Địa điểm kinh doanh là gì? Phân biệt với chi nhánh, trụ sở
Địa điểm kinh doanh là gì mà nhiều doanh nghiệp lại thành lập nhiều địa điểm kinh doanh khắp cả nước? Địa điểm kinh doanh khác gì so với chi nhánh? Thủ tục đăng ký địa điểm kinh doanh như nào? Cùng Luật An Khang tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Địa điểm kinh doanh là gì?
-
Địa điểm kinh doanh có chức năng thực hiện các hoạt động kinh doanh và được phép hoạt động
-
Được đặt ở nhiều vị trí khác nhau nhằm hỗ trợ mở rộng quy mô hoạt động sản xuất và kinh doanh
-
Thủ tục lập địa điểm đơn giản, dễ thực hiện và thời gian xử lý nhanh chóng.
-
Không có tư cách pháp nhân, không có con dấu riêng, mã số thuế riêng hoặc độc lập về tài sản
-
Các hoạt động hạch toán và kê khai thuế phải được thực hiện thông qua công ty mẹ
-
Cần nộp phí môn bài hàng năm với mức phí là 1 triệu đồng
Chuẩn bị hồ sơ và thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh
Hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký địa điểm kinh doanh:
Cách 1: Đăng ký qua mạng
-
Bước 1: Lựa chọn phương thức nộp hồ sơ
-
Nộp hồ sơ bằng chữ ký số công cộng
-
Nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh
-
-
Bước 2: Chọn loại đăng ký trực tuyến
-
Thành lập mới doanh nghiệp
-
Đơn vị trực thuộc
-
-
Bước 3: Lựa chọn loại hình đăng ký địa điểm kinh doanh
-
Bước 4: Nhập thông tin về doanh nghiệp hoặc đơn vị chủ quản
-
Bước 5: Chọn loại tài liệu
-
Bước 6: Ký xác thực và nộp hồ sơ
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tiếp
-
Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư, địa điểm nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính
-
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải thanh toán lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ. Lệ phí này có thể được nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh, chuyển khoản vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.
Thời gian giải quyết hồ sơ
-
Nếu hồ sơ hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động địa điểm kinh doanh và cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
-
Nếu hồ sơ không hợp lệ: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thông báo về việc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ và yêu cầu doanh nghiệp nộp lại hồ sơ đã được chỉnh sửa, bổ sung, sau đó chờ kết quả xử lý như ban đầu
Thủ tục cần làm sau khi thành lập địa điểm kinh doanh là gì
-
Treo biển hiệu
-
Kê khai và đóng thuế môn bài với mức là 1.000.000 đồng/năm.
-
Kê khai, báo cáo thuế tại cơ quan thuế tại địa điểm kinh doanh nếu phát sinh hoạt động kinh doanh
Xem thêm: Tư Vấn Thủ Tục Thành Lập Doanh Nghiệp
- Nếu địa điểm kinh doanh nằm ở cùng tỉnh hoặc thành phố với doanh nghiệp hoặc chi nhánh chủ quản, chỉ cần kê khai và đóng thuế môn bài theo địa chỉ của doanh nghiệp hoặc chi nhánh.
- Đối với địa điểm kinh doanh không phát sinh hoạt động kinh doanh, cần đăng ký cam kết không phát sinh hoạt động kinh doanh.
- Đối với địa điểm kinh doanh phát sinh hoạt động kinh doanh, cần sử dụng chung mẫu hóa đơn của đơn vị chủ quản cho từng địa điểm, gửi Thông báo phát hành hóa đơn của từng địa điểm kinh doanh và kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng tới cơ quan thuế tại địa điểm đăng ký hoạt động.
Phân biệt chi nhánh, trụ ở chính và địa điểm kinh doanh
Phân biệt địa điểm kinh doanh và trụ sở chính
STT
|
NỘI DUNG
|
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
|
TRỤ SỞ CHÍNH
|
1
|
Mục đích
|
Là nơi diễn ra hoạt động kinh doanh
|
Là địa chỉ liên lạc, không diễn ra hoạt động kinh doanh
|
2
|
Số lượng
|
Có thể có nhiều địa điểm kinh doanh khác nhau và KHÔNG PHỤ THUỘC vào địa điểm đăng ký doanh nghiệp và chi nhánh quản lý
|
Chỉ duy nhất 1 trụ sở chính tại địa điểm đăng ký doanh nghiệp
|
3
|
Tên
|
Phải kèm theo cụm từ “địa điểm kinh doanh” và không được sử dụng cụ từ “công ty” hay “doanh nghiệp”,…
|
Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp mà tên tại trụ sở chính sẽ phải kèm theo cụm từ “công ty cổ phần”, công ty TNHH”,…
|
4
|
Thủ tục
|
Thông báo thành lập địa điểm kinh doanh
|
Thông báo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
|
5
|
Hạch toán thuế
|
Là đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, chi nhánh, mã số thuế phụ thuộc gồm 13 chữ số và ký tự khác
|
Đơn vị độc lập và có mã số riêng 10 số
|
Phân biệt địa điểm kinh doanh và chi nhánh
NỘI DUNG
|
ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
|
CHI NHÁNH
|
Hoạt động kinh doanh
|
Được hoạt động MỘT SỐ ngành nghề công ty đăng ký kinh doanh
|
Được đăng ký TẤT CẢ các ngành nghề công ty đăng ký
|
Con dấu, giấy phép hoạt động
|
Không có dấu riêng
Có giấy chứng nhận hoạt động riêng
|
Có con dấu riêng
Có giấy chứng nhận hoạt động riêng
|
Đặt tên công ty
|
Tên phải kèm theo cụm từ “Địa điểm kinh doanh”
|
Tên phải mang tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” với chi nhánh và “Văn phòng đại diện” với văn phòng đại diện
|
Ký hợp đồng
Xuất VAT
|
Không được đứng tên trên hợp đồng kinh tế
Không được đăng ký, sử dụng hoá đơn
|
Được phép ký hợp đồng kinh tế
Được phép sử dụng và xuất VAT
|
Mã số thuế
|
Không có mã số thuế riêng:
|
Có mã số thuế riêng 13 số
Chi nhánh kê khai theo mã số thuế chính là mã số chi nhánh ghi nhận tại Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
|
Hạch toán thuế
|
Hạch toán phụ thuộc vào công ty, hình thức kê khai thuế tập trung
|
Chi nhánh được lựa chọn hình thức hạch toán độc lập hoặc phục thuộc
|
Các loại thuế doanh nghiệp phải nộp
|
Thuế môn bài
|
Thuế môn bài
Thuế giá trị gia tăng
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập cá nhân
|
Thủ tục thành lập, thay đổi đăng ký kinh doanh
|
Hồ sơ thành lập đơn giản
Khi thay đổi địa chỉ không phả làm thủ tục xác nhận thuế.
|
Hồ sơ thành lập phức tạp hơn địa điểm kinh doanh.Thay đổi địa chỉ khác quận phải làm thủ tục xác nhận thuế trước khi thay đổi địa chỉ trên Giấy chứng nhận.
|
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của Luật An Khang về địa điểm kinh doanh và những khác biệt của nó đối với chi nhánh hay trụ sở chính.. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ Hotline để được tư vấn miễn phí.