Kế toán xây dựng là gì? Tìm hiểu chi tiết và dễ hiểu nhất
Kế toán xây dựng là một trong các bộ phận cần có trong các công ty xây dựng. Vậy kế toán xây dựng là gì? Quy trình kế toán xây dựng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật và kế toán An Khang sẽ hướng dẫn tìm hiểu chi tiết về kế toán xây dựng.
Giới thiệu chung về kế toán xây dựng
Khái niệm kế toán xây dựng
Theo khoản 8 Điều 3 Luật Kế toán 2015 thì kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Do đó, kế toán xây dựng là người đảm nhiệm việc bóc tách các chi phí để hạch toán dựa trên giá trị dự toán của dự án mà đơn vị dự thầu đã trúng thầu. Việc bóc tách này nhằm hiểu rõ được những chi phí trong dự toán từ đó giúp kế toán có thể hạch toán đúng.
Vai trò và tầm quan trọng của kế toán xây dựng
Vai trò của kế toán xây dựng được thể hiện qua các mặt:
- Quản lý tài chính dự án
- Lập kế hoạch và dự báo tài chính
- Kiểm soát chi phí và hiệu suất
- Báo cáo tài chính
- Quản lý hợp đồng và thanh toán
Kế toán xây dựng cũng có tầm quan trọng nhất định, cụ thể:
- Đảm bảo tính minh bạch tài chính
- Quản lý ngân sách hiệu quả
- Tối ưu hóa lợi nhuận
- Đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật
- Hỗ trợ quyết định chiến lược cho công ty
Đặc thù của kế toán xây dựng
Tính chất đặc thù của ngành xây dựng
Ngành xây dựng là ngành có tính chất phức tạp và đa dạng của dự án so với các ngành khác. Do đó, nó có đặc thù riêng biệt:
- Tính dự án cao: Mỗi dự án sẽ khác nhau về yêu cầu, địa điểm, quy mô, điều kiện. Nó cũng có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn yêu cầu và thử thách riêng.
- Thời gian thực hiện dài: Các dự án xây dựng thường kéo dài từ vài tháng đến nhiều năm, tạo ra sự phức tạp trong việc quản lý tài chính, nhân sự và tiến độ.
- Nhiều rủi ro: Từ rủi ro về kỹ thuật, tài chính cho đến các rủi ro về vấn đề pháp lý của dự án.
- Đội ngũ nhân sự đa dạng: Kết hợp của kỹ sư, kiến trúc sư, công nhân xây dựng, quản lý dự án và kế toán.
- Tính biến động cao: Chịu tác động mạnh mẽ bởi tình hình kinh tế.
Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh xây dựng ảnh hưởng đến kế toán
Hoạt động kinh doanh xây dựng có các đặc điểm làm ảnh hưởng đến kế toán. Nó thể hiện chủ yếu ở nội dung, phương pháp tập hợp, phân loại chi phí và cấu tạo giá thành sản phẩm xây dựng. Cụ thể như sau:
-
- Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành là từng hợp đồng xây dựng cụ thể.
- Phương pháp tập hợp chi phí
- Phương pháp tính giá thành
- Cấu tạo giá thành sản phẩm xây dựng
- Giá trị dự toán
- Giá thành dự toán
- Giá thành kế toán
- Giá thành thực tế
So sánh với kế toán các ngành nghề khác
So với các ngành khác thì kế toán ngành xây dựng có ưu điểm:
- Chuyên môn cao
- Khả năng quản lý dự án
- Đa dạng hoá trong công việc
- Cơ hội thăng tiến
Tuy nhiên, nhược điểm của kế toán ngành xây dựng bao gồm:
- Áp lực công việc cao
- Biến động và rủi ro cao
- Yêu cầu kiến thức chuyên môn sâu
- Khó khăn trong việc dự đoán chi phí
Quy trình kế toán xây dựng mới nhất 2024
Các bước trong quy trình kế toán xây dựng
Các bước trong quy trình kế toán xây dựng gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Lập dự toán chào thầu
Kế toán phối hợp với phòng ban khác để xây dựng hồ sơ chào thầu, duyệt dự toán công trình xây dựng. Kế toán cần đọc và phân tích các yếu tố tài chính trên hồ sơ mời thầu của chủ đầu tư, từ đó tư vấn cho ban lãnh đạo giá chào thầu hợp lý nhất.
Bước 2: Chuẩn bị và lên kế hoạch về nguồn lực tài chính
Dựa trên hợp đồng và dự toán đã lập, kế toán sẽ tính toán dòng tiền, lên các phương án về tài chính để thực hiện công trình.
Bên cạnh đó, kế toán cũng phải lên kế hoạch cho việc nhập vật tư, nguyên vật liệu, thuê nhân công, thuê nhà thầu phụ và thuê máy móc thi công để phục vụ cho việc thực hiện dự án
Bước 3: Theo dõi, hạch toán các nghiệp vụ phát sinh
Ở bước này, kế toán sẽ theo dõi các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung cho từng công trình. Bên cạnh đó, kế toán cũng cần xuất vật tư cho từng công trình theo định mức trong dự toán.
Bước 4: Theo dõi tiến độ, nghiệm thu từng phần, xuất hóa đơn
Khi có biên bản nghiệm thu, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển chi phí cho từng hạng mục hoặc toàn bộ công việc. Dựa vào tiến độ nghiệm thu, bàn giao hạng mục công trình kế toán thực hiện xuất hóa đơn đúng thời điểm, đúng theo giá trị công trình đã nghiệm thu, bàn giao và gửi cho chủ đầu tư.
Bước 5: Theo dõi tạm ứng, công nợ
Kế toán xây dựng cũng cần theo dõi các khoản tạm ứng của người lao động, tạm ứng và công nợ của nhà thầu phụ, tạm ứng và công nợ của chủ đầu tư, sau đó đối chiếu và giải quyết các chênh lệch nếu có. Đồng thời cần kịp thời đôn đốc thu hồi công nợ của các bên để đảm bảo dòng tiền hoạt động của doanh nghiệp.
Bước 6: Hoàn thành dự án nghiệm thu tổng thể
Sau khi hoàn thành tất cả các công việc trong dự án, kế toán xây dựng sẽ tiến hành lập biên bản nghiệm thu tổng thể với chủ đầu tư và thanh lý hợp đồng.
Bước 7: Lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị
Cuối năm tài chính, kế toán xây dựng sẽ tiến hành lập báo cáo tài chính, báo cáo quản trị hàng cho ban lãnh đạo về kết quả hoạt động kinh doanh trong năm của doanh nghiệp
Các chứng từ kế toán sử dụng trong xây dựng
Trong xây dựng sẽ có liên quan đến các loại chứng từ kế toán sau:
- Hợp đồng xây dựng
- Phiếu đề nghị giá
- Chứng từ nhập vật liệu
- Chứng từ giao nhận công việc
- Hoá đơn thanh toán
- Bảng lương và chứng từ tính lương
- Chứng từ quản lý chi phí
Các nghiệp vụ kế toán xây dựng
Các nghiệp vụ kế toán xây dựng có nhiều nghiệp vụ. Dựa trên tiêu chí theo giai đoạn và theo loại hình sẽ có các nghiệp vụ kế toán tương ứng sau:
Theo giai đoạn:
- Kế toán giai đoạn chuẩn bị đầu tư
- Kế toán giai đoạn thi công
- Kế toán giai đoạn quyết toán, hoàn thành công trình
- Kế toán giai đoạn bảo hành
Theo loại hình:
- Kế toán công trình xây dựng nhà ở
- Kế toán công trình xây dựng dân dụng
- Kế toán công trình xây dựng giao thông
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về kế toán xây dựng để bạn đọc tham khảo. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc gì kế toán trong xây dựng hoặc các vấn đề pháp lý khác, hãy liên hệ với Luật và kế toán An Khang để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ đến hotline 076.9063.686 để hoặc truy cập vào website để nhận tư vấn hỗ trợ từ chúng tôi. Trân trọng!