Pháp Luật Doanh Nghiệp

Ngành nghề kinh doanh là gì?

Ngành nghề kinh doanh là gì? Có các loại ngành nghề kinh doanh nào? Thủ tục đăng ký ngành nghề KD( kinh doanh). Hãy cùng Luật và Kế toán An Khang đi tìm hiểu nhé!

Khái niệm về ngành nghề kinh doanh 

Ngành nghề kinh doanh là lĩnh vực hoạt động sản xuất, thương mại, dịch vụ mà một doanh nghiệp hoặc cá nhân tham gia để tạo ra lợi nhuận. Tại Việt Nam, ngành nghề kinh doanh được phân loại và quản lý theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC), với các mã ngành cụ thể.

Căn cứ pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2020: Quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong việc lựa chọn và đăng ký ngành nghề kinh doanh.

Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (VSIC): Hệ thống phân loại các ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam, giúp DN tra cứu và lựa chọn mã ngành phù hợp.

Phân loại ngành nghề kinh doanh

Phân loại ngành nghề kinh doanh
Phân loại ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề kinh doanh không cần điều kiện theo quy định của pháp luật 

Đây là những ngành nghề mà DN chỉ cần đăng ký hoạt động mà không cần phải đáp ứng thêm các điều kiện đặc biệt, giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề.

Ví dụ: Bán buôn hàng hóa, dịch vụ tư vấn doanh nghiệp.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Là các ngành nghề yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy phép con hoặc chứng chỉ hành nghề trước khi hoạt động

 Ví dụ: Kinh doanh bất động sản, sản xuất thực phẩm chức năng,…

Ngành nghề kinh doanh đặc biệt

Đây là các lĩnh vực như dược phẩm, an ninh, tài chính,.. cần sự quy định chặt chẽ từ cơ quan nhà nước. Ngành nghề này thường yêu cầu kiểm tra, giám sát thường xuyên từ các cơ quan chức năng. 

Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ, kinh doanh vũ khí.

>>>Trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu ký: Các trường hợp bị cấm thành lập doanh nghiệp

Thủ tục mới nhất để đăng ký ngành nghề kinh doanh

Thủ tục mới nhất để đăng ký ngành nghề kinh doanh
Thủ tục mới nhất để đăng ký ngành nghề kinh doanh

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật nhà nước 

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp: Ghi rõ mã ngành nghề kinh doanh theo hệ thống VSIC.
  • Điều lệ công ty: Quy định về phạm vi ngành nghề kinh doanh.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng địa điểm (nếu có).

Bước 2: Nộp hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp có thể nộp trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp hoặc nộp trực tiếp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 3: Thời gian xử lý và nhận giấy chứng nhận đăng ký

Hồ sơ sẽ được xử lý trong khoảng 3-5 ngày làm việc. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với các mã ngành nghề đã đăng ký.

>>>Trước khi thành lập doanh nghiệp bạn cần tìm hiểu kỹ: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp với công ty của bạn 

Thủ tục thay đổi & bổ sung ngành nghề kinh doanh khi doanh nghiệp muốn mở rộng hoặc thay đổi sang nghề khác 

Thủ tục thay đổi & bổ sung ngành nghề kinh doanh
Thủ tục thay đổi & bổ sung ngành nghề kinh doanh

Thủ tục thay đổi ngành nghề kinh doanh kỹ nhất

Doanh nghiệp có thể thay đổi ngành nghề kinh doanh khi cần mở rộng hoạt động hoặc chuyển đổi mô hình. Quy trình thay đổi tương tự như thủ tục đăng ký ban đầu:

  • Chuẩn bị hồ sơ bổ sung ngành nghề muốn thêm vào .
  • Nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh gần nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
  • Kết quả sau 3-5 ngày làm việc sẽ được nhận.

Điều kiện trước khi bổ sung ngành nghề kinh doanh

Nếu doanh nghiệp bổ sung các ngành nghề có điều kiện, cần chuẩn bị đủ giấy tờ và tuân thủ quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh. 

Ví dụ: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ yêu cầu phải có giấy phép hành nghề do Bộ Công an cấp.

Những rủi ro khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Những rủi ro khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh
Những rủi ro khi lựa chọn ngành nghề kinh doanh

Ngành nghề không phù hợp

Chọn ngành nghề không đúng với định hướng kinh doanh hoặc không phù hợp với năng lực thực hiện của doanh nghiệp có thể dẫn đến khó khăn trong hoạt động, thậm chí phải thay đổi hoặc giải thể.

Ngành nghề có điều kiện không đủ giấy tờ liên quan đến ngành nghề mà doanh nghiệp đăng ký

Đăng ký ngành nghề có điều kiện nhưng không chuẩn bị đủ giấy tờ hoặc không tuân thủ quy định pháp lý sẽ dẫn đến rủi ro bị phạt hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh.

>>>Nếu bạn chưa thành lập được doanh nghiệp hãy lựa chọn dịch vụ của chúng tôi: Dịch vụ thành lập Doanh nghiệp trọn gói A-Z – Luật An Khang

Kết luận

Đăng ký ngành nghề kinh doanh đúng quy định không chỉ giúp doanh nghiệp hoạt động hợp pháp mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Nếu còn thắc mắc hoặc chưa hiểu rõ có thể liên hệ ngay cho Luật và Kế toán An Khang theo hotline 0936149833 để được tư vấn. Xin cảm ơn!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *