty cổ phần
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Được lập theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Đã được tất cả các cổ đông sáng lập ký tên.
  • Danh sách cổ đông sáng lập: Bao gồm thông tin về các cổ đông, tỷ lệ góp vốn, số lượng cổ phần nắm giữ, và các giấy tờ chứng minh nhân thân của cổ đông.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (CMND)/căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu: Của các cổ đông sáng lập và người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh vốn pháp định (nếu có): Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Quyết định góp vốn của tổ chức: Nếu cổ đông là tổ chức, cần có quyết định góp vốn và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đó.

>>>Xem thêm: Kinh nghiệm thành lập công ty cổ phần mới nhất 2024 

Đối với công ty hợp danh

Đối với công ty hợp danh
Đối với công ty hợp danh
  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Được lập theo mẫu quy định.
  • Điều lệ công ty: Đã được tất cả thành viên hợp danh ký tên.
  • Danh sách thành viên hợp danh: Bao gồm thông tin về các thành viên hợp danh và các thành viên góp vốn.
  • Bản sao hợp lệ chứng minh nhân dân (CMND)/căn cước công dân (CCCD)/hộ chiếu: Của các thành viên hợp danh và người đại diện theo pháp luật.
  • Giấy tờ chứng minh vốn pháp định (nếu có): Đối với các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định.
  • Quyết định góp vốn của tổ chức: Nếu thành viên góp vốn là tổ chức, cần có quyết định góp vốn và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của tổ chức đó.
  • Nộp hồ sơ: Hồ sơ của bạn cần được nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

>Đọc thêm: Điều kiện thành lập công ty hợp danh- quy định mới 2024

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Các yêu cầu và quy trình xin giấy phép hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (kèm theo Nghị định 155/2018/NĐ-CP);
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

Giấy phép bảo vệ môi trường

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường; báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường; và tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
  • Thủ tục và yêu cầu để đạt được giấy phép: Doanh nghiệp phải thực hiện đánh giá tác động môi trường (EIA) và xây dựng các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. 

Điều kiện sản xuất và bảo quản

Thiết kế và trang thiết bị cơ sở chế biến thủy sản khô

  • Cơ sở chế biến thủy sản khô cần được thiết kế và trang bị các thiết bị phù hợp với quy mô sản xuất. Ví dụ: hệ thống cấp đông nhanh, máy sấy khô, và kho bảo quản đảm bảo điều kiện nhiệt độ, độ ẩm cần thiết.

Yêu cầu về kho lưu trữ và bảo quản sản phẩm

  • Kho lưu trữ sản phẩm phải đảm bảo khô ráo, thoáng mát, tránh được côn trùng và nhiễm khuẩn Theo Thong-tu-09-2007-TT-BNV. Hệ thống bảo quản lạnh cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng sản phẩm trong suốt quá trình lưu trữ.

Tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm
Tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm

Quy định của bộ y tế về vệ sinh cơ sở sản xuất

  • Các cơ sở sản xuất cần tuân thủ quy định của Bộ Y tế về vệ sinh cá nhân, vệ sinh cơ sở và kiểm soát côn trùng. Mọi quy trình sản xuất phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng.

Áp dụng tiêu chuẩn HACCP, ISO 22000

  • Doanh nghiệp áp dụng đúng các tiêu chuẩn quốc tế như HACCP (Hazard Analysis and Critical Control Points) và ISO 22000 để đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm từ giai đoạn nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.

>>>Nếu bạn cần thành lập công ty/doanh nghiệp nhanh nhất hãy tham khảo: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang

Kết luận 

Trên đây Luật An Khang chia sẻ về thủ tục thành lập công ty chế biến bảo quản thủy sản khô. Và các điều kiện tiêu chuẩn cần thiết để thành lập công ty. Nếu còn những thắc mắc liên hệ ngay hotline với chúng tôi để được tư vấn. Xin cảm ơn !

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *