Báo cáo tài chính: Cẩm nang toàn diện cho doanh nghiệp Việt
Báo cáo tài chính là một trong những giấy tờ mang tính chất bắt buộc mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải làm và nộp cho cơ quan thuế. Vậy thực chất báo cáo tài chính là gì? Cách lập ra sao? Cần lưu ý những gì khi lập báo cáo tài chính? Cùng Luật An Khang tìm hiểu chi tiết trong bài viết ngắn dưới đây để hiểu rõ hơn về báo cáo tài chính là gì?
Báo cáo tài chính là gì?
Khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Luật Kế toán năm 2015 có quy định:
“Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được trình bày theo biểu mẫu quy định tại chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán.”
Trong đó
- Chuẩn mực kế toán là các tiêu chuẩn doanh nghiệp căn cứ vào để trình bày và lập báo cáo tài chính.
- Chế độ kế toán là những quy định, những hướng dẫn chi tiết về kế toán trong một lĩnh vực cụ thể hoặc một công việc vụ thể. Do cơ quan quản lý Nhà nước về kế toán, tổ chức được Bộ Tài chính ban hành.
Các nguyên tắc cơ bản trong lập báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc lập bảng báo cáo tài chính cần tuân thủ theo các nguyên tắc cơ bản sau để đảm bảo tính chính xác, trung thực và khách quan.
Nguyên tắc kinh doanh liên tục
- Giả định doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường trong tương lai gần, trừ khi có bằng chứng cho thấy ngược lại.
- Doanh nghiệp cần ghi nhận tài sản, nguồn vốn và các khoản mục khác trên BCTC dựa trên giả định này.
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Các giao dịch và sự kiện được ghi nhận vào BCTC trên cơ sở dồn tích. Có nghĩa là ghi nhận tất cả các khoản doanh thu và chi phí liên quan đến giao dịch hoặc sự kiện trong kỳ kế toán mà chúng phát sinh, bất kể thời điểm thu/chi thực tế.
Ví dụ: Doanh nghiệp bán hàng trả góp trong tháng 4 nhưng nhận tiền thanh toán vào tháng 5. Doanh nghiệp cần ghi nhận doanh thu bán hàng vào tháng 4 và ghi nhận khoản phải thu vào tháng 4.
Nguyên tắc nhất quán
Áp dụng thống nhất các phương pháp và chính sách kế toán trong các kỳ kế toán liên tiếp trừ khi có thay đổi do quy định của pháp luật hoặc có lý do chính đáng và được giải thích đầy đủ trong bản thuyết minh BCTC.
Việc thay đổi phương pháp hoặc chính sách kế toán có thể ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, do đó cần được giải thích rõ ràng trong BCTC.
Ngoài các nguyên tắc cơ bản trên, BCTC còn cần tuân thủ các quy định cụ thể của hệ thống kế toán Việt Nam. Bao gồm: Các chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn kế toán, v.v.
Xem thêm: Hướng dẫn kê khai thuế điện tử A-Z: Đơn giản, nhanh chóng, chính xác
Các loại báo cáo tài chính
Bảng cân đối kế toán
Thông quan bảng cân đối kế toán bạn có thể biết được tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định tính đến thời điểm lập bảng báo cáo tài chính.
Cấu trúc
- Tài sản: Đây là tài sản mà Doanh nghiệp sở hữu, kiểm soát và mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai.
- Nguồn vốn: Nói một cách dễ hiểu thì đây là vốn mà Doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho các hoạt động kinh doanh của mình.
- Vốn chủ sở hữu: Qua yếu tố này, chúng ta có thể biết phần vốn chủ sở hữu trong doanh nghiệp.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh tình hình hoạt động sản suất kinh doanh của đơn vị có thực sự hiệu quả hay không? Đồng thời, thể hiện mức doanh thu đạt được so với các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, có thể biết được lợi nhuận hay lỗ thu nhập ròng.
Cấu trúc
- Doanh thu: Đây là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp đạt được từ chính các hoạt động kinh doanh của mình.
- Giá vốn bán hàng: Đây là khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc sản xuất hay mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Lợi nhuận gộp: Bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán.
- Chi phí hoạt động: Yếu tố này bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động bán hàng, quản lý và hành chính.
- Lợi nhuận trước thuế: Là khoản lợi nhuận gộp trừ đi chi phí hoạt động.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp: Đây là khoản thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà Nước.
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận trước thuế trừ đi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thông qua bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ, chúng ta có thể biết được lượng tiền mặt đã ra vào doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Thông thường, các công ty sử dụng phương pháp kế toán dồn tích mới lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ.
Cấu trúc
- Hoạt động kinh doanh: Mục này phản ánh các dòng tiền liên quan đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Hoạt động đầu tư: Thể hiện các dòng tiền liên quan đến hoạt động đầu tư như: Mua bán tài sản cố định hay đầu tư vào các công ty khác…
- Hoạt động tài chính: Cho biết các dòng tiền liên quan đến hoạt động tài chính. Như: Vay nợ, phát hành cổ phiếu, trả nợ…
Thực tế cho thấy, báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong những báo cáo tài chính khó nhất trong hệ thống BCTC.
Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu và Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính giúp cơ quan thuế hiểu và nắm bắt được nội dung báo cáo trong bộ báo cáo tài chính. Bên cạnh đó, báo cáo thay đổi nguồn vốn thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp đang có.
Thông qua các thông tin này, Nhà Nước có thể biết được tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của Công ty, doanh nghiệp. Qua đó, người đứng đầu doanh nghiệp cũng nắm bắt được tình hình sản xuất, kinh doanh, nguồn vốn chủ sở hữu thực đang có. Để có được hướng phát triển phù hợp trong giai đoạn kế tiếp.
Các phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Hiện nay, có nhiều phương pháp phân tích BCTC khác nhau, nhưng một số phương pháp phổ biến nhất bao gồm:
Phân tích theo chiều ngang
So sánh các khoản mục trong BCTC của doanh nghiệp qua các kỳ kế toán liên tiếp. Giúp xác định xu hướng thay đổi của tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo thời gian.
Phân tích theo chiều dọc
So sánh các khoản mục trong BCTC của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành hoặc với mức trung bình ngành. Giúp xác định vị trí cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành.
Phân tích tỷ số
Tính toán các tỷ số tài chính từ các khoản mục trong BCTC. Giúp đánh giá hiệu quả hoạt động, khả năng thanh toán nợ và tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Phân tích dòng tiền
Phân tích dòng tiền hoạt động, dòng tiền đầu tư và dòng tiền tài chính của doanh nghiệp. Giúp đánh giá khả năng tạo ra tiền mặt của doanh nghiệp và khả năng sử dụng tiền mặt hiệu quả.
Ngoài ra, còn có một số phương pháp phân tích BCTC khác như phân tích điểm hòa vốn, phân tích độ nhạy cảm, phân tích rủi ro, v.v.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về báo cáo tài chính là gì? Hy vọng bài viết đã mang lại cho bạn những kiến thức cần thiết trong việc lập báo cáo tài chính.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về dịch vụ báo cáo thuế trọn gói, dịch vụ tư vấn thuế… Có thể liên hệ đến hotline 0769063686 để nhận tư vấn hoàn toàn miễn phí.