Thành lập công ty xuất khẩu gạo cần những giấy phép gì? Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu chi tiết nhất !
Thành lập công ty xuất khẩu gạo cần những giấy phép gì? Thủ tục xin giấy phép xuất khẩu chi tiết nhất ! Do Luật và Kế Toán An Khang chia sẻ cho các bạn qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý cho xuất khẩu gạo
Luật Doanh Nghiệp 2020
Nghị Định 107/2018/NĐ-CP
- Nghị định 107/2018/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện xuất khẩu gạo, thay thế Nghị định 109/2010/NĐ-CP.
- Điều kiện về kho chứa, cơ sở xay xát, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thông Tư 24/2017/TT-BCT
- Thông tư 24/2017/TT-BCT việc đăng ký và xin giấy phép xuất khẩu gạo.
Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp
Cơ sở vật chất
- Kho chứa: Phải có kho chứa gạo với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn, đáp ứng tiêu chuẩn về kho chứa sản phẩm
- Nhà máy xay xát: Có cơ sở chế biến gạo đạt tiêu chuẩn chất lượng của nhà nước đưa ra .
Đăng ký kinh doanh
- Đăng ký các ngành nghề liên quan đến xuất khẩu gạo trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Mã ngành kinh doanh phù hợp theo quy định.
Hợp đồng và giấy tờ pháp lý
- Có đầy đủ hợp đồng mua bán gạo với nông dân & hợp tác xã.
- Giấy phép hoạt động hợp lệ.
>>>Bạn có thể tìm hiểu thêm: Ưu và nhược điểm về 5 loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam
Các giấy phép cần thiết cho công ty xuất khẩu gạo
Để hoạt động xuất khẩu gạo một cách hợp pháp và thuận lợi, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy phép theo quy định của pháp luật Việt Nam:
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Giấy chứng nhận doanh nghiệp đã đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo ra nước ngoài
- Cơ quan cấp: Cục Xuất nhập khẩu.
- Nội dung: Chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện về năng lực tài chính, cơ sở vật chất, nhân sự, hệ thống quản lý chất lượng để thực hiện hoạt động xuất khẩu gạo.
- Điều kiện:
- Có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, thương mại, nông nghiệp, luật hoặc có chứng chỉ chuyên môn về xuất nhập khẩu.
- Có hợp đồng mua bán gạo xuất khẩu hoặc biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận xuất khẩu gạo với đối tác nước ngoài.
- Có địa điểm phù hợp với hoạt động xuất khẩu gạo..
Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm
- Cơ quan cấp: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm địa phương.
- Nội dung: Chứng nhận gạo xuất khẩu đáp ứng các yêu cầu về an toàn thực phẩm.
- Điều kiện: Các cơ sở phải đạt tiêu chuẩn do nhà nước ban hành.
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Cơ quan cấp: Chi cục Kiểm dịch thực vật địa phương.
- Nội dung: Chứng nhận gạo xuất khẩu không có các loại sâu bệnh hại thực vật theo quy định của nước nhập khẩu.
- Điều kiện:
- Gạo xuất khẩu phải được kiểm dịch và xử lý theo quy định.
Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
- Cơ quan cấp: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.
- Nội dung: Chứng minh nguồn gốc xuất xứ của gạo, giúp doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế quan theo các hiệp định thương mại tự do.
- Điều kiện:
- Gạo phải được sản xuất hoặc chế biến tại Việt Nam.
Các giấy tờ khác liên quan đến các lô hàng khi xuất khẩu
- Hợp đồng mua bán gạo xuất khẩu.
- Hóa đơn thương mại.
- Phiếu đóng gói.
- Vận đơn đường biển.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (nếu có).
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc ngân hàng mở L/C (nếu có).
>>>Đọc thêm: Các Trường Hợp Bị Cấm Thành Lập Doanh Nghiệp – Mới 2024
Thủ tục thành lập công ty xuất khẩu gạo
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về thủ tục thành lập công ty xuất khẩu gạo.
