4 Chú Ý Cần Biết Khi Đăng Ký Nhãn Hiệu Dịch Vụ Mua Hàng Hóa
Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa đang là dịch vụ được nhiều khách hàng quan tâm. Tuy nhiên do đặc thù của ngành mua hàng hóa đã khiến việc đăng ký nhãn hiệu gặp nhiều khó khăn. Để giúp các bạn hiểu thêm về quy trình đăng ký nhãn hiệu và dễ dàng hơn trong việc chuẩn bị, Luật An Khang đã tổng hợp 4 chú ý quan trọng cần nhớ khi đăng ký nhãn hiệu.
Cùng chúng tôi theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết nhé!
>> Xem thêm: Dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ 690k
Chú ý phân loại nhóm hàng hóa khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa
Phân loại nhóm hàng hóa cụ thể là một yêu cầu bắt buộc trong thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa. Yếu tố này giúp cơ quan có chức năng có cái nhìn tổng quan hơn về nhu cầu đăng ký nhãn hiệu của bạn. Từ đó sẽ quy định cụ thể về các vấn đề liên quan tới chi phí, phạm vi bảo hộ, trình tự, thủ tục thực hiện.
Hiện nay, việc phân loại nhóm hàng hóa để thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu đang được căn cứ theo quy định tại Thỏa ước Nice. Theo đó, các nhóm hàng hóa, dịch vụ được chia thành 45 nhóm bao gồm 34 nhóm về sản phẩm và 11 nhóm về dịch vụ. Nếu bạn muốn đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa thì phải lựa chọn nhóm thuộc thứ từ từ 35 đến 45.
Cụ thể, nếu muốn đăng ký nhãn hiệu đối với dịch vụ mua hàng hóa thì bạn cần lựa chọn nhóm 35. Căn cứ theo Phụ lục I ban hành kèm theo Thông báo 11954/TB-SHTT năm 2021, nhóm 35 là nhóm dịch vụ gồm Quảng cáo; Quản lý, tổ chức và quản trị kinh doanh; Hoạt động văn phòng.
Tuy nhiên, khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu độc quyền, các doanh nghiệp cần chú ý tìm hiểu kỹ về dịch vụ mà mình cung cấp. Nhóm 35 không bao gồm các dịch vụ sau
- Dịch vụ tài chính, ví dụ, phân tích tài chính, quản lý tài chính, tài trợ tài chính (Nhóm 36);
- Quản lý bất động sản (Nhóm 36);
- Dịch vụ môi giới chứng khoán (Nhóm 36);
- Hậu cần vận tải (Nhóm 39);
- Kiểm toán năng lượng (Nhóm 42);
- Thiết kế đồ họa vật liệu quảng cáo (Nhóm 42);
- Dịch vụ pháp lý liên quan đến đàm phán hợp đồng cho người khác (Nhóm 45);
- Li-xăng sở hữu trí tuệ, quản trị pháp lý việc li-xăng, quản lý quyền tác giả (Nhóm 45);
- Đăng ký tên miền (Nhóm 45).
Chú ý chuẩn bị hồ sơ Đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa
Để thực hiện quy trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ thì doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ đầy đủ, chi tiết. Đây là yếu tố quan trọng và cần nộp lên cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết để xin cấp văn bằng đăng ký nhãn hiệu.
Luật An Khang xin gửi tới bạn bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa theo đúng quy định năm 2024 là:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (hai bản theo mẫu 04-NH Phụ lục A Thông tư 16/2016/TT-BKHCN).
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) kèm bản thuyết minh tính chất, chất lượng sản phẩm.
- Chứng từ nộp phí và lệ phí (bản sao).
- Giấy uỷ quyền (nếu uỷ quyền cho bên thứ ba nộp, áp dụng trong trường hợp nộp trực tiếp).
Ngoài ra, một số loại giấy tờ khác cần có như:
- Nếu dùng địa danh/dấu hiệu nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương thì cần có Văn bản đồng ý của Uỷ ban nhân dân tỉnh cho phép.
- Xác nhận quyền đăng ký, thụ hưởng, ưu tiên từ người khác (nếu có).
Chú ý lệ phí đăng ký nhãn nhiệu dịch vụ mua hàng hóa
Chi phí đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hay dịch vụ đều là điều được nhiều khách hàng quan tâm. Bởi vì đây là yếu tố cần thiết và bắt buộc phải có khi thực hiện công việc xin cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu dịch vụ, sản phẩm. Vậy lệ phí đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa là bao nhiêu?
Các vấn đề liên quan tới chi phí và lệ phí thực hiện đăng ký nhãn hiệu đều được quy định cụ thể tại công bố của Cục sở hữu trí tuệ và Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định. Các thông tin về chi phí này đều vô cùng minh bạch và rõ ràng. Quý doanh nghiệp có thể tự theo dõi và tổng hợp.
Tổng các chi phí cần thiết khi đăng ký nhãn nhiệu dịch vụ mua hàng hóa là:
- Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
- Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
- Phí tra cứu phục vụ thẩm định nội dung : 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
- Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ.
Chú ý thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa năm 2024
Về thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 thì cũng tương tự quy trình khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu của các nhóm sản phẩm, dịch vụ khác. Luật An Khang xin chia sẻ với quý doanh nghiệp sơ bộ quy trình thủ tục đăng ký nhãn hiệu nhóm 35 – đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn. Cụ thể cơ quan chức năng có thẩm quyền phụ trách công việc này thuộc Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 2: Thông báo tiếp nhận và thẩm định hình thức đơn. Trong thời gian 1 tháng sau khi tiếp nhận đơn xin cấp bảo hộ nhãn hiệu, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ thực hiện thẩm định hình thức đơn. Với những đơn đạt yêu cầu sẽ nhận được thông báo “Quyết định chấp nhận đơn”. Đối với các trường hợp không đạt yêu cầu sẽ có yêu cầu sửa đổi, bổ sung. Thời gian bổ sung, sửa đổi không quá 2 tháng.
Bước 3: Công bố đơn hợp lệ trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời gian 02 tháng.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn để cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra đánh giá về khả năng được bảo hộ của nhãn hiệu. Cùng với đó, cơ quan chức năng cũng có thể xác định phạm vi được bảo hộ tương ứng trong thời gian 09 tháng
Bước 5: Ra quyết định cấp văn bằng hay không
Bài viết này giúp cung cấp cho doanh nghiệp thêm hiểu biết và nắm chắc các vấn đề cần phát sinh khi đăng ký nhãn hiệu dịch vụ mua hàng hóa. Nếu cần tư vấn thêm thông tin, hãy liên lạc với chúng tôi nhé!