Quyết toán thuế toàn diện 2024: Hướng dẫn A-Z và những điều bạn cần lưu ý
Quyết toán thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với mỗi tổ chức, cá nhân. Vậy quyết toán thuế là gì? Tại sao cần phải quyết toán thuế? Nếu không quyết toán thế có bị sao không? Cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết ngắn dưới đây.
Quyết toán thuế là gì? Tại sao quan trọng?
Căn cứ theo Khoản 10 Điều 3 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định cụ thể như sau:
“…10. Khai quyết toán thuế là việc xác định số tiền thuế phải nộp của năm tính thuế hoặc thời gian từ đầu năm tính thuế đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế hoặc thời gian từ khi phát sinh đến khi chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
…”
Nói một cách dễ hiểu thì quyết toán thuế là quá trình tính toán, thực hiện kê khai số tiền thuế mà một doanh nghiệp, cá nhân phải nộp cho cơ quan thuế dựa trên tổng thu nhập, giao dịch kinh doanh hay tài sản của một kỳ báo cáo kế toán cụ thể.
Các loại quyết toán thuế
Theo quy định của Pháp Luật Việt Nam, quyết toán thuế được chia làm ba loại cụ thể như sau:
Quyết toán thuế Thu nhập cá nhân
Tất cả các cá nhân phát sinh thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau. Những nguồn thu nhập nào phải chịu thuế thì bắt buộc thực hiện quyết toán thuế thu nhập cá nhân. Việc quyết toán thuế TNCN này có thể được thực hiện bởi chính cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nơi cá nhân đó đang làm việc.
Cá nhân cần thực hiện quyết toán thuế cá nhân trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Hạn chót vào ngày 30 tháng 3 dương lịch.
Quyết toán thuế TNDN
Quyết toán thuế TNDN chính là một nghiệp vụ kế toán đóng vai trò vô cùng quan trọng. Trong đó, nhân viên kế toán cần phải thực hiện tín toán, kê khai doanh thu, thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh, bán hàng, dịch vụ của doanh nghiệp theo luật định làm căn cứ để nộp thuế cho cơ quan thuế.
Thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế hàng năm chậm nhất là 90 ngày tính từ ngày kết thúc năm tài chính. Đối với những doanh nghiệp sáp nhập, giải thể, chuyển đổi hình thức sở hữu thì thời hạn quyết toán thuế chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày có quyết định thay đổi doanh nghiệp.
Xem ngay: Cách tính thuế TNDN
Quyết toán thuế GTGT
Đây là quá trình doanh nghiệp thực hiện tính toán số thuế GTGT phải nộp. Hoặc được hoàn trả trong kỳ tính thuế theo từng loại hình dịch vụ, hàng hóa.
Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế chậm nhất không quá 60 ngày kể từ ngày 31/12 của năm quyết toán thuế.
Các bước quyết toán thuế
Quyết toán thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
Để giúp bạn hiểu toàn diện hơn về quy trình quyết toán thuế, Luật An Khang sẽ tổng hợp lại các bước cơ bản nhất trong quyết toán thuế TNCN. Cụ thể như sau:
- Bước 1: Tập hợp giấy tờ có liên quan đến lương, các khoản phụ cấp theo lương trong năm tính thuế. Như: Bảng lương, bảng chấm công, chứng từ thanh toán tiền lương… các hồ sơ liên quan đến bảo hiểm của người lao động.
- Bước 2: Tổng hợp những thông tin về lương đã chi trả cho người lao động. Nằm trong năm tính thuế, cũng như xác định tổng nghĩa vụ thuế năm.
- Bước 3: Xác định phân nhóm người lao động theo đối tượng kê khai nằm trong phụ lục nào của tờ khai quyết toán thuế TNCN.
- Bước 4: Kế toán cần chuẩn bị sẵn số liệu, đợi cập nhật trực tiếp lên HTKK. Hoặc chuẩn bị file excel mẫu quyết toán thuế theo đúng quy định lên phần mềm HTKK. Lập tờ kai và kết xuất fiel dưới định dạng .xml. Sau đó, kê khai quyết toán thuế online tại https://thuedientu.gdt.gov.vn/.
Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thủ tục quyết toán thuế TNDN hàng năm của doanh nghiệp thường được diễn ra theo bốn bước chính như sau:
- Bước 1: Kiếm tra, rà soát số liệu, thông tin trước khi tiến hành lập BCTC.
- Bước 2: Lập BCTC theo chế độ kế toán hiện hành.
- Bước 3: Kiểm tra lại một lần nữa số liệu BCTC. Đồng thời đánh giá rủi ro thuế, chốt số liệu báo cáo, bóc tách các chi phí không được khai trừ thuế TNDN.
- Bước 4: Sau cùng, kế toán Doanh nghiệp lên tờ khai quyết toán thuế và nộp hồ sơ quyết toán thuế TNDN.
Quyết toán thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Tính đến thời điểm hiện tại, pháp luật có quy định vụ thể về quyết toán thuế GTGT. Thuế GTGT chỉ kê khai theo tháng hoặc quý. Tuy nhiên, theo Thông tư 219/2013/TT-BTC trong thuế GTGT chỉ có khấu trừ hoặc hoàn thuế. Trừ một số trường hợp nằm trong Điểm e Khoản 6, Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP đặc biệt sau thì mới thực hiện quyết toán thuế GTGT.
“Điều 8. Các loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo năm, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế
- Các loại thuế, khoản thu khai quyết toán năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp. Trường hợp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (không bao gồm doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa) mà doanh nghiệp chuyển đổi kế thừa toàn bộ nghĩa vụ về thuế của doanh nghiệp được chuyển đổi thì không phải khai quyết toán thuế đến thời điểm có quyết định về việc chuyển đổi doanh nghiệp, doanh nghiệp khai quyết toán khi kết thúc năm. Cụ thể như sau:
- e) Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp theo phương pháp trực tiếp của nhà thầu nước ngoài quyết toán khi kết thúc hợp đồng nhà thầu;…”
Theo đó, chỉ những trường hợp trên mới thực hiện quyết toán thuế GTGT, còn các trường hợp khác thì không.
Tối ưu hóa quyết toán thuế
Để đảm bảo việc quyết toán thuế được thực hiện một cách nhanh chóng, chính xác. Đồng thời, tranh được những sai sót xảy ra ngoài ý muốn dưới đây là một số mẹo hay giúp cá nhân, tổ chức giảm nghĩa vụ nộp thuế hợp pháp.
Tận dụng các khoản khấu trừ và miễn trừ
Hiểu rõ các khoản khấu trừ và miễn trừ thuế mà bạn đủ điều kiện hưởng giúp bạn giảm đáng kể số tiền thuế phải nộp. Những khoản khấu trừ thường gặp là: Khấu trừ cho người phụ thuộc, khấu trừ lãi suất nhà ở, khấu trừ đóng góp y tế và khấu trừ chi phí giáo dục.
Lên kế hoạch thuế
Lên kế hoạch thuế trước trong năm có thể giúp bạn tránh các khoản thanh toán thuế bất ngờ và giảm thiểu nghĩa vụ thuế tổng thể của bạn. Điển hình như việc điều chỉnh khoản khấu trừ thuế của bạn, thực hiện các khoản đóng góp hưu trí khấu thuế và đầu tư vào các tài khoản tiết kiệm thuế.
Tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp
Nếu bạn có tình hình thuế phức tạp, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp của chuyên gia thuế. Chuyên gia thuế có thể giúp bạn đảm bảo rằng việc kê khai thuế là chính xác. Đồng thời, tận dụng tất cả các khoản khấu trừ và miễn trừ mà bạn đủ điều kiện hưởng.
Các sai lầm thường gặp và cách khắc phục
Một số sai lầm phổ biến nhất trong quyết toán thuế bao gồm:
- Không khai báo tất cả thu nhập: Điều quan trọng là phải khai báo tất cả các khoản thu nhập của bạn. Bao gồm: Thu nhập từ các nguồn như tiền lương, tiền boa, thu nhập đầu tư và thu nhập kinh doanh.
- Bỏ lỡ các khoản khấu trừ: Có nhiều khoản khấu trừ và miễn trừ thuế mà bạn có thể đủ điều kiện hưởng, nhưng bạn có thể bỏ lỡ chúng nếu bạn không cẩn thận. Hãy dành thời gian để xem xét tất cả các khoản khấu trừ và miễn trừ mà bạn có thể đủ điều kiện hưởng.
- Tính toán sai số tiền khấu trừ: Cần phải tính toán chính xác số tiền khấu trừ của mình. Nếu mắc lỗi, bạn có thể phải trả thuế quá nhiều hoặc nhận được khoản hoàn thuế ít hơn bạn đáng có.
- Nộp tờ khai thuế muộn: Nộp tờ khai thuế muộn có thể khiến bạn phải chịu tiền phạt và lãi suất. Vì thế, hãy đảm bảo nộp tờ khai thuế của bạn đúng hạn.
- Không lưu giữ hồ sơ: Điều quan trọng là phải lưu giữ hồ sơ đầy đủ về thu nhập, khấu trừ và khoản khấu trừ của bạn để chứng minh cho cơ quan thuế nếu được yêu cầu.
Kết luận
Liên hệ với chúng tôi theo hotline 0769 063 686 ngay hôm nay để tìm hiểu thêm về cách chúng tôi có thể giúp bạn quyết toán thuế, Báo cáo thuế một cách thuận tiện và hiệu quả nhất.