Đăng ký thành lập công ty
Bước đầu tiên, bạn cần đăng ký thành lập công ty theo quy định. Bạn lựa chọn loại hình công ty để hoạt động như TNHH, Công ty cổ phần hay công ty tư nhân.
Hồ sơ cần gồm:
- Đơn đăng ký thành lập DN theo quy định.
- Điều lệ công ty (đối với công ty TNHH, công ty cổ phần) phải có các điều lệ.
- Danh sách thành viên/cổ đông, cùng với bản sao giấy tờ tùy thân của họ.
- Giấy tờ địa chỉ trụ sở công ty.
Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh/thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
Xin cấp Giấy đủ điều kiện xuất khẩu gạo
Sau khi thành lập công ty, bạn cần xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo từ Bộ Công Thương (Cục Xuất nhập khẩu). Đây là giấy phép bắt buộc để công ty bạn có thể hoạt động xuất khẩu gạo một cách hợp pháp.
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận:
- Có kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Có cơ sở xay xát, chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
- Có ít nhất 01 người có trình độ đại học trở lên chuyên ngành kinh tế, thương mại, nông nghiệp, luật hoặc có chứng chỉ chuyên môn về xuất nhập khẩu.
- Có hợp đồng mua bán gạo xuất khẩu hoặc biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận xuất khẩu gạo với đối tác nước ngoài.
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký DN.
- Bản sao chứng chỉ chuyên môn người phụ trách xuất khẩu gạo.
- Bản sao hợp đồng mua bán gạo xuất khẩu hoặc biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận xuất khẩu gạo.
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng các thiết bị liên quan đến sản xuất gạo.
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của Cục Xuất nhập khẩu.
Quy trình xuất khẩu gạo cho doanh nghiệp
Xuất khẩu gạo là một hoạt động kinh doanh quan trọng, đóng góp lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để xuất khẩu gạo thành công, doanh nghiệp cần nắm vững quy trình và các thủ tục pháp lý liên quan.
Bước 1: Ký hợp đồng trao đổi mua bán
- Tìm kiếm và đàm phán với đối tác nước ngoài để ký kết hợp đồng mua bán gạo.
- Hợp đồng cần ghi rõ các điều khoản về số lượng, chất lượng, giá cả, điều kiện giao hàng, thanh toán, …
Bước 2: Chuẩn bị hàng hóa
- Thu mua hoặc sản xuất gạo đáp ứng các yêu cầu về chất lượng và số lượng theo hợp đồng.
- Đóng gói, bao bì gạo theo tiêu chuẩn xuất khẩu và yêu cầu của đối tác.
- Vận chuyển sản phẩm gạo đến cửa khẩu xuất khẩu.
Bước 3: Làm thủ tục kiểm tra
- Liên hệ với Chi cục Kiểm dịch thực vật địa phương để kiểm tra và xử lý gạo trước khi xuất khẩu.
- Cung cấp các giấy tờ cần thiết như hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói, …
- Nếu gạo đạt yêu cầu, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan
- Chuẩn bị hồ sơ gồm:
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
- Hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ, hàng hóa và tiến hành thông quan nếu mọi thứ hợp lệ.
Bước 5: Vận chuyển và giao hàng
- Sau khi hoàn tất thủ tục hải quan, doanh nghiệp tiến hành vận chuyển gạo đến cảng hoặc cửa khẩu xuất khẩu.
- Giao hàng cho đối tác theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.
- Nhận thanh toán từ đối tác.
>>>Nếu bạn muốn thành lập doanh nghiệp nhanh chóng: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang
Kết Luận
Thành lập công ty xuất khẩu gạo đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng về pháp lý và cơ sở vật chất. Tuân thủ đầy đủ các điều kiện xuất khẩu gạo và quy định pháp luật là yếu tố then chốt cho sự thành công. Nếu còn vấn đề gì hãy liên
hệ cho Luật và kế Toán An Khang chúng tôi. Vấn đề sẽ được giải thích nhanh nhất.