Bạn muốn mở công ty Thương Mại Dịch Vụ nhưng không biết bắt đầu từ đâu? Hồ sơ phức tạp, thủ tục rườm rà khiến bạn lo lắng? Luật An Khang giúp bạn đăng ký kinh doanh NHANH – ĐÚNG – HỢP PHÁP chỉ trong vài bước đơn giản. Chúng tôi tư vấn miễn phí, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, xử lý mọi thủ tục pháp lý để bạn yên tâm khởi nghiệp. Đừng để sai sót khiến bạn mất thời gian và tiền bạc!
Thương mại dịch vụ là một hình thức mua bán trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ, trong đó người cung cấp dịch vụ tạo ra giá trị và bán cho người tiêu dùng mà không chuyển giao quyền sở hữu sản phẩm vật chất. Đây là một lĩnh vực quan trọng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và đáp ứng nhu cầu đa dạng của xã hội.
Công ty TNHH thương mại dịch vụ là một loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có thể do một cá nhân hoặc một nhóm người góp vốn thành lập theo mô hình công ty TNHH một thành viên hoặc công ty TNHH hai thành viên trở lên.
Công ty thương mại dịch vụ có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:
Bán buôn, bán lẻ (hàng tiêu dùng, thời trang, điện tử, thực phẩm…)
Để thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ, doanh nghiệp cần chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chính xác theo quy định của pháp luật. Việc chuẩn bị hồ sơ đúng ngay từ đầu giúp đẩy nhanh quá trình đăng ký kinh doanh, tránh mất thời gian chỉnh sửa hoặc bổ sung giấy tờ. Dưới đây là toàn bộ danh mục hồ sơ cần thiết để thành lập doanh nghiệp.
Thành Phần Hồ Sơ Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp Thương Mại Dịch Vụ
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Đây là văn bản quan trọng để đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty TNHH thương mại dịch vụ: Văn bản này quy định cơ cấu tổ chức, quyền và nghĩa vụ của thành viên, phương thức quản lý và vận hành của công ty.
Danh sách thành viên (áp dụng đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên): Nếu doanh nghiệp có từ hai thành viên góp vốn trở lên, danh sách này là bắt buộc để xác định tỷ lệ vốn góp của từng thành viên.
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau: Giấy tờ pháp lý của cá nhân: Đối với người đại diện theo pháp luật, chủ sở hữu công ty và các thành viên góp vốn (CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực). Giấy tờ pháp lý của tổ chức: Nếu chủ sở hữu công ty là một tổ chức (ngoại trừ trường hợp chủ sở hữu là Nhà nước), cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các giấy tờ liên quan. Giấy tờ pháp lý của người đại diện theo ủy quyền: Nếu có người được ủy quyền thay mặt tổ chức thực hiện đăng ký thành lập doanh nghiệp, cần cung cấp giấy tờ tùy thân và văn bản ủy quyền hợp lệ.
Lưu Ý Quan Trọng Khi Chuẩn Bị Hồ Sơ
Đối với thành viên hoặc chủ sở hữu công ty là tổ chức nước ngoài, hồ sơ cần bổ sung:
Bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức nước ngoài phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư: Nếu công ty có vốn đầu tư nước ngoài, cần thực hiện theo Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn liên quan.
Thủ tục thành lập công ty dịch vụ thương mại
Thủ tục Đăng Ký Thành Lập Công Ty Thương Mại Dịch Vụ
Bước 1: Chuẩn Bị Hồ Sơ Đầy Đủ Theo Quy Định Trước khi nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo danh mục quy định. Bộ hồ sơ bao gồm giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, điều lệ công ty, danh sách thành viên (nếu có), bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân/tổ chức góp vốn, v.v. Việc chuẩn bị chính xác và đầy đủ sẽ giúp doanh nghiệp tránh mất thời gian bổ sung hoặc chỉnh sửa sau này.
Bước 2: Nộp Hồ Sơ Đăng Ký Kinh Doanh Sau khi hoàn thiện hồ sơ, doanh nghiệp tiến hành nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) nơi đặt trụ sở chính của công ty.
Bước 3: Nhận Kết Quả Đăng Ký Kinh Doanh
Nếu hồ sơ hợp lệ: Trong thời gian từ 3 – 5 ngày làm việc, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (giấy phép kinh doanh) cho công ty.
Nếu hồ sơ chưa hợp lệ: Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp biết những điểm cần điều chỉnh, bổ sung. Doanh nghiệp cần chỉnh sửa và nộp lại hồ sơ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh.
Việc thành lập công ty TNHH thương mại dịch vụ đòi hỏi doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Những điều kiện này giúp đảm bảo tính hợp pháp của doanh nghiệp, tránh rủi ro pháp lý trong quá trình hoạt động. Dưới đây là những yêu cầu bắt buộc mà doanh nghiệp cần lưu ý trước khi đăng ký kinh doanh.
Điều Kiện Về Tên Công Ty Thương Mại Dịch Vụ
Không trùng lặp hoặc gây nhầm lẫn với tên của các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó.
Tên công ty phải bao gồm 2 thành tố quan trọng: Loại hình doanh nghiệp (TNHH một thành viên hoặc TNHH hai thành viên trở lên). Tên riêng của doanh nghiệp (do chủ doanh nghiệp tự đặt).
Ví dụ về tên công ty hợp lệ: Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ ABC
Loại hình: TNHH Tên riêng: Thương mại Dịch vụ ABC
Lưu ý quan trọng:
Tên công ty phải viết được bằng chữ cái tiếng Việt, có thể kèm theo số hoặc ký hiệu.
Không sử dụng từ ngữ vi phạm thuần phong mỹ tục hoặc gây hiểu nhầm về cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị.
Doanh nghiệp nên tra cứu tên công ty trước khi đăng ký để tránh trùng lặp.
Điều Kiện Về Vốn Điều Lệ
Vốn điều lệ là tổng số vốn mà các thành viên hoặc chủ sở hữu công ty cam kết góp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Thời gian góp vốn:
Trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các thành viên phải góp đủ số vốn cam kết.
Nếu không góp đủ trong thời hạn này, công ty phải điều chỉnh lại vốn điều lệ cho phù hợp trong vòng 30 ngày kể từ ngày cuối cùng của thời hạn góp vốn. Lưu ý:
Một số ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định (ví dụ: bất động sản, tài chính, ngân hàng…), doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ trước khi đăng ký.
Việc góp vốn có thể thực hiện bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc tài sản theo thỏa thuận của các thành viên.
Điều Kiện Về Địa Chỉ Trụ Sở Chính
Trụ sở chính của công ty phải đặt tại Việt Nam và có địa chỉ cụ thể gồm số nhà, tên đường, phường/xã, quận/huyện, tỉnh/thành phố.
Không được đặt trụ sở công ty tại:
Chung cư, tòa nhà, căn hộ chỉ có chức năng để ở.
Địa điểm không có thật hoặc không có quyền sử dụng hợp pháp. Lưu ý:
Doanh nghiệp có thể thuê văn phòng, thuê nhà riêng hoặc sử dụng địa chỉ có sẵn để làm trụ sở kinh doanh.
Nếu sử dụng văn phòng trong tòa nhà hỗn hợp (có chức năng thương mại và để ở), cần kiểm tra rõ pháp lý của tòa nhà để đảm bảo hợp lệ.
Điều kiện đăng ký khinh doanh thương mại dịch vụ
Điều Kiện Về Ngành Nghề Kinh Doanh
Công ty TNHH thương mại dịch vụ có thể đăng ký nhiều ngành nghề kinh doanh khác nhau, miễn là ngành nghề đó nằm trong hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam hoặc được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành.
Một số ngành nghề phổ biến thuộc lĩnh vực thương mại dịch vụ:
Bán buôn, bán lẻ: 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình.
Dịch vụ du lịch: 7911 – Đại lý du lịch.
Dịch vụ nhà hàng, ăn uống: 5610 – Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động.
Dịch vụ tư vấn doanh nghiệp: 7020 – Hoạt động tư vấn quản lý.
Lưu ý quan trọng:
Một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện yêu cầu chứng chỉ hành nghề hoặc vốn pháp định (như ngành bảo hiểm, kế toán, kiểm toán…).
Doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ điều kiện trước khi đăng ký để tránh vi phạm quy định pháp luật.
Điều Kiện Về Chủ Sở Hữu Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ
Chủ sở hữu công ty TNHH thương mại dịch vụ có thể là:
Cá nhân hoặc tổ chức trong và ngoài nước.
Nếu là cá nhân, phải đảm bảo đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
Nếu là tổ chức, phải có giấy phép đăng ký kinh doanh hợp lệ, người đại diện theo pháp luật phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự.
Lưu ý quan trọng:
Một số đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: cán bộ, công chức nhà nước, sĩ quan quân đội, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự…
Nếu chủ sở hữu là tổ chức nước ngoài, có thể cần thêm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư.
7 lưu ý sau khi thành lập công ty thương mại dịch vụ
7 Điều Cần Làm Sau Khi Đăng Ký Thành Lập Kinh Doanh Thương Mại Dịch Vụ
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở việc có pháp nhân mà còn phải thực hiện một số thủ tục quan trọng để đảm bảo hoạt động hợp pháp, tránh bị xử phạt hành chính. Dưới đây là 7 việc quan trọng mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay lập tức để vận hành hiệu quả và tuân thủ đúng quy định pháp luật.
Treo bảng hiệu công ty;
Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
Mua chữ ký điện tử, chữ ký số (token);
Đăng ký, mua và thông báo phát hành hóa đơn;
Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ và vốn góp;
Tham gia bảo hiểm cho người lao động và thực hiện các nghĩa vụ về thuế.
Thành lập công ty là bước đầu tiên trên hành trình kinh doanh. Đừng để thủ tục pháp lý rườm rà làm chậm tiến độ của bạn!Luật An Khang cung cấp dịch vụ đăng ký doanh nghiệp chuyên nghiệp, hỗ trợ từ tư vấn mô hình, ngành nghề đến hoàn tất thủ tục pháp lý.
Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.