Pháp Luật Doanh Nghiệp

Khi nào cần khai báo web với Bộ Công Thương?

Trong bối cảnh thương mại điện tửchuyển đổi số đang phát triển mạnh mẽ, việc khai báo web với Bộ Công Thương trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Đây là trách nhiệm khi tham gia kinh doanh trực tuyến. Vậy khi nào cần khai báo web với bộ công thương? Hãy để Luật và Kế toán An Khang  giải đáp, cung cấp thông tin cho bạn dưới bài viết này.

Các loại website bắt buộc phải khai báo với Bộ Công Thương

 Website thương mại điện tử bán hàng

Dạng website phổ biến nhất cần phải đăng ký với Bộ Công Thương. Nếu website của bạn có các chức năng sau, bạn cần thực hiện khai báo:

  • Hiển thị thông tin về hàng hóa, dịch vụ: hình ảnh, mô tả chi tiết sản phẩm, giá cả,…..
  • khách hàng có thể đặt hàng online: Thông qua giỏ hàng, nút mua hàng, hoặc các hình thức tương tự.
  • Thanh toán trực tuyến hoặc trực tiếp: Cung cấp thông tin về các phương thức thanh toán.

Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Ngoài website bán hàng, các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cũng cần được khai báo, bao gồm:

  • Sàn giao dịch TMĐT (thương mại điện tử): Nơi kết nối người mua và người bán.
  • Website đấu giá trực tuyến: Tổ chức các phiên đấu giá trực tuyến.
  • Website khuyến mại trực tuyến: Cung cấp thông tin về những dịp lễ khuyến mại, giảm giá.

Xem thêm: Quy trình hợp nhất doanh nghiệp ngắn gọn, chi tiết nhất 2024

Các Bước đăng ký website với Bộ Công Thương

Các Bước đăng ký website với Bộ Công Thương
Các Bước đăng ký website với Bộ Công Thương

Bước 1: Tạo tài khoản trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT

Truy cập vào Cổng thông tin của Bộ Công Thương và tạo tài khoản mới.

Bước 2: Đăng nhập và nộp hồ sơ đăng ký

  • Đăng nhập thông tin vào tài khoản đã tạo.
  • Chọn mục “Đăng ký website TMĐT “ hoặc “Thông báo website TMĐT” tùy theo loại website của bạn.
  • Điền đầy đủ thông tin vào mẫu khai báo web theo hướng dẫn.
  • Chuẩn bị hồ sơ khai báo web bao gồm các giấy tờ như:
    • Giấy chứng nhận ĐKKD (đăng ký kinh doanh) 
    • CMND/CCCD của chủ website
    • Các giấy tờ khác cần thiết theo yêu cầu (nếu có)
  • Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin: nộp trực tuyến nhanh chóng, dễ dàng.

Bước 3: Xử lý và chờ kết quả duyệt hồ sơ

  • Cục TMĐT và Kinh tế số – nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ của bạn.
  • Thời gian xử lý hồ sơ: 7 ngày 
  • Trường hợp hồ sơ của bạn được chấp thuận, sẽ nhận được chứng nhận đăng ký website và có thể sử dụng logo website đã đăng ký để tăng uy tín cho website của mình.

Các tình huống thực tế khi cần khai báo với Bộ Công Thương

Ví dụ về một doanh nghiệp bán hàng online

Một cửa hàng thời trang kinh doanh trên Facebook và có website riêng để khách hàng đặt hàng và thanh toán trực tuyến. Trong trường hợp này, cửa hàng cần khai báo website với Bộ Công Thương vì website có chức năng bán hàng và được thanh toán trực tuyến.

Tình huống cụ thể về một website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Một công ty xây dựng một website để cung cấp dịch vụ đấu giá trực tuyến các sản phẩm điện tử. Website này cần được đăng ký với Bộ Công Thương vì nó thuộc loại website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Bạn có thể tham khảo tại: Các Loại Thuế Phải Nộp Khi Thành Lập Doanh Nghiệp Năm 2024

Kết luận

Khai báo web với Bộ Công Thương là một thủ tục pháp lý quan trọng đối với các website thương mại điện tử và giúp DN tránh được các xử phạt vi phạm. Nếu bạn cần giải đáp thêm về thủ tục khai báo web hoặc cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ  Luật và Kế toán An Khang để được tư vấn miễn phí!

5/5 - (100 votes)

Lê Khắc Dũng

Thạc sĩ Luật Lê Khắc Dũng, chuyên gia pháp lý doanh nghiệp giàu kinh nghiệm, sở hữu kiến thức chuyên sâu về thành lập doanh nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu và thuế. Cùng Luật An Khang, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp toàn diện, giúp Doanh nghiệp Việt vượt qua mọi thử thách pháp lý về thành lập doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *