Thành Lập Doanh Nghiệp

Nên thành lập công ty con hay chi nhánh?

Nên thành lập công ty con hay chi nhánh Là phân vân của nhiều doanh nhân trong quá trình mở rộng kinh doanh của mình. Để giúp bạn có được quyết định đúng đắn, trong bài viết dưới đây, Luật An Khang sẽ phân tích, tổng hợp các thông tin xoay quanh vấn đề này. Cùng theo dõi nhé.

Khái niệm công ty con là gì? Chi nhánh công ty là gì

Khái niệm công ty con là gì? Chi nhánh công ty là gì?
Khái niệm công ty con là gì? Chi nhánh công ty là gì?

Công ty con là gì?

Công ty con của một công ty mẹ là khi công ty mẹ sở hữu trên 50% cổ phần hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn nhưng cho phép công ty mẹ khống chế một cách hợp pháp các hoạt động kinh doanh của công ty con. Côn ty con có đặc điểm:

  • Pháp nhân độc lập, có con dấu và tài sản riêng.
  • Hạch toán thuế độc lập, chịu trách nhiệm về các loại thuế như TNDN, GTGT, XNK…
  • Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp khi giải thể, phá sản.
  • Phù hợp khi đầu tư vào ngành nghề mới, không ảnh hưởng đến công ty mẹ.

Vậy chi nhánh công ty là gì?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh Nghiệp 2020, quy định cụ thể về chi nhánh như sau:

“1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.”

Chi nhánh có đặc điểm:

  • Đơn vị phụ thuộc, không có tư cách pháp nhân.
  • Hạch toán phụ thuộc hoặc độc lập (theo Luật Kế toán 2003).
  • Chỉ đóng thuế môn bài.
  • Chịu trách nhiệm toàn bộ khi giải thể, phá sản.
  • Phù hợp khi mở rộng thị trường tại địa phương khác.

So sánh công ty con và chi nhánh

Để giúp bạn có được câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi, nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu về điểm giống và khác nhau giữa hai hình thức này. 

Giữa công ty con và chi nhánh có điểm giống và khác nhau gì?
Giữa công ty con và chi nhánh có điểm giống và khác nhau gì?

Giống nhau

Giữa công ty con và chi nhánh đều chịu sự phụ thuộc về mặt tài chính và quyết định. Được thành lập từ một công ty mẹ.

Xem thêm: Địa điểm kinh doanh là gì? Phân biệt với chi nhánh, trụ sở

Khác nhau

Tiêu chí so sánh Chi nhánh công ty Công ty con
Hình thức công nhận Đăng ký hoạt động chi nhánh Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Vốn điều lệ Không ghi nhận, do công ty giao cho chi nhánh Qui định tại Điều lệ và ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Trách nhiệm của chủ sở hữu khi giải thể, phá sản Chủ sở hữu chịu trách nhiệm toàn bộ Chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn đã góp vào công ty
Tổ chức công tác kế toán Là đơn vị kế toán cấp cơ sở, công ty là đơn vị kế toán cấp trên, BCTC phải hợp nhất với báo cáo tài chính của công ty Là đơn vị kế toán độc lập, BCTC không bắt buộc phải hợp nhất trong BCTC của công ty mẹ (chỉ phải hợp nhất theo yêu cầu quản trị nội bộ)
Nghĩa vụ nộp thuế  TNDN Có thể chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty để nộp thuế TNDN Không được chuyển lợi nhuận trước thuế về công ty mẹ, phải nộp thuế TNDN tại trụ sở công ty
Tài khoản kế toán sử dụng khi công ty chuyển vốn Vốn giao cho chi nhánh là giao vốn cho đơn vị trực thuộc. Vốn góp cho công ty là một khoản đầu tư tài chính.
Về mã số đối tượng nộp thuế Theo mã số đối tượng nộp thuế của công ty Được cấp một mã số độc lập

Vậy nên thành lập công ty con hay chi nhánh?

Từ những phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy. Cả công ty con và chi nhánh đều có khả năng thực hiện các chức năng kinh doanh, điển hình như: Tham gia ký kết các hợp đồng mua bán hàng hóa, thực hiện các hoạt động sản xuất, tuyển dụng nhân viên…

Vậy nên thành lập công ty con hay chi nhánh?
Vậy nên thành lập công ty con hay chi nhánh?

Tuy nhiên, giữa hai loại hình này cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cụ thể:

  • Tư cách pháp nhân: Công ty con là pháp nhân độc lập, có con dấu và tài sản riêng, trong khi chi nhánh không có tư cách pháp nhân và tài sản phụ thuộc vào công ty mẹ.
  • Hạch toán thuế: Công ty con hạch toán độc lập, còn chi nhánh thường hạch toán phụ thuộc (nhưng có thể độc lập theo Luật Kế toán 2003).
  • Thuế: Công ty con đóng nhiều loại thuế (thuế môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế XNK, thuế môi trường…), còn chi nhánh chỉ đóng thuế môn bài.
  • Trách nhiệm khi giải thể, phá sản: Chi nhánh chịu trách nhiệm toàn bộ, công ty con chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Chính vì thế, nên thành lập công ty con hay chi nhánh còn phụ thuộc vào mục đích của từng chủ thể.

Bạn có thể lựa chọn:

  • Thành lập công ty con: Khi muốn đầu tư vào ngành nghề mới mà không ảnh hưởng đến công ty mẹ.
  • Thành lập chi nhánh: Khi muốn mở rộng thị trường tại địa phương khác.

Kết luận

Qua những giải đáp của Luật An Khang, bạn đã biết được nên thành lập công ty con hay chi nhánh? Nếu bạn còn vấn đề cần giải đáp hoặc tư vấn thành lập chi nhánh, tư vấn thành lập công ty con. Vui lòng liên hệ đến hotline 088 6363 296 để được hỗ trợ kịp thời.

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Lê Khắc Dũng là thạc sĩ Luật Hà Nội với hơn 10+ năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp lý Doanh nghiệp. Sứ mệnh của tôi và Luật An Khang là đồng hành cùng Doanh nghiệp Việt trong mọi vấn đề Pháp lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *